Bé lẫy là gì

  • Dấu hiệu 1: Khi mẹ đặt bé nằm sấp, bé đã có thể tự nhấc đầu dậy và có thể chống tay để nâng đỡ phần đầu và ngực hướng lên trên. Điều này cho thấy cơ ngực và cơ lưng của bé đã cứng cáp và có khả năng chịu lực.
  • Dấu hiệu 2: Khi bé nằm ngửa, hai chân có thể hướng lên phía trước hoặc thường xuyên nhấc bàn chân lên để đung đưa qua lại.
  • Dấu hiệu 3: Bé rất thích nằm nghiêng, bởi lúc này trong não bé đã hình thành ý thức về việc lẫy
  • Dấu hiệu 4: Trong giai đoạn trẻ sắp biết lẫy , khi đặt bé nằm sấp, bé có động tác bơi bằng hai tay
  • Dấu hiệu 5: Khi bé nhìn thấy một đồ vật ở gần, bé có thể dịch chuyển người tiến gần lại đó

3.Trẻ sơ sinh tập lẫy như thế nào?

  • Bước 1: Bé nghiêng mình sang một bên, tay chân cử động mạnh, đầu ngó nghiêng. Đa số các bé 3 tháng tuổi đều đã có dấu hiệu này.
  • Bước 2: Bé cố gắng cuộn mình lại, đá chân, lật mình sang một bên, một tay chống đỡ. Ban đầu, bé sẽ không thành công nhưng bé sẽ liên tục thực hiện lại.
  • Bước 3: Đến tháng thứ 4 (hoặc tháng thứ 5, 6) của giai đoạn trẻ sắp biết lẫy ,các bé đã có thể lật mình lại, bụng ở dưới, lưng ở trên.
  • Bước 4: Bé dùng tay chống để nâng đầu với ngực lên, giữ được tư thế này trong một lúc ngắn. Đây là cơ sở để bé tập bò.

Bạn cũng cần lưu ý một việc đặc biệt quan trọng là lần lẫy đầu tiên của con có thể đến rất… bất ngờ. Chính vì thế, khi con được 3 tháng tuổi trở đi, bạn tuyệt đối không nên để bé nằm một mình trên giường, trên ghế sofa hoặc những nơi cao, với ý nghĩa rằng con “đặt đâu nằm đấy”. Một cú “lẫy” bất ngờ của con lúc này có thể biến thành tai nạn. Trong giai đoạn trẻ sắp biết lẫy , bạn cũng hết sức lưu ý đến điều này, luôn phải đặt ra câu hỏi trong đầu là con nằm đó có an toàn không, bé có thể xoay trở nghịch ngợm và bị té không.

Sau khi qua quá trình trẻ sắp biết lẫy , sẽ xuất hiện thêm những dấu hiệu biết bò của trẻ rất nhanh vì hầu hết các cơ bắp được sử dụng trong quá trình lẫy đều có thể “ứng dụng” khi chuyển sang ngồi, bò. Cổ, lưng, chân, cánh tay của con càng khỏe mạnh thì bé càng khám phá nhanh những kỹ năng mới mẻ này.

Tham Khảo 

Xem thêm : Những Hành Động Thường Ngày Của Bé Trong Giai Đoạn Biết Lẫy

Bé biết lật có thể là sự kiện long trọng đầu tiên rất đáng mong chờ đối với cả gia đình. Vậy bé sơ sinh mấy tháng biết lật? Mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây để an tâm về thời điểm bé biết lật và có sự chuẩn bị tốt nhất giúp con yêu nhanh chóng hoàn thành mốc vận động đầu tiên này nhé!

Bé mấy tháng biết lật?

Khoảng 3 đến 4 tháng tuổi, các bé có thể lẫy. Đây là mốc phát triển đánh dấu lần đầu bé tự mình di chuyển trong không gian, đúng như ông bà hay nói “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. 

Vậy lật và lẫy khác nhau như thế nào? Lẫy là một cách gọi khác nhưng vẫn dùng để chỉ cùng sự việc rằng bé có thể lật từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp, hay còn gọi là lật sấp từ lưng sang bụng. Sau đó, khoảng 4 đến 5 tháng, bé có thể tự mình lật ngửa từ bụng sang lưng.

Trẻ mấy tháng biết lật ngửa cũng là câu hỏi rất nhiều mẹ băn khoăn. Mẹ đừng quá sốt ruột nhé bởi lật ngửa đòi hỏi bé phải cứng cáp hơn và có thêm khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể.

>> Trẻ mấy tháng biết trườn?

>> Bé bao nhiều tháng biết ngồi?

Trẻ biết lẫy sớm từ 2 tháng tuổi

Trẻ 2 tháng biết lật?

Như vậy bé biết lật khoảng từ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ 2 tháng biết lật. Đó là những bé được mẹ chú ý cho nằm sấp thường xuyên từ khi mới sinh. Nằm sấp từ sơ sinh giúp bé tập luyện cơ lưng, cánh tay và việc học cách nhấc đầu lên cao giúp bé tăng cường cơ cổ cứng cáp hơn. 

Một số bé có thể thích lật ngửa trước và lật một cách thành thạo trước khi bắt đầu lật sấp.

Bé 3 tháng chưa biết lật?

Và giống như tất cả các mốc phát triển khác, luôn có một độ tuổi trung bình mà các bé có thể đạt được một kỹ năng nào đó lần đầu tiên. Do vậy nếu có những bé biết lật sớm thì cũng sẽ có những bé 3 tháng chưa biết lật.

Tuy nhiên, nếu đến thời điểm bé được khoảng 7 tháng mà vẫn không chịu lật hoặc tỏ ra thích ngồi dậy, mẹ nên đưa bé đi khám để có thể can thiệp kịp thời và hiệu quả nhất nếu có vấn đề xảy ra.

Sự kiện biết lật lần đầu tiên của bé có thể khiến cả nhà chấn động, ngạc nhiên, vui mừng và cũng có thể đáng sợ đối với một em bé sơ sinh. Mẹ hãy chú ý quan sát để đừng bỏ lỡ khoảnh khắc đáng nhớ này cũng như để an ủi vỗ về khi bé khóc và mất bình tĩnh vì vừa đạt được một kỹ năng quan trọng trong đời nhé!

Ngoài ra, khi bé bắt đầu biết lật, một thế giới hoàn toàn mới sẽ mở ra với bé, trong đó bao gồm cả những mối nguy hiểm mới. Do vậy đây cũng là lúc mẹ cần lưu ý đến tính an toàn khi đặt bé nằm chơi một mình trên những bề mặt cao như mép giường, hay chuẩn bị tinh thần cho những đêm giấc ngủ của mẹ bị gián đoạn vì bé yêu bận tập lật trong khi ngủ.

Nằm sấp từ sơ sinh giúp bé cứng cáp hơn

Dấu hiệu bé sắp biết lật

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lật của bé như cân nặng, sinh non hay sở thích của bé, trong đó yếu tố quan trọng nhất là sự hỗ trợ của ba mẹ giúp bé nhanh cứng cáp. Vậy, mẹ cần quan sát để nhận ra các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc lật và muốn tập lật. 

  • Khi đặt nằm sấp, bé có thể ngẩng cao đầu mà không cần hỗ trợ và có thể chống khuỷu tay để nâng ngực lên. Bé cũng hay cong lưng và đá chân trông giống như đang bơi trên cạn. Điều này có nghĩa là cơ lưng, cơ cổ và cơ tay của bé đã đủ cứng cáp để chuẩn bị lật.
  • Bé có xu hướng thích nằm nghiêng sang một bên. Việc nằm nghiêng cho thấy bé đang có ý thức về việc thay đổi tư thế và muốn tập lật. 

  • Khi chơi bé tỏ ra muốn dịch chuyển cơ thể về phía món đồ đang thu hút sự chú ý của bé
  • Khi nằm ngửa, bé hay đá chân lên trên, dùng tay năm lấy bàn chân và tìm cách xoay hông sang một bên
  • Khi mẹ giữ bé ở tư thế đứng trên một mặt phẳng, bé có khả năng đạp bàn chân xuống bề mặt đó. Như vậy chân bé đã đủ cứng để chống đỡ cho động tác xoay hông.

Dấu hiệu bé sắp lật

Bên cạnh đó, có không ít trường hợp bé trốn lẫy mà nhảy qua bước kế tiếp là ngồi dậy luôn. Ngồi là mốc vận động tiếp theo sau khi bé đã lẫy thành thạo. Để biết em bé mấy tháng biết ngồi, mẹ có thể tham khảo bài viết Sự phát triển kỹ năng ngồi của trẻ sơ sinh! 

Dấu hiệu bé trốn lẫy

Nếu bé không có các biểu hiện như đã liệt kê ở trên thì có khả năng đó là dấu hiệu bé trốn lẫy. Việc bé trốn lẫy cũng đồng nghĩa với thời gian nằm chiếm phần lớn dễ gây ra chứng bẹp đầu ở trẻ, xu hướng vận động và tầm nhìn hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của các giác quan và các mốc vận động tiếp theo của bé.

Để không bỏ qua bất cứ cột mốc quan trọng nào, cũng như hỗ trợ con yêu phát triển tối ưu, mẹ có thể tham khảo chương trình POH Acti nhé!

Tại POH Acti mẹ sẽ sớm phát hiện ra bé đang ở giai đoạn nào và hỗ trợ đúng cách vì chương trình POH Acti đã chia sẵn 69 mốc vận động thô, 9 mốc tập nói, 60 mốc vận động tinh... kèm bài tập đi kèm từng mốc cụ thể.

Điều này giúp mẹ dễ dàng giáo dục từ sớm cho con mà còn giúp bé tránh được hiện tượng trốn lẫy, trốn bò, chậm đi, chậm nói… ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, lâu dài. Từ đó giúp con mở rộng vùng khám phá, tăng cường liên kết các khớp nối thần kinh từ đó hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.