Pháp hiệu là gì

Người xuất gia có ba tên pháp là: Pháp danh, pháp tự và pháp hiệu. Ngoài ra từ thời vua chúa, những vị cao Tăng đức trọng vua ban cho một tên nữa gọi là Thụy hiệu. Như tổ Quy Sơn lấy tên Núi Quy mà gọi danh ngài. Linh Hựu là tên chính. Còn Đại Viên là Thụy hiệu tên vua ban.
Pháp danh là tên khi mới vào đạo thọ Tam quy ngũ giới. Khi xuất gia thọ Sa di bổn sư cho tên nữa gọi là pháp tự, khi thọ Tỳ kheo giới có thêm tên nữa gọi là Pháp hiệu. Ví như tên đời Nguyễn văn A, quy y có pháp danh là Nguyên B, pháp tự là Quảng Trạch, pháp hiệu là Tịnh Chơn.
(Ghi chú thêm:Người Phật tử nhận pháp danh khi thụ năm giới; nhận Pháp tự khi thụ 10 giới; và Pháp hiệu khi làmtỳ kheo.Nam giới thì lấy thêm họ "Thích" còn nữ giới lấy "Thích Nữ" để nhắc nhở mối ràng buộc trực tiếp với đứcThích Ca. Lệ này có từthế kỷ thứ IVdo thiền sư Đạo An người Trung Hoa khởi xướng. Tuy nhiên đối với người Việt thì Pháp hiệu với chữ "Thích" thì đếnthế kỷ XXmới thịnh hành.Pháp hiệu cũng do vị sư chứng giám đặt cho người đi tu. Tăng ni khi nhận một vị thầy khác cũng có thể nhận pháp danh và pháp hiệu mới.)
Pháp danh thì phải theo hệ thống của dòng phái của tổ cho ra câu kệ đặt pháp danh từ trên xuống dưới. Như câu kệ của dòng Lâm Tế là: Tâm Nguyên Quảng Nhuận Đức Bổn Từ Phong. Vị thầy có pháp danh là Tâm cho pháp danh đệ tử là Nguyên, đệ tử có pháp danh tên đầu là Nguyên cho đệ tử là Quảng như thế người ta nghe pháp danh thì bết người đó con cháu đời thứ mấy của dòng thiền nào. Còn pháp tự và pháp hiệu hình như tùy theo ý của mỗi bổn sư tự mình đặt cho đệ tử, nhưng thường người thầy thường lấy một chữ đầu của pháp hiệu hay pháp danh của mình cho pháp tự và pháp hiệu đẹ tử. Ví dụ thầy có pháp hiệu là Minh Truyền cho đệ tử pháp tự là Minh Khai chẳng hạn. Lại có nơi chỉ có pháp danh và pháp tự chứ không có pháp hiệu. Đó là theo truyền thống của Phật giáo Trung Quốc.
Hiện nay có một số chùa muốn cải cách thoát khỏi sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc lâu đời để thành Việt Nam thực sự, Quý ngài cho pháp danh tên chùa hoặc thêm một tên vào giữa hai chữ đầu và cuối. Ví dụ tên chùa đang ở sinh hoạt có tên là Từ Ân, vị thầy trụ trì cho pháp danh đệ tử chữ đầu là Từ v.v... hoặc thêm một chữ. Ví dụ pháp là Nguyên An , thì cho là Nguyên Bảo An v.v...
{]{

Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào thế Kỷ thứ 7 đến thời ngài Huệ Năng, Phật giáo thực sự mới phát triển mạnh. Phật giáo từ Ấn Độ hội nhập vào Trung Quốc phải tốn thời gian rất dài cả hàng 6,7 trăm năm mới đứng vững. Vì sao thế? có nhiều nguyên nhân, trước hết là ngôn ngữ, thứ đến là văn tự, rồi văn hóa. Ngôn ngữ Ấn nói người Trung Hoa không nghe hiểu được là một sự trở ngại, văn tự Ấn người Trung Hoa không đọc được, Trung Hoa họ có chữ viết và văn hóa Khổng giáo và Đạo giáo, họ tự hào văn hóa của họ là đặt sắc số một. Vì thế để văn hóa Phật giáo hội nhập vào Trung Hoa là cả vấn đề khó khăn nhất là ban đầu. Sự kỳ thị xảy ra Khổng giáo và Đạo giáo đối với Phật giáo là điều không tránh khỏi, Phật giáo Trung Hoa đã nhiều lần bị bức hại và tiêu diệt cũng từ sự kỳ thị mà ra. Hơn nữa xưa sự giao thông khó khăn, sự truyền thông hạn chế, phương tiện nghe nhìn không như ngày nay, cho nên sự truyền đạt thông tin đến mọi người rất là hạng chế, chỉ ở những người biết viết biết đọc. Ngày nay với công nghệ thông tin toàn cầu dù ở bất cứ đâu người ta cũng có thể nghe hiểu Phật pháp. Ngày xưa ngài Huyền Trang tốn 17 năm du học tại Ấn Độ để thỉnh kinh mới về đến nước Trung Hoa. Ngày nay vào mạng chỉ vài ba phút là người ta có thể lấy toàn bộ kinh điển về nhà mình đầy đủ. Ngày xưa Phật giáo hội nhập vào Trung Quốc phải tốn 6,7 trăm năm, ngày nay Phật giáo vào các nước phương Tây chỉ vòng 10 đến 20 năm là đã phổ cập từ con người đến cơ sở đầy đủ. Ngày xưa người ta tốn thời gian không gian dài lâu mới đến nơi để cần làm việc. Ngày nay người ta ngồi tại chổ không ra khỏi nhà mà có thể gặp mặt hoặc truyền thông điều mình muốn trao đổi với người khác trong giây lát thì xong. Phật pháp cũng nhờ công nghệ thông tin này mà phát triển một cách hoàn bị mà không gặp phải trở ngại nào, không tổn hại người và của cải vật chất, thời gian không gian như ngày xưa. Phật pháp đi vào các nước phương Tây đã hóa giải cho họ rất nhiều trên vấn đề tư tưởng, kinh tế văn hóa ngay cả chính trị. Phật giáo đã phổ biến toàn cầu làm vơi đi những khổ đau tâm lý của mỗi con người và cũng hóa giải một số xung đột của một số chính trị phương Tây. Qua sự tiếp cận Phật pháp và học hỏi Phật pháp người ta tin rằng hạnh phúc không phải giàu sang quyền lực mà hạnh phúc là sự yên tỉnh của tâm hồn. Chỉ có lời Phật dạy mới giúp con người tìm hạnh phúc chân thật nơi mỗi con người, không cần phải tranh đấu kiếm tìm đâu xa, không van xin cầu khẩn ở vị thần linh nào, mà nó có ở tại trong ta./.
PHÁP DANH, PHÁP TỰ, PHÁP HIỆU VÀ THỤY HIỆU 2017-06-05T06:57:00-07:00 Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ