Phố wall nằm ở đâu

Giới tài chính không ai không biết đến phố Wall ở Mỹ – trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Con phố chỉ dài 1,1km nhưng lại là nơi được rất nhiều các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán cũng như trung tâm môi giới đặt trụ sở chính, đặc biệt sàn giao dịch New York cũng nằm ở đây.

Tại Việt Nam chưa có một trung tâm tài chính nào chính thức nhưng nếu để ý kỹ, ngay tại Hà Nội cũng có một "phố Wall" tương tự, tập trung nhiều đại bản doanh hoặc chi nhánh lớn của các ngân hàng. Đó là các phố nằm ở phía Nam và phía Đông của hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm).

Khu vực Nam hồ Gươm, các nhà băng tập trung đặt hội sở trong phạm vi 3 phố lớn chạy theo trục đông tây là Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, với một số phố khác cắt ngang 3 phố trên thành dạng “bàn cờ”. Xa hơn một chút ở khu vực phía đông hồ Gươm là phố Trần Quang Khải, được chọn xây dựng các toà tháp quy mô lớn của BIDV, Vietcombank và SeABank.

Đây là các tuyến phố hiện đại vốn được xây dựng quy củ từ thời Pháp với mặt đường lớn, vỉa hè rộng rãi, nơi đặt nhiều công sở, cơ quan hành chính Nhà nước, đại sứ quán các nước tại Việt Nam…

Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long – Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất nhưng đây là trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố.

Hội sở, chi nhánh lớn của các ngân hàng đặt trên các phố lớn phía Nam và phía Đông sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, thuộc quận Hoàn Kiếm (Ảnh: Savills Việt Nam)

Có thể điểm qua, các cơ quan đầu não của ngành như Sở Tài chính Hà Nội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều nằm tại quận Hoàn Kiếm. Cụ thể, trụ sở Bộ Tài chính nằm trên con phố Trần Hưng Đạo, trong khi toà Ngân hàng Nhà nước toạ lạc tại phố Lý Thái Tổ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội hiện nằm trên đường Phan Chu Trinh.

Nhóm 3 ngân hàng thương mại cổ phần có trên 50% vốn Nhà nước là VietinBank, BIDV và Vietcombank đều có các toà nhà mang tên mình, đồng thời là nơi đặt hội sở, thuộc quận Hoàn Kiếm. Trong đó, toà VietinBank nằm trên đường Trần Hưng Đạo, còn tháp BIDV (BIDV Tower – 25 tầng) và tháp Vietcombank (Vietcombank Tower - 22 tầng) cùng được xây dựng hoành tráng trên con đường Trần Quang Khải.

Hội sở VietinBank tại 108 phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Có thể nhìn thấy toà BIDV Tower từ phố đi bộ

Bên cạnh đó, hội sở của các nhà băng khác như Ngân hàng Quốc dân (NCB), SHB, TPBank, BaoViet Bank, toà ACB Building, chi nhánh BIDV hay Sacombank Thủ đô,… cũng nằm rải rác trên các con phố lớn ngay sát hồ Hoàn Kiếm.

Khu vực này còn là lựa chọn của số ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm Woori Bank, Shihan Bank, World Bank tại Việt Nam, May Bank.

Trong nửa cuối năm 2022, khu tài chính quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ có thêm một toà nhà văn phòng mới, đồng thời là hội sở mới của ngân hàng Techcombank, có tên Techcombank Tower.

Toà Techcombank Tower sắp ra mắt

Theo phân loại của Savills, các toà hội sở của các nhà băng thuộc 2 phân khúc văn phòng hạng A và B. Hạng A bao gồm: Vietcombank Tower, VietinBank Tower, ACB Building, TPBank, SHB, BaoViet Bank, NCB và sắp tới là Techcombak Tower. Các toà thuộc hạng B bao gồm: BIDV Tower, SEA Bank, ShinaBank, Woori Bank, WorlBank tai Việt Nam, May Bank.

Hiện tại, giá thuê trung bình của văn phòng phân khúc hạng A vào khoảng 33 USD/m2, với tỷ lệ lấp đầy 98%. Trong khi đó, giá thuê phân khúc hạng B trung bình khoảng 22 USD/m2.

(*) Tít bài đã được thay đổi. Tít gốc: Có một khu “phố Wall” ngay trong lòng Hà Nội: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đặt trụ sở, các nhà băng lớn nhỏ thi nhau xây tháp hoành tráng

Theo Nhịp sống kinh tế

Phố Wall là cái tên xuất hiện khá nhiều trên truyền hình, bìa báo, tạp chí nổi tiếng thậm chí là các bộ phim đình đám. Để biết được điểm khác biệt gì khiến cho “Chứng khoán phố Wall” được nhiều người qua tâm đến như vậy, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Chứng khoán phố Wall

Phố Wall là một tuyến phố chạy dài khoảng 1.1km theo hướng tây bắc xuống đông nam, với điểm đầu là Broadway cho tới phố South. Phố Wall nằm trong khu tài chính Manhattan của Thành Phố New York, Mỹ. Con phố này khá nổi tiếng và thường xuất hiện với cái tên “Chứng khoán phố Wall” 

Phố wall nằm ở đâu
Sự nhộn nhịp hàng ngày tại trung tâm chứng khoán Phố Wall

Lịch sử của Phố Wall

Tại vùng đất này giai đoạn 1640, các khu định cư và các khoảng đất trống chỉ được người ta đánh dấu bằng các hàng rào hay những cọc gỗ để phân chia ranh giới. Khi đó, người Hà Lan thành lập nó như một cách để tránh thuế của Anh đối với trà. Ban đầu, nó thực sự chỉ là một con phố với những kho chứa hàng hóa. Chỉ mãi tới sau này, khi những di dân da trắng và nô lệ Châu Phi được Công ty Tây ấn của Hà Lan đưa đến thì nơi đây mới trở nên đông đúc và mới thực sự trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người Mỹ.

Khi đó để kiểm soát lượng lớn nô lệ, nhân công của mình Công ty Tây Ấn Hà Lan và chính quyền địa phương đã xây dựng lên bức tường bao cao 4m. Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao con phố này lại có tên là Phố Wall.  Đó cũng chính là khởi nguồn cho nạn buôn bán và tra tấn nô lệ của chính các doanh nghiệp tại đây, những nô lệ Châu Phi và các di dân da trắng phải chịu sự bóc lột, tra tấn dã man trong suốt hàng thập kỷ.

Phải đến khoảng đầu thế kỷ 19 khi nơi đây đã tập trung nhiều trụ sở của các công ty lớn và đặc biệt là khi kênh đào Erie đi vào hoạt động đã biến Phố Wall trở thành cảng biển trung tâm, nối kết với các cảng biển lớn. Cũng từ đó sự phát triển bùng nổ đã biến Phố Wall trở thành trung tâm tài chính của cả New York và toàn nước Mỹ cho tới bây giờ. Khiến nó dần trở nên nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trên các bài báo hay tạp chí với biệt danh “Chứng khoán Phố Wall

Thuật ngữ “Phố Wall” cũng có thể được sử dụng như một thuật ngữ đáng kinh ngạc để mô tả thế giới tài chính theo cách tiêu cực. Cụm từ này mang ý nghĩa này sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929 vì mọi người đổ lỗi cho Phố Wall về sự sụp đổ.

Wall street

Wall street hay Well (Bức tường) thường được sử dụng để chỉ thị trường tài chính của Hoa Kỳ. Bao gồm các lĩnh vực ngoại hối, chứng khoán, trái phiếu, thị trường kỳ hạn và thị trường hàng hóa. Phố Wall trong “Chứng khoán Phố Wall” mà chúng ta thường nhắc chính là địa điểm này.

Wall street là một con đường thuộc vùng hạ Manhattan, Thành phố New York, Hoa Kỳ. Con phố này dài khoảng 8 ô phố tính theo đơn vị quy hoạch thành phố của Hoa Kỳ, mặc dù con đường này chỉ rộng khoảng 11m, không quá rộng rãi và tương đương với phần lớn các con đường tại Thành phố Hà Nội. tuy nhiên hai bên đường lại là trụ sở chính của các ngân hàng, công ty tài chính lớn nhất nước Mỹ và hàng đầu trên thế giới.

Phố wall nằm ở đâu
Wall Street, Thành phố New York, Hoa Kỳ

Những điều thú vị về phố Wall

Vậy Phố Wall và “Chứng khoán Phố Wall” có những điểm gì thú vị mà khiến nó thu hút được rất nhiều lượt khách du lịch đến than quan hàng năm? Dưới đây mình xin đưa ra một vài điều thú vị và các địa điểm mà chúng ta có thể đến tham quan tại Phố Wall.

Đầu tiên Phố Wall chính là biểu tượng của sự giàu có và  là trung tâm tài chính của Hoa Kỳ. Nó còn được gọi là “The Street” hoặc “The Aluminium Mall”. Nơi đây là một trung tâm thế giới lớn về tài chính, ngân hàng, thương mại và các dịch vụ quốc tế khác. Cái tên Phố Wall được lấy ý tưởng từ Phố Wall ở London, Anh tại một địa điểm ngay bên ngoài các bức tường thành phố, nơi diễn ra hoạt động buôn bán vào thời trung cổ.

Phố Wall trở thành trung tâm tài chính của Hoa Kỳ sau khi JP Morgan xây dựng ngân hàng đầu tiên của mình ở đó vào năm 1827. Sau đó, các công ty lớn khác cũng làm theo và bắt đầu xây dựng trụ sở chính của họ tại khu vực này. Thậm chí ngày nay, Phố Wall là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất trên thế giới, đóng vai trò then chốt trong nền tài chính toàn cầu từ hơn 200 năm nay.

Hiện nay, Phố Wall là trung tâm giao dịch chứng khoán và là trung tâm của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Đó cũng là nền tảng mà nền tài chính doanh nghiệp hiện đại (bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp) được xây dựng. Phố Wall chủ yếu được biết đến như một trung tâm tài chính quan trọng của Bắc Mỹ và thế giới. Giao dịch trên Phố Wall tạo ra hơn 20% GDP toàn cầu nhưng nó có các chức năng khác như quản lý tài sản hoặc ngân hàng đầu tư. Đây là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức tài chính, bao gồm Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Ngân hàng Mỹ, JPMorgan Chase & Co., và Goldman Sachs. Vì tầm ảnh hưởng lớn về tài chính nên nơi đây thường được nhắc đến với cái tên “Chứng khoán Phố Wall

Năm 1789, Phố Wall chính là nơi diễn ra lễ nhậm chức tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, khi George Washington tuyên thệ nhậm chức trên ban công của Tòa nhà Liên bang được đặt tại Phố Wall vào ngày 30 tháng 4 năm 1789. Đây cũng là địa điểm thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền đầu tiên của Hoa Kỳ.

Tiếp theo, chúng ta phải kể tới là nhà thờ Trinity, Nhà thờ Trinity được xây dựng nhìn về phía tây của Phố Wall. Alexander Hamilton, người từng giữ chức Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên và là “kiến trúc sư của hệ thống tài chính thời kỳ đầu của Hoa Kỳ”, Để tưởng nhớ về những đóng góp của ông cho nền tài chính của Hoa Kỳ, ông đã được chôn cất tại nghĩa trang của Nhà thờ Trinity, cũng như người bạn của ông – Robert Fulton nổi tiếng với những chiếc thuyền hơi nước của mình.

Có rất nhiều phẩm và các bộ phim kinh điển, nổi tiếng nhất về lĩnh vực tài chính có liên quan tới Phố Well. Một số tác phẩm mà mình nghĩ là nó sẽ mang lại nhiều kiến thức cho chúng ta như: Phim ảnh thì có “sói già Phố Wall”, “Nhà giao dịch”, “Người môi giới”, “ It’s Wonderful life – Cuộc sống tươi đẹp” và hai phần của tập phim “Wall street”. Những bộ phim này chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên các trang web phim miễn phí hay nền tảng netflix. Nó sẽ mang đến cho chúng ta cái nhìn đa chiều hơn về “Chứng khoán Phố Wall” cũng như những góc khuất ít người biết đến ở đây.

Cuối cùng chính là bức tượng chú bò Phố Wall được làm bằng đồng nguyên khối trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Nó được làm ra từ bàn tay tài hoa của nghệ nhân Arturo Di Modica – Người cũng đã làm ra chú bò Phố Wall phiên bản 2 tại Thượng Hải, Trung Quốc. 

Phố wall nằm ở đâu
Bức tượng chú bò bằng đồng – Biểu tượng của ngành Chứng khoán Phố Wall

Kết luận

Bài viết trên đây là những kiến thức mà mình đã tìm hiểu được và tổng kết lại về địa danh Phố Wall. Cái tên Phố Wall bắt nguồn từ đâu, con phố này có những điều đặc biệt gì đã khiến nó trở nên nổi tiếng như vậy? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát nhất về con phố này và phần nào giải thích cho bạn những khúc mắc bấy lâu nay về Phố Well hay tại sao lại là “Chứng khoán phố Wall”.