Phong nhũ phì đồn nghĩa là gì

Ngực quá to, mặc hở cũng không dám

Là phụ nữ, ai chẳng muốn mình có 3 vòng đẹp, nhất là vòng một, càng đẹp thì càng hấp dẫn đàn ông. Thế nhưng cái chuyện hấp dẫn đàn ông nó lại tùy mức độ. 

Vòng 1 mà to quá thì đàn ông họ cũng không thích, chỉ khi nào nó vừa đủ, vừa tròn đầy thì mới là đạt tiêu chuẩn con mắt của đàn ông.

Tôi vốn là một người phụ nữ có vòng một ‘vĩ đại’. Nói là vĩ đại vì nó quá to, to đến mức mà đi đâu bạn bè cũng sợ. Tôi không dùng đồ giả, thậm chí còn chọn cho mình một loại áo ngực khá là mỏng, phải mỏng và kín đáo nhất nhưng vẫn không thể nào che được. 

Đàn ông họ chỉ cần nhìn vào là họ biết, đó có thực sự là ngực của mình hay là do áo độn lên.

Ra ngoài, ai cũng nhìn chằm chằm vào bộ ngực của tôi. Bạn bè nhìn thấy tôi còn hét lên bảo: “Sao ngực dã man vậy, chẳng bù cho tao?”. Vì họ mơ ước có một bộ ngực lớn, còn tôi thì lại sợ hãi vì ‘ngực tấn công, mông phòng thủ’.

Chắc là từ lúc cha mẹ sinh ra đã vậy, nhà tôi ai ngực cũng to. Kể cả mùa đông, mặc áo kín cổng cao tường cũng không thể che đi được. Con gái ước có ngực đẹp nhưng chẳng ai muốn một bộ ngực quá lộ liễu như thế, chỉ cần nhìn là lộ hết ra.

Tôi có nhiều cái thiệt thòi, vì đi đâu, các bạn tôi có thể ăn mặc sexy, áo hở cổ đủ thứ, nhưng tôi thì lại chẳng dám. Chỉ cần mặc áo cổ rộng hay xẻ cổ tí mà xem, chắc là lộ hết ‘hàng’. 

Lúc đấy thì mắt của đàn ông nhìn hau háu vào, sợ chết khiếp. Nên đi đâu tôi cũng phải chỉn chu cho mình, ăn mặc kín cổng cao tường, không dám hở hang tí nào cả, dù là mình rất thích.

Không ai muốn lấy vì nghi phẫu thuật bơm ngực

Nói về chuyện ngực to đàn ông thích cũng tùy. Vì họ thích những cô gái ngực to nhưng không phải kiểu như tôi. Thế nên, tôi khi đi ra ngoài, chắc chắn sẽ được người khác chú ý chỉ vì tôi ngực khủng. 

Nhưng chỉ để nhìn và cười thôi, còn nói chuyện yêu, người ta chẳng dám. Đơn giản vì họ nghĩ, đồ của tôi là đồ giả, vì thời đại này người ta ‘bơm vá’ nhiều, hàng tự nhiên có mấy.

Có hôm ngồi trong quán cà phê, tôi nghe người ta xì xào với chủ đề: “Chắc hàng giả rồi, bơm ác chiến thật. Làm gì lại bơm quá thế, ai mê được, bơm vừa phải có phải vừa đẹp vừa tế nhị không”. 

Họ không nói cụ tỉ chuyện gì, nhưng chỉ cần nghe là tôi biết, họ đang nói mình. Đúng là cái số tôi nó khổ, rõ ràng là ngực tự nhiên mà đi đâu cũng bị cho là phẫu thuật. Đây không phải là chuyện lần đầu xảy ra, tôi đã nghe rất nhiều rồi nhưng mà vẫn chưa quen được, vẫn thấy chạnh lòng.

Có người còn bảo tôi là, “em bơm quả này bao tiền, chỉ chị với, oách quá”. Đến phụ nữ còn nghĩ vậy, họ nhìn thấy tôi và họ mặc định rằng, tôi đã bơm ngực, còn bơm cỡ bự.

Nghe người ta bàn tán về mình, tôi phát phiền. Phiền vì cái chuyện người ta cứ nói sau lưng mình nhiều quá. Thế nên, chuyện không có thành có, rồi đến tai những người tán tỉnh tôi. 

Họ còn đồn là, làm ngực giả như thế động vào đau lắm, rồi sau này chẳng may nó vỡ ra thì sao. Ác hơn, họ nói tôi không thể nuôi con bằng sữa mẹ, vì đã bơm ngực thì khó mà nuôi con.

Nói chung họ nghi ngờ có cơ sở, vì đúng là bây giờ, hiếm tìm được bộ ngực nào tự nhiên lại như ngực của tôi. Tôi phiền lòng lắm, nhưng biết làm sao, chẳng lẽ lại đi giải thích với thiên hạ là mình không đi bơm, ngực mình là tự nhiên à. Thế thì người ta cười cho thối mũi. Chỉ có ai chơi thân thì mới biết sự thật về tôi thôi.

Bây giờ, tôi hoàn toàn mệt mỏi vì những người đàn ông ở xung quanh tôi, họ đều nghĩ tôi đi bơm ngực. Và cái chuyện họ nghĩ, khó nuôi con, không cho con bú được là có lý chứ sao không. 

Nếu như vậy thì tôi đúng là không thể trách họ. Nhưng mà nghĩ vẫn ức, vì bây giờ, mình bị mang tiếng là ăn chơi theo kiểu dở hơi, không biết đường ăn chơi. Nghĩ mà chán quá cơ.

Em cứ đứng âu sầu nghe sóng biển 

Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta

Chuyện mình sao lại xót xa

Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau 

Em cứ tưởng gần anh thêm chút nữa

Để lòng được sưởi ấm lửa tình anh

Ngờ đâu tình lại mong manh

Ngờ đâu tình lại chòng chành trong em

(Ngờ đâu-NGLB)


‘Phong nhũ phì đồn’ (vú to mông nở) được dịch ra tiếng Việt một cách thanh lịch là ‘Báu vật của đời’, môt cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mạc Ngôn - người đạt giải Nobel năm 2012. Trước đó, ông Tiến sĩ kỳ lạ gợi ý tiêu đề là ‘Tình yêu và tình dục trong Mạc Ngôn’ hay ‘Kinh Dịch trong Mạc Ngôn’, nhưng thôi, chọn tiêu đề trên vậy vì mình thích ‘cười’. Bài này gồm có:

1.Mạc Ngôn và giải Nobel 2012,

2.Nhận xét thêm, và

3.Tóm tắt truyện ‘Phong nhũ phì đồn’.

Phong nhũ phì đồn nghĩa là gì

1. Mạc Ngôn và giải Nobel 2012

Mạc Ngôn là bút danh của nhà văn Quản Mạc Nghiệp, Mạc Ngôn có nghĩa là ‘không nói’, tương đương với từ ‘Hà Túc Đạo’ (không có gì đáng nói).

Ông sinh ngày 17/2/1955, tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, phía Đông Bắc Trung Quốc. Ông bỏ học năm 12 tuổi và đi làm ở nông trường quốc doanh, rồi làm trong một nhà máy sản xuất dầu. Năm 21 tuổi, ông gia nhập quân đội và bắt đầu tập sự viết văn.

Truyện ngắn đầu tiên của ông được đăng lên báo khi ông 26 tuổi. Vài năm sau, ông thành công rực rỡ với cuốn tiểu thuyết ‘Cao lương đỏ’ viết về những kỷ niệm thời niên thiếu ở quê nhà và được chuyển thể thành phim bởi Trương Nghệ Mưu và vai chính là Cũng Lợi (phim này đã đạt giải ‘Gấu vàng’ ở Liên hoan phim Berlin lần thứ 38 vào năm 1988).

Ông đã từng học tại Học viện Nghệ thuật quân đội, làm giảng viên…, và nay là Phó chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc. Ông đã cho ra đời hơn 200 tác phẩm văn học ngắn dài đủ loại và được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức,Ý, Nhật, Nga, Thụy Điển, Việt Nam… 

Các truyện như Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Ma chiến hữu, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo, Sống đọa thác đày, Châu chấu đỏ, Hoan lạc, Người tỉnh nói chuyện mộng du, Con đường nước mắt, Bạch miên hoa, Trâu thiến… lần lượt được được các bạn đọc Việt Nam tiếp cận. Ông đã nhiều lần làm việc với phóng viên báo Thanh Niên nước ta, và cuốn ‘Báu vật của đời’ đã được tổ chức hội thảo ở Hà Nội vào tháng 11/2011 và trở thành 'best seller' vào tháng 8/2012 .

Ông, người thứ 109 trên thế giới và là công dân đầu tiên của Tàu đã đạt giải Nobel, được bình chọn trong số 231 ứng viên được đề xuất, vượt qua một số ‘đại cao thủ’ có xác suất đạt giải cao nhất là Haruki Marakami (Nhật Bản), Peter Nadas (Hungary), Ko Un (Hàn Quốc) và Alice Munro (Canada). Lễ trao giải Nobel cho ông được tổ chức vào lúc 18h VN, ngày 11/10/2012 tại Stockholm, Thụy Điển, giải thưởng trị giá 1,2 triệu đô-la, tương đương với 25 tỉ đồng. Khi đạt giải này, cha mẹ và bà con của ông không tin, nhưng đó là một sự thật: ông đã trở thành một đại văn hào của thế giới.

Với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (nói nôm na là từ hiện thực khái quát hóa lên thành một bức tranh trừu tượng đa chiều) kết hợp với tình yêu quê hương và lòng thông cảm cho số phận của ‘lão bá tánh’, ông được đánh giá ngang với Faulkner, Kapka hay Marquez (tác giả của tiểu thuyết ‘Trăm năm cô đơn’)...

Ông nói ‘Một nhà văn phải bày tỏ sự phê phán và nổi giận cái mặt đen tối của xã hội và sự xấu xa của nhân tính, nhưng chúng ta không nên dùng cùng một cách bày tỏ giống nhau. Một số nhà văn muốn hét toáng lên ở ngoài đường phố, nhưng chúng ta cũng phải dung thứ những nhà văn ẩn kín trong phòng và dùng văn chương để nói lên ý kiến của họ’ (theo Nguyễn Xuân Hoàng) và ‘Tôi muốn thông qua viết văn để thay đổi cuộc đời mình’ (theo thanh.nien.com).

  

Phong nhũ phì đồn nghĩa là gì

2. Nhận xét thêm

Người ta đọc sách của ông, nếu có, là để ‘vui’ (đánh giá văn chương) chứ không phải để ‘lấy’ ông (đánh giá cá nhân). Ngoài ra, ‘không đồng ý’ hoàn toàn khác với ‘chống đối’, ví dụ bạn có thể không đồng ý với người yêu về vấn đề X nào đó, nhưng vẫn yêu người đó.

Theo một số tư liệu, trước giải Nobel, Mạc Ngôn hơi bị ‘chính quyền’ và nhiều văn nghệ sĩ không ưa thích, trong đó báo chí Tàu đã từng phê bình ông là người quá cực đoan: ‘Mặc dù các tác phẩm của Mạc Ngôn từng gây cơn sốt ở Việt Nam ngay từ nhiều năm trước thì tên tuổi của ông lại không hề gây được hiệu ứng tương tự ở chính nước mình. Tác phẩm của ông từng bị khá nhiều độc giả, nhà phê bình nước ông đả kích, từng nhận nhiều chỉ trích xã hội trái chiều. Thậm chí trước khi trao giải Nobel được xướng lên, rất nhiều nhà văn, tờ báo Trung Quốc, trong đó có tờ China Daily còn bày tỏ sự ngờ vực về việc ông sẽ đoạt giải. Nhà văn Trung Quốc 8X Trương Nhất Nhất còn hùng hồn tuyên bố “sẽ cởi quần áo chạy quanh Tương Giang hoặc Trường Thành” nếu Mạc Ngôn đoạt giải’ (theo thanh.nien.com).

Trước đó có 2 người Tàu đạt giải Nobel nhưng không phải là công dân Tàu: Cao Hành Kiện (lưu vong, quốc tịch Pháp, Nobel văn học 2000) và Lưu Hiểu Ba (bị cầm tù, Nobel hòa bình 2010), nên Tàu khao khát có một người đạt giải Nobel là công dân Tàu mà Mạc Ngôn đã đáp ứng được khao khát đó: sự kiện ‘Mạc Ngôn’ đã được tuyên truyền rộng rãi và một số thái độ ‘thờ ơ’ hay ‘ly khai’ trước đó đối với ông đã chuyển sang niềm nở!

Có một điều chắc chắc là sự kiện ‘hàng loạt ngành kinh doanh, du lịch ăn theo tên tuổi ông; sách của nhà văn cháy hàng trên các kệ còn quê hương Cao Mật nơi ông sinh ra trở thành một địa điểm du lịch đầy hứa hẹn (giaitri.vnexpress.net)’ đã vinh danh cho quê hương dấu yêu thời niên thiếu của ông - người đã khai thác được cái ‘đáy’ tình cảm của con người.

3. Tóm tắt tác phẩm ‘Phong nhũ phì đồn’

Đã hết rồi mùa xuânHè đã vươn ngoài ngõNắng đã vào trong sân

Sao em còn thấy lạnh?

Hãy để cho nuối tiếc

Theo ngày tháng qua mauTình là khúc ly biệt

Sao em mãi âu sầu?

(Sao thế em?-NGLB)

Phong nhũ phì đồn nghĩa là gì

Tác phẩm tiêu biểu và hay nhất của ông có lẽ là cuốn ‘Báu vật của đời’, người dịch: Trần Đình Hiến, nguyên văn Hán Việt là ‘Phong Nhũ Phì Đồn’ (丰乳肥臀, xuất bản tháng 9/1995), tiếng Anh dịch là 'Big Breasts and Wide Hips'. Tác phẩm này đang được hãng phim Hoa Nghị Huynh Đệ chuyển thể thành phim do Phạm Băng Băng đóng vai chính.
'Phong nhũ phì đồn' có nghĩa là 'vũ to mông nở' vì "Hằng hà sa số thiên thể vận hành như con thoi trôi chảy và mạch lạc trong vũ trụ. Chúng phóng ra những tia màu hồng rực rỡ. Thiên thể này có hình bầu vú, thiên thể khác lại có hình cặp mông" (Chương 1)
Bối cảnh câu chuyện xảy ra trong thời Nhật xâm chiếm Trung Hoa, rồi ‘Đại nhảy vọt’, ‘Cách mạng văn hóa’ và 'Đổi mới' (các thời kỳ này kéo dài từ 1931-1979).

Phong nhũ phì đồn nghĩa là gì

Truyện nói về nàng Lỗ thị (Lỗ Toàn Nhi) có chồng là Thượng Quan Thọ Hi. Chồng nàng là kẻ vũ phu, lại bị mắc bệnh vô sinh. Để che tai mắt của gia đình và dòng họ: 'Chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì! - Tr. 773', nàng đã 'ngủ lang' với nhiều loại chàng, rủi thay là đẻ ra một đống ‘vịt giời’. Khi đẻ, nàng nắm chặt trong tay một củ lạc (đậu phụng) mà thể hiện khát vọng gieo mầm và hình ảnh của bà mẹ Trung Hoa!

Sau đó, nàng tán được mục sư Malôa người Thụy Điển, không ngờ tình yêu chân thật đã đến và nàng sống trong những cảnh tình dục mê ly với ông dưới tình yêu của Thiên Chúa (!). (Ông mục sư sau này bị bọn côn đồ đánh chết). Kết quả của cuộc tình Á-Âu này đã làm sản sinh ra một cặp song sinh trai-gái: nam được đặt tên là Kim Đồng và nữ được đặt tên là Ngọc Nữ.

Kim Đồng thì bị mắc bệnh ‘luyến nhũ yếm thực’ (có nghĩa là chỉ bú vú mẹ cho đến khi trưởng thành mà không ăn được). Vì lai Tây nên chàng có một thân hình cường tráng đầy dục tính mà có nhiều phụ nữ Tàu muốn sở hữu chàng và ăn nằm với chàng cho đến ‘tuyệt đỉnh Vu Sơn’.

Khi đó, có một nữ Chủ nhiệm hợp tác xã tên là Long Thanh Bình. Nàng đã từng đi lính, là anh hùng lực lượng vũ trang, có địa vị xã hội cao, người trông khá hơn Thị Nở, tràn đầy nhựa dục và khao khát tình dục cao độ. Đêm hôm đó, nàng dụ được chàng vào phòng riêng và triển khai khiêu gợi tình dục, nhưng chàng không có chút cảm hứng nào. Bí quá, nàng dùng súng kê vào đầu chàng và ép chàng quan hệ, điều này càng làm chàng trai nhút nhát mất cảm hứng hơn. Quá tủi thân vì cả đời mình không được người đàn ông nào yêu, nàng đã tự cầm súng bắn trực tiếp vào đầu mà chết. Không ngờ sau khi nàng vừa tắt thở, nguồn cảm hứng tình dục của chàng lại nổi dậy và tiến hành chuyện ấy. Sau này, việc bị phát hiện do một cuốn nhật ký mà chàng tả lại cảnh ái ân với một cái xác chết, thế là chàng bị kết án 18 năm tù.

Ra tù, Kim Đồng bị ngơ ngác và lạc lỏng hoàn toàn trong xã hội mới (thời đổi mới của Đặng Tiểu Bình, khoảng 1976-1979). Rồi chàng may mắn được một người đàn bà một vú khao khát tình dục rước về ôm ấp, nhưng sau này nàng phải bỏ chàng vì chàng bị mắc chứng bệnh ‘bú vú bẩm sinh’ quá độ không chịu nổi!

Phong nhũ phì đồn nghĩa là gì

Quay về chuyện người con thứ hai - Ngọc Nữ. Khi sinh ra, nàng đã bị mù. Cũng nhờ lai Tây nên nàng có thân hình hấp dẫn - vú to mông nở: 'Mái tóc bạch kim của chị óng như tơ dù có những con chấy kí sinh ở đó, mắt chị trong như pha lê mặc dù chị bị mù. Đôi môi chị đỏ mọng như mào gà trống. Đôi vú chị như cặp vó trắng của con ngựa hồng - Tr. 809'. Thời đó (nạn đói năm 1960), người dân rất nghèo đói, mẹ nàng đã từng ăn cắp mấy hạt bắp/đậu của nông trường, nuốt vào bụng, rồi về nhà mửa ra, rồi nấu cho con ăn, vì vậy mà bà bị hình phạt vô cùng sĩ nhục là ‘bịt rọ vào miệng’ khi vụ ăn cắp này bị nông trường phát hiện. Sau đó vì để mẹ và chính bản thân mình khỏi quá âu sầu lo lắng cho kiếp nhân sinh đầy tủi nhục, nàng đã nhảy xuống sông tự tử, xác của nàng trôi dập dềnh trên mặt nước...

Thế là nàng ‘vú to mông nở’ - trôi vào vòng xoáy của cuộc đời này - đã được giải thoát khỏi cõi trần ai mù lòa để đến một thiên đường ‘vô ưu’ nào đó không biết. Hết.

Nguồn thao khảo:

http://phamvietdao3.blogspot.com/2012/10/tom-tac-chuyen-uoc-giai-noben-van.html
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121012/mac-ngon-doat-nobel-van-chuong-2012.aspx

http://laodong.com.vn/The-gioi/Nha-van-Mac-Ngon-doat-giai-Nobel-van-hoc-2012/87381.bld

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/mac-ngon-doat-giai-nobel-van-hoc-2245684.html

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/92223/mac-ngon-gianh-giai-nobel-van-chuong-2012.html

http://www.voatiengviet.com/content/mac-ngon-va-giai-nobel-van-chuong-2012/1526259.html

http://vtc.vn/13-351426/van-hoa/nha-van-mac-ngon-doat-nobel-van-hoc-2012.htm

 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121012/mac-ngon-doat-nobel-van-chuong-2012.aspx 

http://giangnamlangtu.wordpress.com/2011/09/17/tim-hiểu-tiểu-thuyết-'báu-vật-của-đời'-của-mạc-ngôn/
Và các tài liệu khác có liên quan.


Page 2

  (chuyện ở quán cà phê) Kỳ nhân, quái nhân, dị nhân, thánh nhân, cao nhân, tứ đại kỳ nhân, kỳ nhân dị sĩ, thế ngoại cao nhân...: ối giời ơi...