Phạm vi nghiên cứu của triết học mac 2

2- Mục tiêu DghỉêD cứu của đề tài:

- Nêu ra và phân tích một số quan điểm cơ bản nhất của Các

Mác vể XHH thông qua các tác phẩm của Mác có hàm chứa tư duy

vẻ XHH và các nguồn tài liệu khác của các nhà XHH nghiên cứu vế

Mác đóng góp cho XHH thế giới.

- Từ những nghiên cứu trên để khái quát các nguyên tắc về

phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu XHH ở nước ta hiện

nay.

- Để biên soạn một tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên,

học viên cao học ngành XHH.

3- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi chỉ giới hạn trong

việc nghiên cứu của một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong

việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu XHH ở nước ta hiện

nay. Vì những quan điểm của Các Mác về khoa học xã hội rất

nhiéu; hơn nữa vấn đề phương pháp luận của một ngành khoa học XHH cũng bao gồm nhiều vấn đề. Cho nên chúng tôi đi vào nghiên

cứu các quan điểm có tính cách nển tảng, xuất phát trong việc xem

xét và giải thích xã hội để từ đó xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo

nhà nghiên cứu trong hoạt động nhận thức.

4- Hoạt động của nhóm nghiên cứu đề tài:

- Đề tài: "Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong viêc

xây dựng phương pháp luận nghiên cứu XHH ở nước ta hiện nay"

được chấp thuận đi vào nghiên cứu từ tháng 3 năm 1995 đến nay.

Quá trinh nghiên cứu của đề tài có thể được chia thành hai giai

đoạn:

Giai đoạn I: Nhóm nghiên cứu tiến hành công việc lập thư

mục sách báo, tài liệu liên quan đến để tài, tiến hành sưu tầm tài

liệu, biên dịch một số tài liệu tiếng nước ngoài. Mặt khác các thành

10

viên của nhóm trực tiếp đọc và tổng hợp tư liệu từ các tác phẩm của

Các Mác. Nhóm đã viết báo cáo phần I. Qua kiểm tra tiến độ thực

hiện đề tài QG 95-46 của cơ quan quản lý khoa học Đại học Quốc

gia Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hội đổng khoa

học XHH, tâm lý học. Nhóm nghiên cứu đã thông báo tiến độ và

kết quả nghiên cứu bước đầu. Nhóm nghiên cứu đề tài đã được các

nhà khoa học, các nhà quản lý trao đổi và góp thêm nhiều ý kiến

quý báu cho việc nghiên cứu tiếp theo. Với kết quả nghiên cứu

bước đầu có khả quan đề tài được triển khai tiếp theo.

Trong giai đoạn II: Từ tháng 5 năm 1996 đến nay, nhóm

nghiên cứu tham khảo thêm những tài liệu có liên quan, tài liệu về

lý luận và phương pháp luận XHH của các nước trên thế giới. Tổ

chức tọa đàm nhóm và viết báo cáo các phần tiếp theo, biên tập in

ấn kết quả nghiên cứu.

Phần H

C ơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .

I/ Những khái niệm cơ bản.

Trong những khái niệm cơ bản của đề tài có thể phải đề cập

đến "quan điểm cơ bản", "phương pháp" và "phương pháp luận",

"XHH ...

Những khái niệm trên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực

nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như triết học, kinh tê học,

luật học...

1- Khái niệm quan điểm.

Theo từ điển tiếng Việt: quan điểm là chỗ người ta đứng để

quan sát sự vật, giải quyết các vấn đề theo lợi ích của giai cấp và

theo thế giới quan của giai cấp. Trong đề tài này chúng tôi quan

niệm quan điểm là điểm xuất phát, chỗ đứng để nhìn nhận xem xét

11

giải quyết và giải thích các vấn đề theo lợi ích của giai cấp và theo

thế giới quan của giai cấp.

Có nhiểu cách thức phân loại các quan điểm. Nếu căn cứ vào

tiêu chí cách thức xem xét và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

thì có thể chia thành quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm.

Quan điểm duy vật thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau và

quan điểm duy tâm thừa nhận ý thức có trước và vật chất có sau.

Nếu xét riêng vế quan điểm duy vật thì có thể chia thành quan điểm

duy vật máy móc siêu hình và quan điểm duy vật biện chứng. Quan

điểm duy vật biện chứng do Mác khởi thảo. Nếu căn cứ vào lợi ích

giai cấp trong xã hội thì có thể chia thành quan điểm của giai cấp

công nhân và quan điểm của giai cấp tư sản.

Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu một số quan điểm cơ

bản của các Mác về XHH. Với vị trí vai trò người sáng lập ra nền

XHH Mác xít. Các Mác đã đứng trên quan điểm duy vật biện chứng

và lợi ích của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân để xem xét

và giải thích xã hội với tính cách là sản phẩm của sự tác động giữa

con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội. Xem xét

và giải thích xã hội như là một hệ thống sống động cụ thể độc đáo

luôn vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của xã hội là

do những động lực tự thân. Từ sự nhìn nhận trên để chỉ ra những

quy luật, tính quy luật của nó trong tiến trình lịch sử của nhân loại.

2. Khái niệm phương pháp (methode):

Phương pháp theo nghĩa thông thường là hệ thống những cách

thức, nguyên tắc được đúc kết lại nhằm chỉ dẫn cho ta đạt được

mục đích một cách tốt nhất với sự tốn kém về sức lực thời gian, tiền

bạc... ít nhất. Thí dụ phương pháp đánh máy chữ, phương pháp

trổng nấm ăn.v.v.

Còn theo nghĩa rộng, ý nghĩa triết học, phương pháp là hệ

thống những quy tắc mà chủ thể phải tuân theo để điều chỉnh hoạt

động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn, xuất phát từ sự vận

12

động khách quan và có quy luật của khách thể. Chẳng hạn như

phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp hệ

thống - cấu trúc...

Trong cuốn sách: "Những cơ sở nghiên cứu XHH" thì định

nghĩa: "Phương pháp là phương tiện xây dựng tri thức khoa học về

thực tiễn xã hội. Phương pháp bao gồm: các nguyên tắc tổ chức

hoạt động, toàn bộ những thủ pháp và phương thức hành động.

Những thủ pháp và phương thức hành động được xây dựng theo một

trình tự nhất định trên cơ sở những nguyên tắc điều chỉnh. Trình tự

đó của những thủ pháp và phương thức hành động gọi là thể thức,

thể thức là một bộ phận không thể thiếu được của bất kỳ phương

pháp nào".

Hiện nay xu thế chung các nhà khoa học cho rằng phương

pháp là cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có tổ chức, có

hệ thống, phương pháp bao giờ cũng cụ thể và gắn với nội dung

riêng biệt.

3. Phương pháp ỉuận (methodologic)

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp luận ở đây

chúng tôi xin dẫn ra một số định nghĩa: "Phương pháp luận là sự

nghiên cứu hậu nghiệm về các phương pháp".

Hay phương pháp

luận là hệ thống những tư tưởng nền tảng, những nguyên tắc chung

mà xuất phát từ đó, và bằng những cái đó chỉ đạo nhà nghiên cứu

trong nhận thức của mình.

Khái niệm phương pháp luận và phương pháp có thể khác

nhau giữa các nhà nghiên cứu nói chung, cũng như XHH nói riêng

nhưng tổng hợp lại có thể nêu lên nhận xét chung.

Phương pháp luận bao gồm hệ thống khung quy chiếu những

quan điểm lý luận (những quan điểm lý luận này thường được gắn

với hệ tư tưởng và khái niệm khoa học, những hoạt động của tư duy

* O-xi-pôp và tgk: Những cơ sở nghiên cứu XHH. Nxb, Tiến bộ, Macxcơva, 1999, Tr-518.

*' Lê Tử Thành: Lôgíc học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb, TP Hò Chí Minh, 1995

13

khoa học, độc lập với mọi sự nghiên cứu có nội dung cụ thê nhằm

nhận thức bản chất của đôí tượng nghiên cứu. Còn phương pháp là

cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có tổ chức, có hệ

thống.

Các nhà nghiên cứu đã khái quát một cách sơ giản sự khác

nhau giữa phương pháp luận và phương pháp ở chỗ: Trong khi

phương pháp luận phải giải đáp câu hỏi cái gì? Thì phương pháp trả

lời câu hỏi như thế nào. Dĩ nhiên không nên máy móc hiểu rằng có

một sự cách biệt hoàn toàn giữa phương pháp và phương pháp luận.

Trong quá trình tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát XHH, những

quan điểm lý luận và phương pháp luận thường xuyên làm nền tảng

tư tưởng chỉ đạo các phương pháp nghiên cứu điều tra. Ngược lại

việc thực hiện nghiêm túc sáng tạo các phương pháp điều tra nhiều

khi có tác động trở lại để điều chỉnh, bổ sung các quan điểm

phương pháp luận cần thiết.

Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi quan niệm phương

pháp luận như đã nêu trên, đặc biệt quan tâm

nghiên cứu những

quan điểm lý luận cơ bản của Các Mác để từ đó khái quát thành các

nguyên tắc phương pháp luận chủ yếu mà khi nghiên cứu XHH,

người nghiên cứu phải tuân theo, dựa vào nó để điều chỉnh hoạt

động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.

4- Khái niệm về XHH Mác - Lênin.

XHH là một bộ môn khoa học ra đời từ những biến đổi về vật

chất và tinh thần của các xã hội Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ XIX.

Trong khoảng thời gian này một số công trình nghiên cứu lý thuyết

đầu tiên về XHH lần lượt đăng đàn. Người khởi xướng xây dựng

XHH đầu tiên là Auguste - Comte (1798 - 1857) nhà triết học, toán

học, vật lý học người Pháp, thuật ngữ XHH là do Comte đưa ra vào

năm 1838. Nguồn gốc của thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Latinh

"Societas" có nghĩa là xã hội và chữ Hylạp "Logos" nghĩa là học

thuyết. Theo nghĩa chung nhất của thuật ngữ Sociologie là khoa học

14

vế xã hội. Sau Comte còn nhiểu nhà XHH khác góp phần sáng lập

ra XHH. XHH do Comte khởi xướng dựa trên lập trường của giai

cấp tư sản và quan điểm triết học thực chứng.

Đối lập với XHH tư sản, XHH Mác- Lênin do Mác và Ảng

Ghen sáng lập và được Lênin phát triển. XHH Mác - Lê nin là khoa

học xã hội nghiên cứu xã hội con người, nhưng không phải xã hội

con người nói chung mà là từng xã hội cụ thể độc đáo riêng biệt,

từng xã hội với những tồn tại vật chất cụ thể, những thiết chế và ý

thức xã hội tương ứng. XHH Mác - Lê nin được xây dựng trên cơ

sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Khi vận dụng lý luận duy vật biện

chứng vào nghiên cứu xã hội , chủ nghĩa Mác - Lê nin rút ra kết

luận: sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự

nhiên. Sự phát triển đó của xã hội do những quy luật khách quan

quy định mà không phải do ý tưởng, lực lượng siêu nhiên thần bí

nào. Quy luật này là những quy luật của chính nền sản xuất đời

sống vật chất của xã hội quy định, tạo ra sự phát triển thống nhất

trong toàn bộ tiến trình lịch sử.

II. Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài: QG 95-46 chúng tôi đã sử

dụng các phương pháp và kỹ thuật sau:

1. Phương pháp pháp sưu tầm và phân tích tài liệu:

Là một đề tài nghiên cứu lý thuyết vì vậy việc sưu tầm và

phân tích tài liệu là công cụ quan trọng hàng đầu. Để sưu tầm được

tài liệu chúng tôi tiến hành lập thư mục, các tác phẩm của Mác có

liên quan đên XHH, báo chí, tạp chí của các nhà khoa học nghiên

cứu về Mác. Bằng những tài liệu đã thu thập được chúng tôi tiến

hành phân loại, đối với tài liệu nước ngoài thì biên dịch, đối chiếu

so sánh giữa các bản dịch thuật của các dịch giả, tiến hành đọc các

tác phẩm của Mác, tổng hợp tư liệu và tiến hành phân tích tư liệu

theo chiều sâu, thấm sâu vào tư liệu nhằm hiểu thấu đáo nội dung

15

tài liệu. Trong khi phân tích nội dung chúng tôi còn chú ý tới yếu

tố thời gian, giă trị của tài liệu.

Trên cơ sở sưu tầm phân tích tài liệu để viết tóm tắt khoa học

những tài liệu đã nghiên cứu.

2. Phương pháp quy nạp và diễn dịch.

Quy nạp là phương pháp vận động của tư duy để từ những tri

thức vế cái riêng lẻ hoặc từ những tri thức ít chung đến những tri

thức mang tính chung nhiều hơn.

Diễn dịch là phương pháp vận động của tư duy từ những tri

thức kết luận chung đến tri thức kết luận về những cái riêng. Hai

phương pháp này được sử dụng nhằm bổ sung cho nhau, vì chúng

có mối liên hệ hữu cơ với nhau.

3. Phương pháp lôgíc - lịch sử.

Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển của sự

vật, hiện tượng của thế giới khách quan diễn ra theo trình tự thời

gian và không gian nhất định với những biểu hiện muôn màu muôn

vẻ, với những bước quanh co phức tạp, bao gồm tất nhiên, ngẫu

nhiên, hiện tượng và bản chất, chung và riêng.

Phương pháp lịch sử đòi hỏi nhận thức phải xem xét sự vật cụ

thể qua các giai đoạn phát triển của nó.

Phương pháp Lôgíc là phương pháp nghiên cứu tính quy luật

chung của sự vận động của cái khách quan được nhận thức.

Hai phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử được sử dụng

kết hợp chặt chẽ với nhau.

Ngoài những phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một số

phương pháp và kỹ thuật khác trong tiến trình nghiên cứu đề tài.

16