Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

1. Tìm hiểu về đặc điểm khoa học của loài ong

*Tổ chức:

Theo Wikipedia, giống như kiến và mối, ong là loại côn trùng sống có tổ chức, thường theo đàn và nhiều nhất tới 25.000 – 50.000 con/đàn.

Tổ chức đàn ong được phân chia theo công việc rõ ràng gồm:

  • Ong chúa (chuyên đẻ trứng),
  • Ong thợ (lấy mật, sản xuất sữa nuôi ấu trùng nở ra từ trứng và bảo vệ tổ)
  • Ong non (lớn lên từ ấu trùng)
  • Ong đực (giao phối với ong chúa và chết sau khi hoàn thành nhiệm vụ).

Mỗi tổ chỉ có một con ong chúa.

*Môi trường sống:

Loài ong xây tổ và sống ở các hốc cây, cây mục, cành cây, kẽ đá, trong rừng, bụi rậm, dưới đất, trong nhà hoặc các tổ hòm nhân tạo do người nuôi chế tạo.

*Thức ăn: Phấn hoa

*Phân loại:

Ong có nhiều loại, phổ biến nhất là: Ong mật, ong đất (ong bắp cày, ong nghệ, ong vò vẽ), ong không vòi…

Trong số đó, ong đất (ong bắp cày) được cho là thông minh hơn cả nhưng cực kỳ hung dữ. Chúng hay tấn công con người và có nọc rất độc. Một người khỏe mạnh có thể tử vong nếu bị 5 con ong đất đốt. Một con trâu khỏe mạnh cũng không thể sống nếu bị 20 con ong đất đốt.

Chúng không làm tổ trên cây mà chiếm những tổ mối trong lòng đất hoặc những gốc cây mục để làm nhà, cũng có khi làm tổ trong nhà. Ong đất sinh trưởng nhiều khi thời tiết ấm áp và khô ráo, thường là cuối mùa xuân, đầu mùa hạ.

Ong ruồi thường làm tổ ở những cành cây gần nhà, ong mật làm tổ ở những nơi khuất ít ánh sáng như trong tủ thờ, dưới đi văng…

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

2. Ong làm tổ trong nhà tốt hay xấu?

Phong thủy phương Đông có 4 quan niệm khác nhau về sự tốt hay xấu của loài ong như sau:

*Quan niệm thứ nhất: Dưới hiên nhà có ong làm tổ được coi là may mắn vì nó báo hiệu gia đình thịnh vượng, tài vận tốt đẹp. Ong là con vật có nhiều năng lượng dương (dương khí). Khi dương vượng sẽ sinh âm giúp Âm Dương hài hòa tốt cho sức khỏe và tinh thần.

Theo đó, tổ ong càng to thì càng tốt. Gia chủ không bao giờ động đến ong cũng như tổ của chúng, cũng không đuổi chúng đi mà để chúng tự sinh tự diệt.

*Quan niệm thứ hai: Ong – “Phong” (蜂) trong phong thủy Trung Hoa có nghĩa là “Phượng hoàng” ý chỉ sự cao quý, tốt tốt đẹp. Ong là một loài động vật nhanh nhẹn, thông minh. Chúng chuyên ăn phấn hoa nên rất trong sạch, thuần khiết. Bởi vậy, nếu có ong làm tổ trong nhà nhất định là điềm báo cát tường.

*Quan niệm thứ ba: Ong vàng mang quẻ Tốn, chủ về tán tài. Ban công là nơi thoát tài khí. Nếu ong vàng làm tổ ở ban công thì không tốt.

*Quan niệm thứ tư: Phong thủy và triết lý nhân sinh đều cho rằng nên tránh xa tổ ong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bình thường không sao nhưng nếu chẳng may “động” phải thì chắc chắn rước họa vào thân.

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

3. Vì sao ong làm tổ trong nhà?

Bởi vì đặc tính tự nhiên của loài ong là ưa những nơi không gian yên tĩnh và có cỏ cây hoa lá để hút mật, đặc biệt ở các miền quê xanh tươi, cây cối um tùm.

Những ngôi nhà có ong làm tổ chứng tỏ đây là môi trường sống lý tưởng, vượng khí tràn trề, thiên nhiên thanh tịnh. Điều này là hoàn toàn thực tế, không liên quan tới 4 quan niệm phong thủy vừa đề cập ở trên.

4. Ong làm tổ trong nhà phải làm sao?

Như ở phần đầu đã đề cập, không phải loài ong nào cũng gây nguy hiểm tới tính mạng của con người. Tùy từng loài khác nhau mà sự hung hăng và mức độ độc tố của chúng khác nhau. Thường ong không bao giờ tấn công người nếu chúng không bị trêu chọc hay khiêu khích.

Do đó, nếu có ong làm tổ trong nhà thì bạn nên xem xét đó là loài ong gì, có khả năng gây nguy hiểm hay không, chúng làm tổ ở vị trí nào… Nếu ong làm tổ ở những vị trí không thuận lợi, đặc biệt những nơi có người già hoặc trẻ em thì dù là loài nào cũng nên cân nhắc tìm cách di dời chúng đi nơi khác để đảm bảo an toàn.

Lưu ý, không nên động chạm, khiêu khích hay trêu chọc ong để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

5. Kết luận

Ong vốn là loại vật rất có ích cho con người. Những sản phẩm từ ong như mật ong, sáp ong.. luôn mang lại giá trị kinh tế cao không thể thay thế. Bản tính ong cũng là loại sinh vật thân thiện nếu chúng được sống trong yên bình.

Giống như chúng ta, nếu bị “ngoại bang” xâm phạm và phá hoại “lãnh thổ” thì tức khắc phải tìm cách để tự vệ. Do đó, nếu thấy ong làm tổ trong nhà mà không ảnh hưởng gì thì chớ dại “khiêu chiến” với chúng. Một lúc nào đó khi thức ăn cạn kiệt (phấn hoa) và điều kiện khí hậu, môi trường sống không còn phù hợp, tức khắc chúng sẽ tự chuyển đi nơi khác.

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

Theo đúng trải nghiệp thực tế của tôi, hơn 20 ăn sống giữa rừng.!

Từ khi sinh ra ở ngay vùng biên giới Việt Lào, nhà tôi nằm ngay chân dãy núi Bắc Trường Sơn, nơi mà bạn chỉ cần đi qua rừng sâu 20km là tới bản làng của nước Bạn. Từ bé tôi và anh trai đã theo chân Bố vào rừng săn bắt và lấy mật ong rừng. Đó là những tháng ngày tươi đẹp!

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

Chui qua các khu rừng nguyên sinh để tìm ong rừng

Bạn có thể hình dung ra nơi đó thật tuyệt vời với khu rừng mưa nhiệt đới vào mùa mưa, nhưng là rừng đệm (lá cây rụng xuống không phân hủy và đi trên đó như đệm) vào mùa hạ. Gió Lào khô nóng với những cơn mưa giông bất chợt… Khiến khu vực này có được những sản vật tuyệt vời từ rừng già, trong đó có mật ong rừng.

Bạn có thể quan tâm: Bí quyết phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi.

Vậy ong rừng, ong cho mật nó gồm những loài nào? chúng ta cùng tìm hiểu.

  • Ong Khoái (ở vùng Bắc Miền Trung thường gọi là ong Mật hoặc ong Ma):

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

Ong khoái hút nước suối

Ong Khoái là loài ong không thể nào thuần hóa, và cực kỳ hung dữ, tấn công theo bầy đàn, khi tấn công con người hay kẻ thù, chúng hay quấn tròn lại một cục ở phía dưới tổ và thả rơi tự do trong không trung, khi ở độ cao thấp hơn tổ chúng khoảng 1m bắt đầu cục đó bung ra bay đi tấn công. Một khi đã tấn công là không dừng lại, có những tổ ong mà chỉ người thợ rừng mới biết là nó hung dữ hay hiền lành để có cách đối phó, nếu tổ ong hung dữ bạn sẽ không thoát khỏi nó nếu như không nhảy xuống nước, hoặc cuộn mình trong cái gì đó..chúng rất nhạy cảm với mùi mồ hôi, nên nếu chúng rượt đuổi bạn rất khó để thoát được, nộc độc của nó rất mạnh, và rất nguy hiểm.

Ong khoái là loại ong có thân hình lớn nhất trong các loại ong cho mật, nó lớn gần gấp đôi ong mật, và chính vì vậy tổ của nó cũng lớn gấp nhiều lần so với ong mật. Chúng thường làm tổ ở cành cây cao (hình dưới là zoom len 12x), chúng làm tổ kín đáo tránh kẻ thù phát hiện. Tổ của nó có khi lớn bằng bàn phòng khách, nhưng bạn lưu ý không phải tất cả chổ đó đều có mật. Mật chỉ có ở một góc của tổ ” Cục mật” phần lớn diện tích tổ là nơi chúng sinh sản.

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

Tổ ong khoái

Việc khai thác loài ong này là rất nguy hiểm, chúng hung dữ và đóng ở cây cổ thụ cao chót vót nên việc khai thác yêu cầu những kỹ năng nhất định mà không phải ai cũng có thể làm được. Chúng ta xem video cận cảnh lấy tổ ong khoái để hiểu thêm!

Phần 1, chuẩn bị:

Phần 2: Cận cảnh

Xem thêm Những lưu ý khi chọn mua mật ong rừng

  • Ong Mo Tro. (nợ hình, đến mùa leo núi sẽ có cho các bạn)

Loài ong này ai đọc cũng đều thấy lạ lẫm, tôi có thể mô tả nó như sau:

Chúng rất là bé, bé bằng hạt gạo, thân như các loài ong khác có hai phần màu đen đen..chỉ cần về quê tôi, đi vào rừng đổ mồ hôi ra là chúng xuất hiện nếu đi gần tổ chúng. Nhưng khó khăn là chúng đóng tổ trong hốc cây, tổ của chúng rất đông quân, mật của chúng có thể là cực ít, chúng tôi hay chặt que chọc vào lỗ của chúng và khêu khêu cục mật chảy ra và ăn, người được vài miếng. J

  • Ong Mật ( Ong ruồi là tiếng địa phương vùng Bắc Trung Bộ hay gọi).

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

Tổ ong mật tự nhiên

Chúng hiền lành, nhưng cắn thì khá đau, gây sưng, những người bị khớp hay bắt ong này cho cắn vào chổ khớp để giảm đau, điều trị. Sau khi cắn chúng sứt nọc vào thịt người (sứt khu 😛 ) và chúng cũng sẽ chết luôn. Hồi bé tôi và anh trai hay lẽo đẻo theo ông nội đi băt ong này về nhà nuôi, nhưng nếu không biết bảo vệ nó chúng sẽ bỏ đi đấy.

Video tổ ong mật nuôi tự nhiên

Đến nay, anh trai tôi vẫn còn làm việc này! Loài ong này có thể nuôi được, trong rừng cũng có, trong trụ điện cũng có. Có nghĩa là tự nhiên có, nuôi có. Nhưng nuôi công nghiệp không ai nuôi loại này, mà nuôi bằng loài ong nhập khẩu.

Về mật và chất lượng của ong Mật tự nhiên này vẫn gần tương đương như ong Khoái nhưng bạn phải đảm bảo là nơi bạn sống bán kính 2km không hề sản xuất nông nghiệp sử dụng hóa chất, để đảm bảo ong nuôi không hút phải thuốc BVTV từ sản xuất nông nghiệp. Nhưng điều này hiện nay là cực kỳ khó, gần như không thể. Nên trong ngành nuôi ong người ta sẽ nuôi sang loại khác đó là Ong Mật Lai.

Cùng tìm hiểu thêm ” Kiến có ăn mật ong rừng không?

Ong Lai là loài (ong nhập khẩu): Được nhập vào VN nhiều thập kỷ trước, còn gọi là ong Châu Âu, ong Úc, ong Ý, loài ong này to hơn ong Mật của địa phương, nhưng lười biếng, ăn thì cực kỳ khỏe. Quảng đường bay và phạm vi di chuyển của chúng rất là ngắn, nên người ta có thể cho chúng lên xe tải và chở đi khắp mọi miền tổ quốc để chăn như chăn vịt. Chúng cho sản lượng mật cao, nên người ta nhân rộng chúng để thu lợi nhuận cao.

Mật của chúng tiềm ẩn các nguy cơ từ thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp là điều không thể nào tránh khỏi, mặt khác quá trình chăn nuôi ong này rất dễ bị bệnh, tính chống chịu kém, thích nghi yếu nên các trang trại liên tục phải cho ăn kháng sinh trộn với đường, hoặc mật mía. Việc này khiến mật ong có chất lượng cực kỳ thấp và giá bán rất rẻ. Hầu như thị trường chỉ bán được qua Trung Quốc hay sản xuất bánh kẹo, đồ thực phẩm công nghiệp!

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

Ong nhập ngoại thường to hơn ong nội và đen hơn.

Đây là tổ ong ruồi được thợ rừng khai thác mang nguyên tổ về.

Ong ruồi thường làm tổ ở đâu

Tổ ong ruồi tự nhiên

Ong ruồi rất hiền lành, nó di chuyển chậm chạp và tổ nó bé, bằng khoảng 2 bàn tay người lớn, phần trên là cục mật được làm sát với cành cây, cục mật rất dày và to. Phần phía dưới là phần sinh sản của chúng nên nó mỏng và dẹt dài thọng xuống phía dưới.

Ong ruồi cũng như các loài ong khác thường cho mật vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ, tức là từ cuối tháng 4 tới tháng 7 dương lịch.

Ong ruồi thường làm tổ ở những bụi rậm, lùm cây thấp, cành cây chúng đỏng tổ chỉ bằng ngón tay hoặc lớn hơn, thợ rừng thường đi men theo bờ suối nhỏ sẽ là nơi nó tụ tập đóng tổ nhiều nhất. Khi một tổ đã lớn đủ mạnh thì chúng sẽ sinh ra một ong chúa non và tách làm tổ mới ở ngay gần đó. Nên khi có một tổ ong ruồi thì sẽ có thêm nhiều tổ ở xung quanh đó.

Cùng xem video tổ ong ruồi

Còn đây là video mật ong ruồi organic

Trên đây là cách để các bạn biết về các loài ong cho mật ở Việt Nam để bạn hiểu rõ hơn các loài ong và khi bạn lựa chọn sản phẩm mật ong cho gia đình bạn sẽ có sự lựa chọn tốt nhất. Và khi có kiến thức bạn có thể test người bán hàng để đồng tiền bạn bỏ ra thật sự xứng đáng.

Một số cách đơn giản giúp bạn có thể phân biệt mật ong rừng thật giả bạn có thể xem tại đây:

  •  Đi tìm cách phân biệt mật ong rừng thật giả – cách nào là áp dụng được?

Bài viết trên giúp bạn hiểu được các các loại ong cho mật và ong Khoái là loài ong cho mật ong rừng có giá trị cao nhất, chính vì lợi nhuận nên trên thị trường nhiều nơi cung cấp mật ong rừng nhưng không đúng chất lượng, giá trị của mật ong rừng tự nhiên, nguyên chất. Đối với Nhân Thùy Food mật ong rừng tự nhiên phải là của loài ong Khoái quý hiếm, an toàn và tránh xa các loại hóa chất do con người

Bạn có thể xem chi tiết danh sách đại lý cung cấp mật ong rừng của Nhân Thùy Food tại đây

Tại Hà Nội bạn có thể liên hệ theo số hotline 01649730935 (Ms. Thành) để được tư vấn.