Phim cô gái trên tàu review

Sua solicitação não pôde ser processada Houve um problema com esta solicitação. Estamos trabalhando para solucioná-lo o mais breve possível.

Cadastre-se no Facebook ou faça login para continuar.

Participar

ou

Entrar

Công ty Cổ phần Sách điện tử Waka - Tầng 6, tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, số 106, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

ĐKKD số 0108796796 do SKHĐT TP Hà Nội cấp ngày 24/06/2019 | Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đinh Quang Hoàng Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 8132/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 31/12/2019 Giấy chứng nhận Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng Viễn thông di động số 19/GCN-DĐ do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ký ngày 11/03/2020

Số VPGD: 024.73086566 | Số CSKH: 1900545482 nhánh 5 | Hotline: 0877736289

Bài viết này vốn tưởng sẽ dành cho Get Out, nhưng thật sự là xem xong phim đấy lại không biết phải nói gì, thế là lại lang thang tìm phim để cày. Định xem tiếp mấy phần còn lại của American Horror Story, nhưng thấy The Girl On The Train trong bài “” nên triển luôn.

.

Phim cô gái trên tàu review

.

Cảnh báo: Có SPOIL. Cân nhắc kỹ trước khi đọc!!!!

.

The Girl On The Train được dựng dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Paula Hawkins. Phim nói về Rachel Watson, người sử dụng tàu điện để đi làm mỗi ngày. Trên lộ trình quen thuộc đó, Rachel có thể nhìn thấy đôi vợ chồng hạnh phúc sống ở số nhà 15 đường Beckett. Nhưng một ngày kia, cô đã chứng kiến một việc kinh hoàng.

Nghe đến đây, chắc hẳn sẽ có nhiều người tưởng tượng câu chuyện theo chiều hướng kinh dị kiểu như Rachel vô tình chứng kiến một vụ giết người rồi bị thủ phạm tìm cách thủ tiêu bịt đầu mối. Nhưng nếu chỉ có vậy thì The Girl On The Train đã không được mệnh danh là cuốn tiểu thuyết gây chấn động toàn cầu. Bởi câu chuyện sẽ phát triển theo cách mà bạn không thể ngờ tới.

Phim bắt đầu với những lời tự sự của Rachel. Qua đó người xem biết được lý do tại sao cô lại có thói quen quan sát cặp vợ chồng nhà Hipwell. Đó là vì trước đây Rachel từng sống ở ngôi nhà số 13 với chồng cũ, Tom. Nhưng những diễn biến tiếp theo nhanh chóng biến cô thành nữ chính khó có thể yêu thương được với chứng nghiện rượu nặng. Cô bị mất việc và ly hôn với Tom cũng một phần vì căn bệnh này. Rachel sử dụng rượu suốt ngày, uống trên đường chưa đủ, vừa xuống tàu lại rẽ ngay vào quán để uống tiếp. Ngay cả cái chai mà chúng ta tưởng đựng nước lọc hoá ra cũng toàn ra rượu. Rachel làm vậy để mọi người không phát hiện ra mình nghiện rượu. Nhưng dáng đi lảo đảo, mất thăng bằng cùng tinh thần không ổn định đã thể hiện tất cả. Trong cơn say, Rachel điên cuồng gọi điện cho Tom. Thậm chí có lần, lợi dụng lúc vợ mới của Tom là Anna đang ngủ, cô đã vào nhà để bế con họ đi. Trong mắt khán giả, lúc này Rachel là một người đàn bà gần như mất trí, ghen ghét với hạnh phúc của chồng cũ, lúc nào cũng khiến mọi việc rối tung lên. Vì cô ta mà Tom bị cho thôi việc, vì cô ta nghiện rượu nên tình cảm vợ chồng bị chia cắt, vì cô ta nói dối nên chính Scott Hipwell bị nghi ngờ trong vụ mất tích của Megan vợ anh ta,… Mà có khi Rachel còn là hung thủ nữa kìa. Bởi việc Megan ngoại tình với vị bác sĩ tâm lý đã phá tan hình tượng gia đình hạnh phúc mà cô ta xây dựng bấy lâu. Việc Rachel tỉnh lại sau ngày Megan mất tích với chiếc áo dính máu cùng một loạt ký ức rời rạc lại càng củng cố khả năng đó. Không chỉ có bạn đâu, chính cô cũng luôn tự đổ lỗi cho mình như vậy. Nếu bạn cảm thấy khó chịu với Rachel, nếu bạn thấy hả hê khi Scott quát vào mặt Rachel rằng: “Tôi không thèm để ý đến người như cô” thì chứng tỏ phim đã khá thành công rồi đấy vì đó là điều mà đạo diễn muốn.

50′ đầu phim trôi qua như vậy. Những sự kiện đan xen, những ký ức chắp vá, qua góc nhìn của một người nghiện rượu lại càng mơ hồ và đầy hoài nghi hơn nữa. Rút cuộc, chuyện gì đã xảy ra tại đường hầm ngày Megan được nhìn thấy lần cuối? Ai là thủ phạm sát hại Megan? Khoan hãy nói về vấn đề này mà cùng quay lại với Rachel. Bởi ở nửa cuối phim, mọi thứ không như những gì bạn đã thấy. Tôi thấy cảm thông với Rachel hơn một chút khi biết rằng nguyên nhân Tom và Rachel ly hôn không chỉ vì cô nghiện rượu mà còn bởi Tom có người khác. Một người phụ nữ đang trong lúc tuyệt vọng vì không thể có thai lại phải chứng kiến cảnh chồng mình nhắn tin mùi mẫn với người khác. Một người vợ trong lúc cần chỗ dựa tinh thần nhất lại phải chứng kiến chồng cùng người phụ nữ khác chung sống hạnh phúc trong căn nhà đã từng là của mình. Hóa ra, Tom cũng không phải là người chồng đáng thương cho lắm. Thế là, như một hệ quả tất yếu, Rachel tìm đến men rượu để giảm bớt căng thẳng nội tâm. Nhưng cô không thể quên đi quá khứ đau buồn này. Mỗi lần đi tàu, Rachel thường tự nhủ là không được để ý đến nó nữa nhưng cuối cùng cô vẫn chọn hàng ghế quen thuộc, vẫn hướng mắt về nhà số 13 đường Beckett. Tôi nghĩ việc ngày nào Rachel cũng bắt chuyến tàu đến New York dù đã mất việc cũng là vì nó đi qua nhà cũ của cô. Và để không phải đối mặt với nỗi đau ấy, cô bắt đầu quan sát cặp đôi sống ở căn hộ bên cạnh rồi vẽ ra cảnh tượng về một gia đình hoàn hảo với hình ảnh người vợ đứng trên ban công trìu mến nhìn chồng đang quét lá dưới sân vườn hay cảnh họ ngắm trời đêm bên đống lửa,… Cô đắm chìm trong mộng tưởng ấy để quên đi hiện thực rằng mình đã ly hôn, thất nghiệp, chỉ có một mình, trong khi chồng cũ lại đang sống hạnh phúc với người vợ mới cùng đứa con xinh xắn. Cuộc sống của Rachel có lẽ sẽ mãi vô định như vậy nếu như không có cuộc trò chuyện với Martha (Vâng, lại là cái tên thần thánh ấy). Trong trí nhớ của Rachel, chính cô là người đã to tiếng với vợ sếp của chồng mình nên Tom bị cho thôi việc. Từ đây, màn sương mờ luôn che phủ tâm trí cô đã dần tan. Hóa ra, nguyên nhân Tom mất việc là do anh ta có quan hệ với tất cả mọi người ở văn phòng. Người chồng tưởng như hiền lành bắt đầu lộ bộ mặt thật của mình. Anh ta ngoại tình, cư xử thô bạo với Rachel, nói cô là đồ đáng kinh tởm,… Rachel nghiện rượu nặng có lẽ cũng có công của Tom. Bởi càng uống nhiều rượu, cô càng không kiểm soát được suy nghĩ của mình để từ đó Tom dễ dàng điều khiển tâm trí Rachel, tiêm nhiễm vào đầu cô những sự kiện không có thật. Nếu cô không dũng cảm tiến tới nói lời xin lỗi Martha mà cứ mãi trốn tránh như trước đây thì sự thật sẽ mãi chìm trong bóng tối, còn bản thân luôn bị nghi ngờ là nghi phạm số 1 trong vụ sát hại Megan.

Nhiều người sẽ xếp The Girl On The Train vào thể loại trinh thám, giật gân nhưng với tôi, phim lại mang nặng yếu tố tâm lý. Cũng giống như Gone Girl, phim đề cập đến vấn đề không còn mới nhưng chưa bao giờ cũ trong xã hội: Những cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cái hay của phim chính là ở đây, khi đứng từ góc nhìn của cả nhân vật chính lẫn khán giả để truyền tải một thông điệp: Đừng vội tin những gì bạn nhìn thấy. Vì thật ra Rachel không hẳn là một người vợ nát rượu tồi tệ; Tom chưa chắc đã là người chồng, người cha mẫu mực; việc Megan ôm vị bác sĩ tâm lý không đồng nghĩa với việc họ ngoại tình và một gia đình có vẻ êm ấm không có nghĩa là họ luôn sống hạnh phúc như vậy. Có người từng nói, tình yêu giống như cốc nước, nóng hay lạnh chỉ có người trong cuộc mới biết được. Nếu như bi kịch trong Gone Girl bắt nguồn từ cả 2 phía thì The Girl On The Train cũng vậy. Đầu tiên phải kể đến gã đàn ông tham lam Tom Watson. Và nếu như trong trường hợp của Nick Dunne, khán giả từng đi từ cảm giác chán ghét đến cảm thông, thậm chí có phần mong muốn bản chất của Amy bị lật tẩy vì vợ anh ta quá cao tay thì với Tom là sự khinh bỉ đến tận cùng. Hắn ta lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện chăn gối, coi phụ nữ chỉ như món đồ thuộc sở hữu của bản thân, dùng chán thì có thể vứt bỏ không thương tiếc. Ngang nhiên ngoại tình với Anna trong lúc vẫn là vợ chồng với Rachel, đến khi cưới Anna về rồi lại tòm tem với cô bảo mẫu Megan Hipwell. Tất nhiên cũng không thể không nhắc đến chiến tích quan hệ với mọi người trong văn phòng trước đây nữa. Đê tiện hơn, Tom dám chơi nhưng không dám chịu. Làm tình chán chê với Megan, luôn miệng rót vào tai cô những lời đường mật, nhưng ngay sau khi nghe Megan nói “Em có thai rồi”, hắn lập tức biến thành một con người khác. Lạnh lùng đến tàn nhẫn. Hắn sẵn sàng giết Megan cùng sinh linh bé nhỏ mà có khả năng là con hắn để che giấu hành vi bẩn thỉu của mình. Tom là kẻ bỉ ổi, đê tiện đúng như những gì Megan đã nói: “Anh đến với Anna là vì không ngủ được với Rachel, khi không quan hệ được với Anna thì anh lại tìm đến tôi”. Nhưng Tom cũng không thể có cơ hội làm tổn thương hết người này đến người khác nếu như xung quanh hắn ta không phải là những người phụ nữ yếu đuối, chỉ biết có cam chịu. Rachel thì không phải nói nhiều rồi, đến lượt Anna cũng vậy. Cô biết Tom ngoại tình nhưng lại im lặng, không biểu lộ cảm xúc nào, vẫn cười nói với Tom lúc hắn ta đi làm về. Thậm chí, khi Rachel tiết lộ việc chồng mình có quan hệ với Megan, Anna vẫn không muốn rời bỏ hắn: “Đây cũng đâu phải là lần đầu anh ấy ngoại tình”. Chua xót làm sao khi một người vợ phải thốt ra câu nói ấy. Phải rồi, Tom đã phản bội Rachel thì tại sao lại không thể làm thế với cô. Đã có lần đầu tiên thì sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba rồi nhiều lần khác nữa. Cô hiểu rõ điều đó chứ, vì cô cũng từng là người thứ 3 mà. Nhưng có lẽ với Anna, Tom ngoại tình cũng được, ngủ với cô khác cũng chả sao; chỉ cần mỗi buổi chiều, anh ta quay về nhà, tiếp tục đóng tròn vai một người cha, người chồng hoàn hảo, duy trì hình ảnh gia đình hạnh phúc là được.

The Girl On The Train có cái kết tròn vẹn hơn Gone Girl khi Tom phải bỏ mạng dưới tay Rachel – người phụ nữ mà mới lúc trước hắn còn ví với một con chó. Sau sự kiện đó, Rachel quyết định cô phải thay đổi. Không uống rượu, vẫn đi chuyến tàu quen thuộc ấy nhưng chọn hàng ghế đối diện. Không đắm chìm trong quá khứ, không còn dằn vặt bản thân vì một kẻ không xứng đáng nữa. Một cuộc sống mới đang dần mở ra trước mắt cô.

Phải nói là việc chọn Emily Blunt đóng vai Rachel là quá chuẩn luôn. Từng biểu cảm, ánh mắt đến đặc điểm của người nghiện rượu đều được nữ hoàng Freya thể hiện rõ nét. Cuối phim, khi Rachel không còn chìm trong men rượu nữa, người xem cũng thấy rõ sự thay đổi trong thần thái, dáng đi của cô.

Lúc đầu một phần chú ý đến phim này cũng là vì có Rebecca Ferguson đóng Life, hóa ra còn có cả Luke Evans, anh đẹp trai này thì đã quá quen thuộc với khán giả trong thời gian gần đây với những vai diễn trong Beauty And The Beast, Fast & Furious 6, Dracula Untold,… rồi.

Tôi thấy phim này ở mức ổn nhưng điểm trên IMDb chỉ dừng ở mức 6.5/10, giới chuyên môn khắt khe hơn khi chấm 48/100, Rotten Tomatoes cũng đánh giá phim không được tươi lắm với 44%.

\=> Nếu bạn là fan của Gone Girl thì đừng nên bỏ qua The Girl On The Train. Phim có thể gây nhàm chán và buồn ngủ lúc đầu nhưng hãy kiên nhẫn, sự kịch tính sẽ đến ngay thôi.

.

Ngoài lề:

Đã tự nhủ là cố hoàn thành trong một tối để hôm sau viết về Fast 8 nhưng cuối cùng vẫn mất tận 3 ngày. Đúng là ý tưởng thì không ép buộc được. Khi bắt tay viết bài này, không tự tin vào cảm thụ của bản thân lắm nên cứ để chế độ riêng tư đã, nếu đào xong mà không lấp được hố thì âm thầm lặng lẽ xóa bài. Nhưng giờ cuối cùng cũng xong rồi. Ăn mừng thôi :)))