Peasy la gì

Phrase và Idiom (cụm từ, thành ngữ) từ lâu là một thách thức đối với những người học tiếng Anh. Làm thế nào để nhớ hết một mớ thành ngữ và vận dụng cho mượt mà đây?

Thông thường các giáo viên tiếng Anh cười bảo chúng ta: "Học thuộc lòng đi em!", nhưng thật ra đa phần các thành ngữ đều có nguồn gốc sâu xa về phương diện lịch sử, văn hóa đấy. Nắm được những nguồn gốc này, các thành ngữ sẽ tự động in vào đầu bạn.

1. Apple Of My Eyes

Peasy la gì

Ý nghĩa: Nghĩa đen của cụm này nghĩa là "quả táo trong mắt", và nghĩa bóng ý chỉ một người mà bạn yêu mến, trân trọng.
Thế nhưng bạn có biết do ngày xưa chưa có từ "pupil" để chỉ "tròng mắt", nên người ta đã dùng tạm "apple" để diễn tả. "Apple of the eye" xuất hiện nhiều lần trong kinh thánh (phiên bản của vua James) và trong Giấc Mộng Đêm Hè, Shakespears cũng dùng cụm này với ý nghĩa chỉ tròng mắt:

Flower of this purple dye,
Hit with Cupid’s archery,
Sink in apple of his eye

Thế nhưng do tròng mắt là bộ phận quan trọng của con người, thứ cần được giữ gìn, nên dần dần ý nghĩa của cụm từ được biến thể thành "người yêu dấu" như hiện nay.

2. Sleep Tight

Peasy la gì

Ý nghĩa: Ngủ ngon

Ít ai ngờ được rằng câu chúc ngủ ngon đơn giản lại có hẳn một câu chuyện. "Sleep tight" bắt nguồn từ thời Shakespears, những chiếc khung giường vào thời đó thường được bện từ những sợi thừng ngang dọc rồi mới phủ đệm lên mà nằm.

Peasy la gì

Ngoài ra còn có giả thiết, "tight" (chặt) ở đây ám chỉ hành động trải giường và lèn thật chặt để tránh những con rệp. Thế nên ngày xưa có khúc hát ru thế này:

Good night, sleep tight,
Don’t let the bedbugs bite,
Wake up bright
In the morning light
To do what’s right
With all your might.

3. Caught Red-Handed

Peasy la gì

Ý nghĩa: Bắt quả tang

Cụm từ này bắt nguồn từ một luật ngày xưa: nếu muốn kết tội ai đó đã mổ thịt gia súc không thuộc quyền sở hữu của họ, thì phải bắt họ khi máu con vật còn trên tay.

4. Mad As A Hatter

Peasy la gì

Nhân vật Madhatter điên điên cũng do thủy ngân đấy

Ý nghĩa: Chỉ những người điên khùng

Vào thế kỷ 19 người ta thường dùng thủy ngân trong công nghệ làm nón, chất độc như thủy ngân đã ảnh hưởng hệ thần kinh những người thợ làm nón, khiến họ mắc chứng run lẩy bẩy và hóa điên. Ngộ độc thủy ngân ngày nay cũng được nhắc đến với cái tên "Mad Hatter's disease".

5. Cat Got Your Tongue?

Peasy la gì

Ý nghĩa: "Sao không nói gì hết vậy?"/ "Sao cứ im hoài vậy?", không nói gì dù lúc đó cần lên tiếng.

Peasy la gì

Có 2 giả thiết về nguồn gốc của nó. Có thể câu này bắt nguồn từ chiếc roi 9 đuôi (cat-o’-nine-tails) thường dùng trong Hải quân Hoàng gia Anh. Roi này quất đau đến nỗi người bị đánh không còn sức để la hét, và sau mỗi trận đánh đập các binh sĩ này thường trêu chọc phạm nhân "Mèo lấy mất lưỡi mày à?".

Peasy la gì

Giả thiết thứ 2 bắt nguồn từ hình thức trừng phạt của người Ai Cập cổ đại: cắt lưỡi những kẻ dám báng bổ thần thánh hoặc nói dối và ném cho mèo ăn.

6. It’s Raining Cats And Dogs

Peasy la gì

Ý nghĩa: Mưa như trút nước

Nguồn gốc của thành ngữ này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Đa số cho rằng nó thành ngữ ngựa theo thần thoại Bắc Âu, mỗi khi nổi giận Odin tạo ra một con bão và những con vật đồng hành trong có chó sói là gió, phù thủy cưỡi chổi với con mèo đen làm mưa.

Peasy la gì

Nhà thơ Jonathan Swift là người đầu tiên dùng thành ngữ này trong Complete Collection of Genteel and Ingenious Conversation. Năm 1710, thi sĩ cũng viết bài thơ City Shower, miêu tả cơn mưa lớn làm trôi xác động vật ra đường, liên tưởng đến trận mưa "chó và mèo".

Một giả thiết đã có từ lâu nhưng bị phản đối hơn đó là những mái nhà rơm ngày xưa ở nông thôn, lớp rơm ấm áp thu hút các loài động vật bao gồm cả mèo lẫn chó lên nằm. Khi mưa to, mái nhà rơm không có cột gỗ đỡ lại nên các con vật bị trơn tuột và rớt xuống nhà.

7. Let The Cat Out Of The Bag

Peasy la gì

Ý nghĩa: Tiết lộ, phanh phui bí mật

Câu này bắt nguồn từ các gian thương vào thế kỷ 18, khi ấy thịt heo được bán và gói trong một cái túi, các tay tiểu thương này thường thay thế thịt heo bằng một con mèo, người mua tới khi về rồi mới phát hiện ra.

8. As Cool As A Cucumber

Peasy la gì

Ý nghĩa: Bình tĩnh, lãnh đạm

Cụm từ này dịch ra tiếng Việt có thể là "ngầu như trái bầu", nhưng bạn biết vì sao tiếng Anh lại dùng "dưa leo" để chỉ sự lạnh lùng, làm chủ tình thế không?

Đó là vì nhiệt độ bên trong trái dưa leo lúc nào cũng thấp hơn nhiệt độ bên ngoài vỏ 20 độ C, áp dụng vào cụm từ ta có ngữ nghĩa đầy đủ: dù hoàn cảnh bên ngoài có ra sao, bên trong bạn cũng phải giữ cho mình thật "lạnh".

9. Blood Is Thicker Than Water

Peasy la gì

Ý nghĩa: Một giọt máu đào hơn ao nước lã, mối quan hệ gia đình quan trọng hơn người dưng bên ngoài.

Thế những nghĩa gốc của nó mang ý nghĩa ngược lại, câu nói đầy đủ là: "The blood of the covenant is thicker than the water of the womb" (Giọt máu giao ước sánh đặc hơn nước ối tử cung) ý chỉ những người lính đổ máu cùng nhau trên sa trường, họ gọi nhau là "blood brothers"- "blood" ở đây nói về mối liên kết bền chặt của tình đồng chí hơn ruột thịt về mặt sinh học.

10. Break The Ice

Peasy la gì

Ý nghĩa: Bắt tay vào một dự án, hoặc "phá tan lớp băng" giữa 2 người không quen để họ bắt đầu cởi mở với nhau hơn.

Quay ngược về lịch sử một chút khi tàu lửa và ô tô chưa phổ biến thì những con thuyền lớn là phương tiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu. Thế nhưng vào mùa đông, mặt nước đóng băng gây khó khăn cho những con tàu thương mại này. Thành ra có những con tàu nhỏ với nhiệm vụ phá băng, mở đường cho những con tàu lớn, không có tàu nhỏ thì tàu lớn không khởi hành được. Thế nên ngày nay mới có nghi thức phá băng ở những buổi lễ khai mạc dự án.

Peasy la gì

11. Crocodile Tears

Peasy la gì

Cụm từ này hẳn đã quen thuộc với chúng ta, có thể mọi người nghĩ nó bắt nguồn từ việc cá sấu hay rơi lệ khi ăn mồi (điều này khoa học chưa thể giải đáp chính xác) nên cụm từ này được dùng để chỉ những kẻ giả tạo, khóc thuê.

Ngoài ra con người còn có hội chứng Bogorad, sự phân bố và phát triển thần kinh sai lệch giữa tuyến lệ và tuyến nước bọt khiến người mắc hội chứng này bị chảy nước mắt khi ăn. Cụm từ này xuất hiện lần đầu trong giai thoại cổ đại của nhà thần học Photios bằng tiếng Latin.

12. Go Cold Turkey

Peasy la gì

Ý nghĩa: Đột ngột dừng một một việc gì đó

Bắt nguồn từ việc những người nghiện thuốc lá hoặc ma túy nếu cắt cơn đột ngột thì khi lên cơn thèm, họ bắt đầu nổi da gà.

13. Piece Of Cake

Peasy la gì

Ý nghĩa: Dễ như ăn bánh

Tại sao ta lại dùng "cake" để thể hiện sự dễ dàng? Thứ nhất chẳng có gì dễ hơn việc ăn một miếng bánh. Thứ hai, bắt đầu từ những năm 1870, bánh thường được dùng để làm phần thưởng trong các cuộc thi. Cũng có chuyện kể rằng đây là trò chơi của các nô lệ ở Mỹ: một chiếc bánh đặt ở giữa và các nô lệ đi vòng quanh nó, cái bánh thuộc về người chụp được nó nhanh nhất.

Ngoài ra để chỉ sự dễ dàng dân mạng còn dùng "easy, peasy" (thường được viết tắt ''ezpz''), câu này bắt nguồn từ mẩu quảng cáo nước rửa chén hương chanh trên TV năm 1970. Cuối đoạn quảng cáo là slogan "Easy Peasy Lemon Squeezy".

14. True Colors

Peasy la gì

Ý nghĩa: Bản chất thật

Tàu chiến ngày xưa hoặc tàu hải tặc thường dán cờ giả bên ngoài để đánh lừa đối tượng. Tuy nhiên theo luật chiến, các tàu phải phô cờ thật trước khi khai hỏa, nên khi ấy các lá cờ giả sẽ được lột xuống, lộ ra "màu sắc thật" của lá cờ.

Bạn đã thể hiện màu sắc thật của mình chưa?

15. Siler Lining

Peasy la gì

Ý nghĩa: Sau cơn mưa trời lại sáng, sự việc tưởng chừng tồi tệ nhưng thật ra cũng có điểm tích cực.

John Milton là người sáng tạo ra từ này, câu đầy đủ trong "Comus: A Mask Presented at Ludlow Castle" của ông là "Every cloud has a silver lining". Ý tưởng này trở thành một phần của văn học tiếng Anh, được sử dụng trong các bài báo và tác phẩm khác từ những năm 1800.

Hẳn các bạn còn nhớ Silver lIning Playbook, có phải ban đầu bạn cũng phân vân về tựa phim?

Peasy la gì

Playbook là sách chiến thuật trong các môn thể thao, cụ thể trong phim nhân vật Pat rất mê bóng bầu dục. Kết hợp với "Silver Lining" mang ý nghĩa ở trên, thì tựa phim ám chỉ đến chiến thuật giúp Pat có thể nhìn thấy mặt tươi sáng của cuộc sống, cũng như trở thành người chồng tốt hơn bao giờ hết. Tựa phim khi dịch ra ở ngôn ngữ khác cũng có ý nghĩa là "Optimistic Guide" (Greece), "Happiness Therapy" (France), "Positive Thinking" (Italy), "Guide for Ultimate Happiness" (Portugal).

Còn rất nhiều thành ngữ và cụm từ có nguồn gốc thú vị. Lần sau nếu bạn đọc được một thành ngữ, hãy thử truy tìm lịch sử của nó, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên và nhớ như in trong đầu.