Nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu

  -   Thứ năm, 24/03/2022 07:22 (GMT+7)

Nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu

Bà Uông Ly (Hà Nội) cho biết - Trạm Y tế xã nơi bà ở từ chối cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho F0 khi hoàn thành cách ly ngày 4.2.2022. "Vậy người lao động phải lấy Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội ở đâu?" - bà Ly đặt câu hỏi.

Công nhân chờ lấy Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội ở Hà Nội.

Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Tại Công văn số 415/SYT-NVY ngày 24.1.2022 của Sở Y tế TP. Hà Nội về việc hướng dẫn hồ sơ quản lý theo dõi, điều trị người nhiễm COVID-19 trong đó có quy định việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Thông tư số 56/2017/TT-BHYT ngày 29.12.2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Cụ thể:

Đối với người nhiễm COVID-19 là người lao động điều trị tại nhà: Trạm Y tế nơi quản lý, điều trị bệnh nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

Đối với người nhiễm COVID-19 là người lao động điều trị tại Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung):

Trạm Y tế nơi có Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung) thì y, bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh", đơn vị chủ quản là Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn ký đóng dấu.

Tại Công văn số 694/UBND-KGVX ngày 10.3.2022 của UBND TP. Hà Nội về việc hướng dẫn các thủ tục hành chính, quản lý người mắc COVID-19 tại nhà đã quy định rõ:

Trình tự các bước để người dân có thể làm thủ tục khai báo y tế, đăng ký nhu cầu cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu có nhu cầu) tại Bước 1 cũng như quy định về trách nhiệm của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trong việc ký giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho người mắc COVID-19 tại nhà, có nhu cầu đã đăng ký trong thời gian 7 ngày tại Bước 2.

Như vậy, để được giải quyết chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội, bà Ly cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do Trạm Y tế nơi quản lý, điều trị bệnh nhân COVID-19 cấp.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Nguyễn Thị Nga (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) hỏi: "Tôi có tham gia BHXH, mới đây bị sảy thai nhưng không nhập viện, được bác sĩ chỉ định nghỉ và kê thuốc uống tại nhà. Tôi có thể xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu? Số ngày nghỉ là bao nhiêu?".

Trả lời: BHXH Việt Nam trả lời: Theo điểm a, b, khoản 1, điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế (quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn - Vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế), việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các yêu cầu sau: Do cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở; phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối chiếu quy định nêu trên,. Theo quy định tại điều 33 Luật BHXH năm 2014, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng các chế độ nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội

Em được cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH nhưng khi về mới thấy bác sĩ chỉ ghi và ký tên ở bên trái còn bên phải lại bỏ trống. Như vậy có sao không ạ? Em có phải xin cấp lại hay không?


  • Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói
  • Điền tờ khai 01B-HSB cho lao động nữ hưởng chế độ thai sản
  • Nộp muộn hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động

Tư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.2.1. Lao động n đi khám thai, sy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

a) Trường hợp điều trị nội trú: Bn sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyn tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bn sao giấy chuyn tuyến hoặc bản sao giấy chuyn viện.

b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bn sao giy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú”.

Để được giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với những chế độ nêu trên, hồ sơ xin hưởng chế độ cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. 

Căn cứ theo Phụ lục 7 Nghị định 56/2017/TT-BYT ghi nhận về mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội như sau:

“4. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp”.

Nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu

Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 19006172

Trong trường hợp của bạn nếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh đồng thời là người khám bệnh thì người khám bệnh chỉ cần ký tên vào phần Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (phần bên trái), mà không phải ký vào phần Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (phần bên phải). Khi đó, giấy nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội của bạn vẫn hợp lệ để nộp hưởng chế độ thai sản. Ngược lại, giấy đó không được coi là hợp lệ và bạn sẽ phải đề nghị bệnh viện cấp lại.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số  bài viết:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Điền mẫu 01B-HSB cho lao động nữ có thai bị chết lưu

Điền mẫu 01B-HSB cho lao động nam hưởng chế độ thai sản

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.