Nông nghiệp châu phi như thế nào

Sự tham gia của 200 đại biểu thuộc 20 bộ, ban, ngành và gần 50 tỉnh, thành cùng nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu tại hơn 100 điểm cầu, đặc biệt là có sự có mặt trực tiếp của đại sứ Việt Nam tại một số nước Trung Đông-châu Phi là một sự vào cuộc và tập hợp đông đảo các lực lượng liên quan, nhằm tìm phương cách đổi mới, làm mới các biện pháp thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với Trung Đông-châu Phi giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Quang cảnh Hội nghị.

Phát huy tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệunhấn mạnh trong thời gian tới,với tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế và phát triển,Bộ Ngoại giao sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ban, ngành trong hỗ trợ và đồng hành cùng địa phương và doanh nghiệp nhằm đổi mới, sáng tạo để nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất và toàn diện trong quan hệ Việt Nam với các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.

Đề ánPhát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - châu Phi giai đoạn 2016 2025đã đề ra rất nhiều mục tiêu lớn, bao trùm trên các lĩnh vực: chính trị-ngoại giao, quốc phòng phòng-an ninh, kinh tế và văn hoá. Trong 5 năm qua, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, với sự nỗ lực của các bộ, ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Đông-châu Phi đã đạt những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực, tuy vẫn còn cả chặng đường dài phía trước.

Tại Hội nghị lần này, chúng ta đã thấy được sự quyết tâm cao nhằm thực hiện bằng được những chỉ đạo, mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Đề án. Chúng ta có nhiều cơ sở để thực hiện điều đó, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh.

Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Hội nghị còn có sự tham gia trực tuyến của các đại biểu tại các điểm cầu.

Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hợp tác của hai bên, nhất là về thương mại, đầu tư, công nghệ, du lịch... Việc khai mở các lĩnh vực, thị trường mới như các sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn Hồi giáo Halal còn hạn chế, trong năm 2022 cần thúc đẩy hoạt động tại các thị trường Halal. Hiện nhiều nước Trung Đông-châu Phi đã chuyển đổi mô hình hợp tác sang kinh tế xanh, kinh tế số, công nghệ 4.0... Vì vậy hợp tác giữa Việt Nam với các nước ở khu vực cũng cần bắt kịp xu hướng chung này.

Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu trao đổi bên lề với phóng viên.

Bên lề Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại IsraelLý Đức Trung nhấn mạnh, trong tổng thể hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi có những dấu ấn của kết quả hợp tác quốc phòng. Việc tạo lập môi trường hoà bình, ổn định để phát triển, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia là rất cần thiết, trong đó cần thiết phải phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng hiệu quả và đối với một số quốc gia thậm chí là có vai trò then chốt.

Chia sẻ quan điểm này, Thượng tá Đặng Thanh Minh, Phó cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) cho rằng: Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào hoạt động Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc ở châu Phi. Sự đóng góp vào sứ mệnh chung này sẽ tạo hiệu ứng lan toả, tạo điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ở châu lục.

Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung.

Cần bán thứ bạn cần đã qua thời làm được gì là mang bán

Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận gửi hàng hoá đi trước, chưa nhận thanh toán ngay, cho đến khi khách hàng hài lòng, người tiêu dùng hài lòng mới nhận tiền và sau đó triển khai hoạt động kinh doanh chính thức. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã tự tin hơn vào năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường ở khu vực Trung Đông-châu Phi.

Đó là câu chuyện thực tế được Đại sứ Lý Đức Trung chia sẻ với phóng viên bên lề Hội nghị. Có được điều đó là các doanh nghiệp đã có sự tìm hiểu kỹ càng, trên cơ sở phân tích, nghiên cứu các thông tin được các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại địa bàn cung cấp, từ đó điều chỉnh, đổi mới phương pháp làm ăn, hợp tác. Cụ thể là sản xuất và cung cấp những sản phẩm người ta cần, chứ không còn tư duy cũ trước đây là làm được gì là mang ra chợ bán, giai đoạn đó qua rất lâu rồi, theo Đại sứ Lý Đức Trung.

Tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng cần có sự gắn kết giữa các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài với các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp và các địa phương cũng như người dân để định hướng, tư vấn lĩnh vực hợp tác hiệu quả đối với từng địa bàn, quốc gia cụ thể, tránh dàn trải. Sự năng động, chủ động tìm hiểu thông tin thị trường của chính quyền, cơ quan ban ngành và chính các doanh nghiệp địa phương cũng là hướng đi hiệu quả cần phát huy để thúc đẩy hợp tác.

Trước đó, Hội nghị trực tuyến Bến Tre gặp gỡ các Đại sứ Việt Nam nhằm xúc tiến thương mại ngành dừa vào tháng 10 vừa qua do Sở Công thương Bến Tre tổ chức đã thực sự bổ ích. Việc tương tác, kết nối với các Đại sứ theo hình thức này thực sự đã mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp và địa phương trong việc vươn ra tìm kiếm và hoạt động tại các thị trường tiềm năng.

Hợp tác nông nghiệp mũi nhọn cần đặt trong tổng thể hợp tác toàn diện

Đại diện từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng hợp tác nông nghiệp vẫn là lĩnh vực hợp tác truyền thống, tiên phong và mũi nhọn nhưng thực tế lợi ích đem lại trong lĩnh vực hợp tác này không lớn. Đội ngũ chuyên gia nông nghiệp tại châu Phi đến nay đã tới thế hệ thứ hai và cần có các biện pháp để tăng cường gắn bó, thế hệ thứ nhất làm việc nhiều năm ở các nước châu Phi cũng đã lớn tuổi, một số cũng đã trở về nước. Nếu chỉ riêng nông nghiệp sẽ khó có thể khai thác được hết các tiềm năng từ hai bên mà phải đặt trên một mặt trận toàn diện, hợp tác trên nhiều lĩnh vực để bổ trợ cho nhau thông qua cơ chế trao đổi và hợp tác lẫn nhau.

Cản trở lớn trong hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam với Trung Đông-châu Phi chính là nguồn lực có hạn, nên cần thúc đẩy hơn nữa mô hình hợp tác 3 bên. Cần tận dụng nhu cầu và nguồn lực của khối doanh nghiệp với tư cách là bên thứ 3. Quan trọng là chính phủ các nước bạn rất mong muốn hợp tác với Việt Nam vì ta có đủ khả năng tư vấn và độ tin cậy.

Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Nông nghiệp châu phi như thế nào
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi trao đổi bên lề.

Trong hợp tác thương mại song phương với Nam Phi, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Hoàng Văn Lợi cho biết, Việt Nam hiện đang xuất siêu, nhưng ta không qúa quan tâm tới xuất siêu với Nam Phi vì bạn rất có thế mạnh trong một số lĩnh vực như xuất khẩu thịt bò, rượu vang, hoa qủa tươi. Việt Nam đã mở cửa một phần cho nông sản của bạn nhằm làm cơ sở để nước bạn mở cửa lại cho các mặt hàng nông sản có thế mạnh của ta. Nguyên tắc có đi có lại sẽ tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và hợp tác lâu dài. Đại sứ Hoàng Văn Lợi chia sẻ thêm, hiện nay tìm tiếm cơ hội sản xuất kinh doanh tại các nước được hưởng quy chế ưu đãi ở một số thị trường lớn như Mỹ là hướng đi mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thúc đẩy tại lục địa đen.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu:

Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong tham gia hoạt động Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) với việc triển khai quânđộitới thực hiện nhiệm vụ tại một số phái bộ ở địa bàn châu Phi. Đây là điểm sáng trong thực hiện Chỉ thị 25 về nâng tầm đối ngoại đa phương. Thời gian tới, chúng ta sẽ tham gia sâu rộng hơn vào sứ mệnh GGHB LHQ. Đây chính là đóng góp cụ thể và thiết thực của Việt Nam góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định, làm cơ sở để thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực. Trên cơ sở đócần tạo ra sự lan toả và tạo sức mạnh tổng hợp nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông-châu Phi.


Bài, ảnh: MỸ HẠNH