Nuôi lươn chi phí bao nhiêu?

Sau thời gian đầu nuôi lươn thất bại, anh Tân quyết tâm đi học đại học để tiếp thu kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ mới vào chăn nuôi để khởi nghiệp lại.

Nuôi lươn đồng thất bại, đi học đại học về nuôi theo công nghệ mới, lãi nửa tỉ/năm

Anh Tân kể, năm 2010, anh khởi nghiệp từ mô hình nuôi lươn đồng nhưng thất bại liên tục. Nguyên nhân là nguồn giống lươn đồng chỉ có thể mua theo mùa vụ từ người dân đánh bắt nên lươn bị trầy xướt, sức khỏe yếu. Hơn nữa, lươn đồng có tính hoang dã cao, đem về thuần hóa cũng khó.

Nuôi lươn chi phí bao nhiêu?
Nuôi lươn theo công nghệ tuần hoàn nước giúp anh Tân thu lãi cao

DUY TÂN

Quyết tâm chinh phục con lươn, trong năm 2010, anh mạnh dạn ôn luyện và thi đậu ngành thủy sản Trường ĐH Cần Thơ. Từ đây, anh tiếp thu kiến thức của thầy cô để ứng dụng vào mô hình nuôi lươn. Nhờ kiên trì, chịu khó, anh đã thành công với mô hình nuôi lươn Vietgap ứng dụng công nghệ tuần hoàn nước.

Anh Tân cho biết, nuôi lươn theo mô hình này, bể nuôi làm bằng xi măng kết nối với hệ thống tuần hoàn nước gồm một bể lọc sinh học, một bể lắng chất thải rắn và bể chứa nước. Bên trong, đặt giá thể là dây ni lông màu đen cột thành chùm cho lươn ươm trú ẩn; bể nuôi lươn thương phẩm đặt giá thể là lưới che. Mô hình giúp giảm chi phí nước và lươn mau lớn hơn so với cách nuôi thông thường.

Nuôi lươn chi phí bao nhiêu?
Bể xi măng nuôi theo hệ thống tuần hoàn nước với mật độ 380 con/m2

DUY TÂN

“Với hệ thống này, nước có thể được tái sử dụng sau quá trình xử lý vi sinh vật, đỡ tốn nước và công thay nước hằng ngày. Nhờ đó, môi trường nước ít bị xáo trộn, lươn sống trong môi trường ổn định sẽ phát triển nhanh hơn, ít bệnh tật”, anh Tân chia sẻ.

Thành công bất ngờ

Hiện, anh mở rộng trại nuôi trên diện tích 5.000 m2 đất nhà, với 78 bể nuôi cho sinh sản, mỗi bể rộng 24 m2. Tổng đàn lươn bố mẹ hơn 2,5 tấn. Khu nuôi được chia làm 2 khu, gồm khu lươn thịt, sinh sản và khu lươn giống. Bể nuôi được làm theo 2 dạng, bể xi măng ứng dụng hệ thống nuôi tuần hoàn nước, bể composite thay nước hằng ngày.

Nuôi lươn chi phí bao nhiêu?
Lươn thịt được anh Tân ký kết hợp đồng cung ứng khoảng 4,7 tấn mỗi năm

DUY TÂN

“Hệ thống bể composite nuôi lươn đặt trực tiếp trên mặt nước, mỗi ngày thay nước từ 2-3 lần, thao tác rất nhất và dễ dàng. Lượng nước cặn thải ra ao được tận dụng nuôi các loại cá trê, tai tượng… Nhờ đó tăng thêm thu nhập”, anh Tân cho biết.

Mật độ lươn nuôi trong bể composite là 450 con/m2; bể xi măng nuôi theo hệ thống tuần hoàn nước với mật độ 380 con/m2. Thức ăn cho lươn chủ yếu là thức ăn công nghiệp độ đạm 43%. Sau mỗi lần cho ăn, cần vớt bỏ thức ăn thừa để tránh ô nhiễm môi trường nước. Ngoài việc cung cấp thức ăn đầy đủ, cần bổ sung men tiêu hóa và vitamin để lươn tăng sức đề kháng, chống bệnh tật và chịu được sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

Đối với lươn sinh sản, từ 6-7 ngày trứng nở. Sau khi nở 7 ngày cho ăn trùng chỉ. Đến khoảng 1 tháng có thể xuất bán lươn giống. Lươn nuôi khoảng 10-12 tháng có thể xuất bán thương phẩm.

Nuôi lươn chi phí bao nhiêu?
Lươn phát triển tốt, khỏe mạnh trong bể nuôi theo công nghệ tuần hoàn nước

DUY TÂN

Hiện mỗi năm anh Tân cung ứng trên 300.000 con lươn giống với giá 3.000-4.000 đồng/con (tùy kích cỡ). Riêng lươn thịt anh ký kết hợp đồng cung ứng khoảng 4,7 tấn với giá từ 112.000-115.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, anh còn tận tình hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp con giống chất lượng để thanh niên địa phương khởi nghiệp, đồng thời thành lập 2 tổ hợp tác nuôi cá kiểng và nuôi lươn với gần 20 thành viên để bao tiêu sản phẩm, xuất bán số lượng lớn ra thị trường.

Phú Thành A là một trong những xã đi đầu về nuôi lươn ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Con lươn đã giúp nhiều hộ ở đây không chỉ thoát nghèo mà còn giàu lên.

Nuôi lươn an toàn thực phẩm gắn với liên kết tiêu thụ

Bỏ nghề giám đốc về nuôi lươn giống mỗi năm lãi trên 1 tỷ đồng

Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Mặc dù so với vài năm trước, giá lươn thành phẩm đã giảm, còn từ 140-170 ngàn đồng/kg, nhưng người nuôi vẫn lãi khá, lợi nhuận vẫn gấp 5-7 lần trồng lúa. Vì thế, hiện trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có hàng trăm hộ nuôi lươn, bình quân mỗi hộ từ 10 đến 30 bồn, tập trung nhiều tại các xã Phú Thành A, Phú Thành B, An Long, thị trấn Tràm Chim…

Theo giới thiệu của lãnh đạo xã Phú Thành A, chúng tôi tìm đến ấp Phú Điền, nơi có những người nuôi lươn đầu tiên ở xã Phú Thành A, họ vừa thành lập một Hội quán nuôi lươn với 32 thành viên, do ông Võ Văn Lớn, 55 tuổi, làm chủ nhiệm. Trụ sở Hội quán là căn nhà khá to của ông Chủ nhiệm.

Ông Phan Văn Luống, 60 tuổi, ở ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, Đồng Tháp, Phó chủ nhiệm Hội quán nuôi lươn Phú Thành A cho biết: “Tôi nuôi lươn từ năm 2010. Trước đó tôi nuôi cá lóc thịt, nhưng không lời bao nhiêu. Lần đó, tôi vét ao cá lóc, mà thu được cả gần tạ lươn, lái họ đến mua hết, giá cao hơn cá lóc mấy lần. Lúc đó tôi mới suy nghĩ, thay vì nuôi cá lóc, sao mình không nuôi lươn? Rồi tôi đi tìm hiểu mới biết, người ta đã nuôi lươn rồi, nuôi trong bể lót bạt, bồn xi măng lót bùn. Sau khi tìm hiểu, tôi bắt tay làm thử một bể lót bạt, rồi gom mua mấy con lươn người ta đặt dớn được, về thả nuôi. Năm đầu tiên nuôi ít, chưa có lời. Nhưng tự nhiên thấy ham, nên năm sau tôi làm tiếp 1 bể nữa, mỗi bồn 10m2. Năm thứ 2 bắt đầu có lời. Lúc đó, giá lươn lên tới 220 - 250 ngàn đồng/kg, thấy ham lắm”, ông Luống kể.

Nuôi lươn chi phí bao nhiêu?

Ông Võ Văn Lớn, Chủ nhiệm Hội quán Phú Thành bên những bồn nuôi lươn kiểu cũ. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Luống cho biết, nuôi lươn rất dễ, tỷ lệ hao hụt thấp, ít bệnh, chăm sóc đơn giản, chỉ cần để ý chút là nuôi được. Thức ăn ưa thích nhất của lươn là ốc, ngoài ra còn các loại cá tạp, cua, ốc bươu vàng xay nhuyễn, nấu chín, thỉnh thoảng trộn thêm men tiêu hoá. Ngoài ra, cho thêm thức ăn dạng viên chế biến sẵn. Một số chú ý về kỹ thuật nuôi lươn, đó là diện tích bồn tối ưu nhất để lươn phát triển tốt và dễ chăm sóc, vệ sinh, thu hoạch là không lớn hơn 10m2. Do tập tính của lươn thường ăn 1 lần vào lúc chiều mát, nên cần chú ý cho ăn đúng thời điểm, nếu không lươn sẽ không ăn hoặc ăn không hết. Nếu thấy lươn ăn còn dư thức ăn, thì cần thay nước, hoặc giảm lượng thức ăn lại, tránh để tồn thức ăn trong nước, làm ô nhiễm gây bệnh cho lươn.

Ông Võ Văn Lớn, Chủ nhiệm Hội quán nuôi lươn Phú Thành cho biết, 1 con lươn giống mua 8 ngàn, chi phí thức ăn tương đương với giá con giống, tức mỗi con ăn hết khoảng hơn 8 ngàn. Như vậy, chi phí ban đầu cho 1 bồn lươn 500 con từ lúc nuôi đến khi xuất bán gồm 4 triệu tiền giống và khoảng 5 triệu tiền thức ăn. Thời gian nuôi từ 8 tháng đến 1 năm, tuỳ khả năng tài chính của người nuôi mà xuất bán sớm hay muộn. Nếu nuôi đạt, thì bình quân mỗi bồn như vậy, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 10 triệu đồng. Như vậy, với 35 bồn lươn, mỗi năm ông Võ Văn Lớn thu về khoảng 300 triệu đồng. Nếu tính trên diện tích thì đây quả là con số khủng.

Nuôi lươn chi phí bao nhiêu?

Trên cùng 1 diện tích, trong khi nuôi nuôi lươn bùn thả 500 con giống, thì kiểu nuôi sạch trong bồn lót gạch bông, mật độ thả lên tới 1200 con, lươn nhanh lớn hơn. Ảnh: Minh Sáng.

Nghe tôi hỏi về tin đồn người nuôi lươn trộn thuốc ngừa thai vào thức ăn cho lươn để lớn nhanh, ông Võ Văn Lớn, chủ nhiệm Hội quán lươn Phú Thành A cười, cho biết: “Không phải đâu. Đó là thuốc xổ ký sinh trùng, của mấy công ty chuyên về thuỷ sản họ sản xuất. Đây là thuốc xổ dành cho các loại thủy sản, bao bì ghi chung chung vậy, có thể dùng cho cá, ếch, lươn…Do lươn có trứng thường ăn ít, chậm lớn nên người ta trộn thuốc cho xổ trứng, chứ đâu phải thuốc ngừa thai”.

Nói về sự ra đời của Hội quán nuôi lươn Phú Thành, ông Chủ nhiệm Võ Văn Lớn cho biết: Hội quán có 32 hội viên, do ông và ông Luống khởi xướng. Hội quán lập ra nhằm để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm nuôi lươn và hỗ trợ tìm đầu ra ổn định, chọn con giống đạt chất lượng; chia sẻ kỹ thuật xử lý nước, sử dụng thuốc và các chế phẩm sinh học trong nuôi lươn, nuôi trồng thủy sản, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân từ khâu con giống đến đầu ra sản phẩm.

Nuôi lươn chi phí bao nhiêu?

Ông Võ Văn Lớn (trái) và ông Phan Văn Luống, là những người đầu tiên thoát nghèo, giàu lên nhờ nuôi lươn ở Phú Thành A, Tam Nông. Ảnh: Minh Sáng.

“32 hội viên Hội quán có đến 410 bồn lươn. Đây là con số khá lớn, sản lượng hàng năm lên đến hàng chục tấn lươn thành phẩm. Vào Hội quán, bà con được tham gia các hội thảo liên kết công ty, doanh nghiệp cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm bằng sự ký kết hợp đồng với mình, mình sẽ có giá cao hơn, ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro, hạn chế bị ép giá. Mặc dù mới thành lập, nhưng quyền lợi ban đầu các thành viên nhận được là toàn bộ lươn thành phẩm của các thành viên cùng được hỗ trợ tiêu thụ với giá tương đương nhau. Ngoài ra, các thành viên còn hỗ trợ nhau về con giống, vốn vay”, ông Lớn nói.

“Phú Thành Hội quán là nơi gắn kết các thành viên, đoàn kết thắt chặt tình làng nghĩa xóm, cùng nhau hợp tác làm ăn có hiệu quả và bàn bạc nâng cao giá trị con lươn trên thị trường; chia sẻ những kỹ năng, kiến thức, kỹ thuật nuôi lươn hiệu quả”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu trong buổi lễ ra mắt Hội quán nuôi lươn Phú Thành tháng 1/2020.

Còn tiếp...

Bạn đang đọc bài viết Nuôi lươn làm giàu: [Bài 1] Mỗi m2 nuôi lươn bỏ túi bạc triệu tại chuyên mục Tái cơ cấu Nông nghiệp của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.

Nuôi lươn thu nhập bao nhiêu?

Lươn xuất được 3,4 tháng/lần với giá 200 - 210 nghìn/kg. Với giá này có thể cho lãi suất gần 70.000 đồng/kg. Lợi nhuận thu được 200 - 250 triệu đồng.

Nuôi lươn trồng bao lâu thì thu hoạch?

Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào trọng lượng của lươn, nếu thả dày thì sau 5 – 6 tháng, cân nặng của lươn đạt 150 – 220 g/ con là có thể thu hoạch, nếu thả ít, chỉ khoảng 15 – 20 con / 1kg thì sau 2 – 3 tháng là có thể thu hoạch.

Nuôi lươn bằng nước gì?

Nuôi lươn không bùn cần phải thay nước hàng ngày và có thể sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau như: nước sông, nước máy, nước giếng...

Nuôi lươn không bùn lươn ăn gì?

Thức ăn cho lươn nuôi không bùn Thức ăn tự nhiên: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép. Thức ăn khác như: giun quế, giun đất, cám, bã đậu, rau củ.