Nộp kế hoạch bài dạy tính vào công thức điểm

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Năm học 2020-2021, đa số giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước đều bồi dưỡng xong các module 1, 2, 3 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đầu năm học 2021-2022, giáo viên các tỉnh thành tiếp tục bồi dưỡng module 4. Sau khi học xong module 2, 3, 4 giáo viên phải nộp Kế hoạch bài dạy (giáo áo) soạn theo mẫu Công văn 5512 cứ lặp đi lặp lại gây tốn kém thời gian, công sức.

Sản phẩm cuối khóa module 2, 3, 4 yêu cầu thế nào?

Sau khi học xong module 2, giáo viên phải phân tích Kế hoạch bài dạy (giáo án) minh họa theo yêu cầu:

Xây dựng nội dung và tiến trình dạy học cho một chủ đề/nội dung trong chương trình môn học theo mẫu Công văn 5512, sau đó nộp Kế hoạch bài dạy (giáo án) lên hệ thống LMS. Kế hoạch bài dạy (giáo án) gồm các nội dung: Mục tiêu dạy học; Thiết bị dạy học và học liệu; Tiến trình dạy học; Hồ sơ dạy học.

Nhìn chung, đây là các bước để thiết kế một Kế hoạch bài dạy (giáo án) đầy đủ các bước theo Công văn 5512.

Tương tự, sau khi học xong module 3, giáo viên phải nộp Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học (theo yêu cầu cần đạt). Cụ thể, giáo viên soạn được một phần Kế hoạch bài dạy (giáo án) theo mẫu Công văn 5512, gồm 2 nội dung: mục tiêu dạy học và kế hoạch đánh giá.

Tiếp đến, module 4 (nội dung 4) chủ yếu hướng dẫn giáo viên xây dựng Kế hoạch bài dạy (giáo án), gồm các phần: Trao đổi về kế hoạch bài dạy; Quan niệm và vai trò của kế hoạch bài dạy; Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy; Cấu trúc kế hoạch bài dạy; Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy; Phân tích đánh giá kế hoạch bài dạy; Phân tích video sinh hoạt chuyên môn xây dựng kế hoạch bài dạy.

Nộp kế hoạch bài dạy tính vào công thức điểm
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp.

Lẽ ra, Bộ Giáo dục nên gom những nội dung liên quan đến việc soạn Kế hoạch bài dạy (giáo án) theo Công văn 5512 thì giáo viên không phải học dàn trải, manh mún. Bởi phần hướng dẫn giáo viên xây dựng Kế hoạch bài dạy (giáo án) của module 4 có nhiều nội dung lặp lại Kế hoạch bài dạy (giáo án) minh họa ở module 2.

Vì sao Kế hoạch bài dạy (giáo án) theo Công văn 5512 dài lê thê?

Nội dung 4 của module 4 – Xây dựng Kế hoạch bài dạy (giáo án), yêu cầu giáo viên nắm vững 7 phần cần đạt dẫn đến việc soạn bài dài lê thê.

Theo đó, phần Trao đổi về kế hoạch bài dạy được thiết kế thành video có độ dài gần 20 phút do Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành trình bày về Khung kế hoạch bài dạy (Phụ lục IV Công văn 5512).

Tiếp đến, video phần Quan niệm và vai trò của kế hoạch bài dạy có độ dài gần 5 phút; video phần Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy dài gần 5 phút; video phần Cấu trúc kế hoạch bài dạy dài gần 7 phút; Video phần Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy dài gần 6 phút; video phần Phân tích đánh giá kế hoạch bài dạy dài gần 6 phút; video phần Phân tích video sinh hoạt chuyên môn xây dựng kế hoạch bài dạy dài gần 17 phút.

Như thế để thấy rằng, giáo viên phải soạn Kế hoạch bài dạy (giáo án) dài lê thê, thậm chí trên 15 trang A4 (1 tiết học) là không có gì khó hiểu. Bộ Giáo dục xây dựng Kế hoạch bài dạy (giáo án) gồm các hoạt động: xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập; hình thành kiến thức mới; luyện tập và vận dụng. Trong đó, ở phần hoạt động đưa ra các bước: giao nhiệm vụ học tập, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo thảo luận và kết luận đánh giá.

Module 4 yêu cầu nộp nhiều sản phẩm gây quá tải cho giáo viên

Kết thúc khóa học, giáo viên phải nộp lên hệ thống LMS các sản phẩm: Sản phẩm 1. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cho 1 khối lớp (bao gồm 1 kế hoạch dạy học môn học và 1 kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục); Sản phẩm 2. Một kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Nộp kế hoạch bài dạy tính vào công thức điểm

Hướng dẫn đánh giá bài dạy của giáo viên theo Công văn 5512 dài lê thê

Tôi soạn Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 10 theo mẫu Phụ lục 1 Công văn 5512 dài 75 trang A4. Vì sao Kế hoạch dạy học môn học (không riêng gì môn Ngữ văn) dài như vậy? Bởi vì nội dung Phân phối chương trình Phụ lục 1 phải ghi thêm phần “yêu cầu cần đạt”, trong khi yêu cầu này đã có trong Kế hoạch dạy học (giáo án) – như thế giữa Phụ lục 1 và Phụ lục 4 có sự lặp lại, chồng chéo.

Tiếp đến, Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục (Phụ lục 2) phải ghi chi chít hàng loạt nội dung, đó là: 1. Chủ đề; 2. Yêu cầu cần đạt; 3. Số tiết; 4. Thời điểm; 5. Địa điểm; 6. Chủ trì; 7. Phối hợp; 8. Điều kiện thực hiện.

Cuối cùng, giáo viên phải nộp một Kế hoạch bài dạy (giáo án) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Tôi có tham khảo Kế hoạch bài dạy (giáo án) môn Ngữ văn 10 (cả năm) của một đồng nghiệp dài khoảng 250 trang A4.

Có thể nhận thấy, giáo viên phải nộp 3 sản phẩm bồi dưỡng module 4 dài khoảng 100 trang A4 là quá sức tưởng tượng. Theo tìm hiểu của cá nhân người viết, nhiều giáo viên đi xin sản phẩm của đồng nghiệp – trường này xin trường kia, tỉnh này xin tỉnh kia – để nộp cho xong chuyện.

Ban quản lí Chương trình ETEP – Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, bồi dưỡng giáo viên là một trong những bước quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, giúp giáo viên hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục.

Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả mong muốn, theo ý kiến cá nhân người viết, cách tổ chức bồi dưỡng phải thực sự khoa học, hợp lý và điều quan trọng nhất là Bộ Giáo dục hãy cầu thị lắng nghe những bất cập từ tiếng nói giáo viên.

Tài liệu tham khảo:

https://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=1112

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Ánh Dương

Một kế hoạch dạy học có hiệu quả có thể truyền đạt được hết kiến thức cho học sinh là một trong những thành công nhất của nghề giáo. Nhưng để kế hoạch dạy học đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên cần phải hiểu và biết cách xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Môn Tiếng Việt là môn học quan trọng bậc nhất của học sinh tiểu học nên các giáo viên sẽ được đào tạo huấn luyện xây dựng kế hoạch dạy học.

Gợi ý đáp án môn Tiếng Việt mô đun 4 Tiểu học – Đáp án module 4 môn Tiếng Việt sẽ giúp giáo viên hoàn thành tốt bài tập huấn luyện.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến môn Tiếng Việt mô đun 4 Tiểu học.

Vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt

Hỏi:

Từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, Thầy/Cô hãy chia sẻ về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt. Có thể sử dụng chung một kế hoạch dạy học cho nhiều lớp, nhiều năm, nhiều giáo viên được không?

Trả lời:

– Việc xây dựng kế hoạch dạy môn Tiếng Việt có những ý nghĩa sau:

+ Giúp đảm bảo việc giảng dạy không bị bỏ sót bài giảng và có thể hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất vì khi lên kế hoạch chúng ta đã dự trù được các tình huống có thể xảy ra. Từ việc xây dựng kế hoạch các giáo viên có thể đưa ra những phương án tối ưu nhất thực hiện việc giảng dạy đã lên kế hoạch, giúp xác định tính khả thi và tìm ra những phương án đối phó với các trường hợp rủi ro sẽ gặp phải.

+ Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt giúp cho các giáo viên định hướng được bài giảng, kế hoạch dạy từ đó đẩy mạnh tinh thần phấn đấu, thi đua đạt mục tiêu tốt nhất trong giảng dạy môn Tiếng Việt với các điều kiện nhà trường đặt ra.

+ Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt giúp cho giáo viên kiểm soát các bài giảng, phương pháp giảng dễ dàng hơn để từ đó đưa ra kế hoạch phối hợp các phương pháp giảng sao cho nhịp nhàng và có hiệu quả nhất.

– Không thể sử dụng chung một kế hoạch dạy học cho nhiều lớp, nhiều năm, nhiều giáo viên được vì số lượng kiến thức, bài giảng và loại kiến thức của các lớp là khác nhau. Mỗi năm tình hình xã hội lại có sự thay đổi dẫn đến việc giảng dạy môn Tiếng Việt phải có những ví dụ phù hợp với cuộc sống thì học sinh có thể dễ dàng nhớ bài, ngoài ra mỗi giáo viên lại phù hợp với một phương pháp giảng dạy khác nhau và có cách truyền đạt khác nhau nên không thể sử dụng chung một kế hoạch giảng dạy được.

Nguyên tắc xây dựng Kế hoạch dạy học môn học

1. Chọn các đáp án đúng

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn trong xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt bao gồm những nội dung nào?

Các đáp án đúng:

– Phù hợp môi trường giáo dục; đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.

– Đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp thống nhất, đồng bộ, giữa Hiệu trưởng, tổ chuyên môn và giáo viên

– Tạo được sự đồng thuận giữa nhà trường, gia địnhg và cộng đồng …

– Phù hợp với trình độ, đặc điểm học sinh.

Các chủ đề, nội dung được sử dụng để đạt chuẩn

1. Trả lời câu hỏi

Dựa vào hiểu biết về cấu trúc của Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, Thầy/Cô hãy tự xây dựng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo cấu trúc đó.

Trả lời:

Xây dựng một kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo bảng gồm các cột gồm các nội dung chi tiết sau:

+ Số lượng buổi học trong một tuần, thời gian dạy học mỗi buổi;

+ Tên của bài giảng tương đương với buổi học đó, nội dung dạy học trọng tâm của buổi học đó;

+ Yêu cầu cần đạt và mục tiêu của mỗi buổi dạy học;

+ Thiết kế các hoạt động dạy học theo một trình tự: khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng;

+ Ghi chú các vấn đề khó khắn có thể xảy ra trong buổi học và đề ra một số biện pháp khắc phục.

Quy trình xây dựng Kế hoạch dạy học môn học

Hỏi

1. Trả lời câu hỏi

Hãy cùng nhìn lại quy trình xây dựng Kế hoạch dạy học dưới đây, Thầy/Cô đã thực hiện những bước nào sau đây?

a. Phân tích các văn bản pháp quy, hướng dẫn.

b. Phân tích đặc điểm điều kiện của nhà trường với đối tượng học sinh.

c. Xây dựng tổng thể Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt.

d. Hoàn thiện và phê duyệt văn bản Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt.

Thầy/Cô hãy liệt kê những đáp án bản thân đã thực hiện.

Trả lời:

Các bước trong xây dựng kế hoạch dạy học đã thực hiện là:

– Phân tích các văn bản pháp quy, hướng dẫn: trước khi xây dựng kế hoạch dạy học đã nghiên cứu và phân tích hệ thống bài giảng theo sách giáo khoa Tiếng Việt và các sách Tiếng Việt khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, đây là những văn bản gốc mà trong quá trình dạy học mỗi giáo viên phải truyền đạt được các kiến thức này. Mỗi giáo viên còn phải đọc hiểu kế hoạch giảng dạy của tổ bộ môn và của nhà trường bao gồm số tiết học cần phải dạy, nội dung cần truyền đạt trong mỗi tiết học. Ngoài ra cần phải phân tích và tuân thủ theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học mà phòng giáo dục và nhà trường đặt ra, những văn bản khác mà hiệu trưởng ban hành trong quá trình dạy học.

– Phân tích đặc điểm của nhà trường với đối tượng học sinh: phân tích đặc điểm của nhà trường nằm ở vùng cao hay vùng đồng bằng, có đầy đủ tiện nghi như màn hình máy chiếu, tài liệu tham khảo đủ phát cho từng học sinh; điều kiện hoàn cảnh gia đình của học sinh có khó khăn, có nhiều thời gian để học tập hay không, có năng lực học tốt không (dựa vào học bạ lớp dưới để đánh giá),….

– Xây dựng tổng thể kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt: Xây dựng kế hoạch dạy học thành các quyển giáo án chi tiết theo từng buổi học, mục tiêu cần đạt các hoạt động trong buổi học và cách đánh giá khả năng tiếp thu của từng học sinh trong buổi học, nhìn nhận một số khó khăn có thể xảy ra tại buổi học và đề ra các phương án giải quyết.

– Hoàn thiện và phê duyệt kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt: Sau khi soạn thảo xong kế hoạch dạy học nộp lại cho tổ bộ môn có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng của kế hoạch có phù hợp với kế hoạch nhà trường đặt ra, nếu không phù hợp đề xuất các sửa đổi và thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế

Quy trình xây dựng Kế hoạch bài dạy

Hỏi:

a. Trả lời câu hỏi

Dựa vào kinh nghiệm thực tế, Thầy/Cô hãy thử đề xuất một quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt áp dụng tại đơn vị mình đang công tác.

Trả lời:

Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt được xây dựng như sau:

– Thứ nhất: Phân tích các bài dạy môn Tiếng Việt theo sách giáo khoa và các sách Tiếng Việt khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với đó là căn cứ vào nhiệm vụ của môn học cần đạt và lịch giảng dạy mà nhà trường đã phân công.

– Thứ hai: Xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảng dạy như học lực, tính cách của học sinh, nguồn tài liệu tham khảo, điều kiện lớp học có máy chiếu để chiếu các ví dụ hình ảnh hay video phong phú giúp học sinh dễ nhớ không,…

– Thứ ba: Xây dựng kế hoạch dạy học với các nội dung đã phân tích;

– Thứ tư: Trình phòng ban có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch dạy học;

– Thứ năm: Xây dựng quy trình thực hiện kế hoạch dạy học trên thực tế gồm: khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng;

– Thứ sáu: Đặt ra các yêu tố và cách thức đánh giá chất lượng bài giảng và kết quả học tập của học sinh;

– Thứ bảy: Điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp với thực tế (nếu có).

Phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học môn Tiếng Việt

Hỏi:

1. Trả lời câu hỏi:

Dựa vào việc tự xây dựng Kế hoạch dạy học và theo dõi ví dụ minh họa, Thầy/Cô rút ra kinh nghiệm gì về việc xây dựng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cấp tiểu học?

Trả lời:

Kinh nghiệm rút ra về xây dựng Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cấp tiểu học là:

– Thứ nhất: cần phải đặt ra mục tiêu của mỗi bài dạy học cần đạt, xác định được học sinh cần phải đạt được những kiến thức gì sau bài học.

– Thứ hai: xây dựng kế hoạch dạy học phải dựa vào tình hình thực tế và cơ sở vật chất của nhà trường và các yếu tố nào giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn như mở các trò chơi về kiến thức,… giúp học sinh chủ động hơn trong việc học và hình thành việc yêu thích môn học.

– Thứ ba: sau mỗi buổi học cần đánh giá lại kế hoạch dạy học có đạt hiệu quả để kịp thời sửa đổi và đạt hiệu quả cao hơn.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến gợi ý đáp án môn Tiếng Việt mô đun 4 Tiểu học – Đáp án module 4 môn Tiếng Việt. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.