Phú Thọ có bao nhiêu kilômét vuông?

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, nằm sát với đỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc.

Phú Thọ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đồng bằng sông Hồng với Miền núi và trung du phía Bắc, trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc thông thương và phát triển kinh tế của tỉnh.

Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nhưng do độ cao không lớn nên ngay trong mùa đông thì khí hậu cũng không lạnh lắm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Số giờ nắng trong năm khá cao (1300 - 1400 giờ/ năm). Lượng mưa trung bình khoảng 1500mm/năm, tập trung vào các tháng 5 - 6 - 7- 8 - 9. Độ ẩm trung bình là 85%. Nhìn chung, chế độ nhiệt và ẩm của Phú Thọ cho phép tỉnh có điều kiện đa dạng hoá nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất.

Sông ngòi

Có ba sông lớn chảy qua tỉnh Phú Thọ là Sông Thao, sông Lô, sông Đà, hay còn gọi là vùng Tam Giang với tổng chiều dài 200km. Chi lưu sông Hồng phía hữu ngạn gồm sông Bứa từ xứ Mường qua Đồn Vang đến Tứ Mỹ, sông Ngòi Gianh từ núi Đại Thân chảy về Tăng Xá, sông Ngòi Lao chạy từ Nghĩa Lộ đến Bằng Dã. Các dòng sông lớn tụ hội ở Việt Trì, tạo nên "thành phố ngã ba sông" với nhiều thuận lợi để trở thành một thành phố công nghiệp.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một lượng nước ngầm với chất lượng khá tốt, lưu lượng trung bình 40 - 50m3/h ở vùng đồi núi.

Tài nguyên thiên nhiên

- Đất

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng được dùng để trồng rừng. Đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến.

Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn nhỏ ven sông đều nằm trên các bậc thềm sông. Các đồi ở đây có đất phù sa cổ, phần lớn được sử dụng để trồng cây công nghiệp.

Đất chưa sử dụng ở Phú Thọ còn chiếm diện tích khá lớn với hơn 40% diện tích tự nhiên.

- Rừng

Phú Thọ là tỉnh có độ che phủ rừng lớn với diện tích rừng hiện có là 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong giai đoạn phát triển.

Diện tích che phủ rừng của Phú Thọ tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, rừng tự nhiên của Phú Thọ chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ không cao. Trong rừng còn có nhiều loài động vật quý hiếm.

- Khoáng sản

Khoáng sản của Phú Thọ không nhiều và trữ lượng cũng không lớn, chủ yếu còn ở dạng tiềm ẩn, chưa được khai thác. Tuy nhiên, một số loại có giá trị kinh tế cao như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng, quactit, đá vôi, pirit, tantalcum ... Đây là một số lợi thế giúp Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng.

Du lịch

Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng du lịch nhân văn rất lớn với các hoạt động văn hoá dân gian, các lễ hội, di tích. Tuy nhiên, hoạt  động du lịch của tỉnh chưa khởi sắc, số khách du lịch ngoại tỉnh và khách nước ngoài chưa nhiều (trừ dịp lễ hội Đền Hùng).

Tỉnh có các di tích như Khu di tích đền Hùng, đền Âu Cơ, chùa Xuân Lũng, chùa Phúc Thánh, đầm Ao Châu, rừng và hang Xuân Sơn, Giếng Trời, .....

Khu di tích Đền Hùng nằm cách thành phố Việt Trì khoảng 10km và cách Hà Nội khoảng 95km. Khu di tích này chủ yếu gồm các di tích ở núi Hy Cương (còn có các tên gọi khác là Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh, Hùng Sơn) thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, gắn liền với truyền thuyết về 18 đời vua Hùng. Khu di tích gồm có Đền Giếng, lăng vua Hùng, Đền Thượng. Hàng năm, lễ hội Đền Hùng vào mồng 10 tháng 3 AL thu hút hàng vạn lượt người tới tham quan và hành hương về giỗ Tổ.

Đặc sản

Thịt chó Việt Trì

Bánh tai Phú Thọ

Bưởi Đoan Hùng

Hồng hạc

Trà (Chè)

Cá lăng

Hành chính và các đơn vị trực thuộc

Tỉnh lị của tỉnh là thành phố Việt Trì

Các đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện khác là Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hoà, Tam Nông, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn

Lịch sử hình thành và phát triển

Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu.

Tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sau tách dần đất để lập thêm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.

Tỉnh thành lập ngày 8/9/1891, gồm 2 huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ của tỉnh Hưng Hóa cũ, 3 huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.

Ngày 5 tháng 5 năm 1903, tỉnh lỵ tỉnh Hưng Hóa chuyển từ làng Hưng Hóa lên làng Phú Thọ để gần đường xe lửa hơn. Do đó, tỉnh Hưng Hóa cũng đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập).

Cho đến 1945, địa giới tỉnh có một số sự thay đổi. Tháng 3/1968, sáp nhập với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Cuối năm 1996, tách tỉnh Vĩnh Phú, tái lập tỉnh Phú Thọ.

Đây là địa bàn hoạt động chống Pháp cuối thế kỷ XIX - XX của Lãnh Tanh, Đốc Khoát, Tán Rật, Lãnh Đa, Lãnh Tùng, Đốc Tòng, Đốc Thực

Kinh tế

Nông nghiệp

Đây là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh. Tỉnh hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều chuyển biến tích cực, khai thác được lợi thế của từng vùng, kinh tế hộ gia đình, kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại. Diện tích, sản lượng nông nghiệp tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế. Cơ chế nông nghiệp chậm thay đổi, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao so với chăn nuôi. Việc vận dụng các thiết bị khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn chậm và chưa đồng đều. Tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác hết.

Các cây lượng thực chính là lúa, ngô, sắn, khoai lang. Ngoài sản xuất lúa, gạo, tỉnh còn trồng các cây công nghiệp đặc sản như chè, cọ, dứa, sơn trong đó cây chè chiếm hơn 90% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Sơn là cây công nghiệp truyền thống của tỉnh.

Công nghiệp

Phú Thọ là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp như chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hóa chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. So với các tỉnh vùng Đông Bắc thì Phú Thọ có nền công nghiệp phát triển tương đối sớm, từ những năm 1960. Tỉnh có nhiều nhà máy lớn, nhiều khu công nghiệp tập trung. Các nhà máy chè đen ở Cẩm Khê, super phốt phát ở Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển xây dựng các nhà máy chế biến nhiều hơn nữa để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Dịch vụ

Năm 2000, ngành dịch vụ của tỉnh Phú Thọ chiếm 34% tổng GDP của tỉnh. Nhìn chung, tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng chậm, một số ngành dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là khu vực nông thôn.

Ngành giao thông vận tải gần đây đã có nhiều chuyển biến như làm mới và nâng cấp một số tuyến đường phục vụ nhu cầu giao thương và đi lại của người dân. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Số phương tiện vận tải tăng nhanh.

Ngành thông tin liên lạc cũng phát triển với số thuê bao điện thoại ngày càng tăng. Hiện mật độ máy điện thoại đã đạt hơn 5 máy/ 100 dân.

Văn hóa

Phú Thọ có nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hóa của dân tộc. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng. Đặc biệt, Phú Thọ còn là kinh đô của các vua Hùng, nổi tiếng cả nước về di tích đền Hùng và nhiều di chỉ khảo cổ học thời đại Hùng Vương. Đây là quê hương các vua Hùng và nhiều danh nhân như Quản Áo, Hà Chương, Hà Đặc, Vũ Duệ, Nguyễn Mẫn Đốc, Nguyễn Hàng, Đề Kiều, Đặng Minh Khiêm, Đinh Công Mộc, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Thiệu Trị, Đỗ Duy Trung.

Phú Thọ là trung tâm của nhiều lễ hội. Các lễ hội chính có Hội đền Hùng, Gia Thanh, Hội Đào Xá, Hội đền Mẹ Âu Cơ, Hội đình Cả, Hội chọi trâu Phù Ninh, Hội Chu Hóa, Hội mở cửa rừng, Hội đánh cá, Lễ Cầu tháng Giêng, Hội phết Hiền Quan, Hội Xoan...

Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hóa riêng của mình như người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát sắc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo...

Giao thông

Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh khoảng 4650 km, trong đó có 263 km đường quốc lộ. Thế nhưng, chất lượng đường chưa cao. Trong tổng số chiều dài đường bộ thì chỉ có 240 km đường nhựa và bê tông, còn lại là các đường đá, gạch, hay đường cấp phối, đường đất (3840 km đường đất).

Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đường sông có 302km. Tỉnh có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Thao, sông Lô, sông Đà giao lưu rất tiện lợi, trong đó sông Thao có ý nghĩa về mặt giao thông hơn cả.

Diện tích tỉnh Phú Thọ bao nhiêu kilômét vuông?

3.535 km²Phú Thọ / Diện tíchnull

Phú Thọ có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?

Số đơn vị hành chính cấp huyện là 13 đơn vị, gồm: - 01 thành phố đô thị loại II (thành phố Việt Trì). - 01 thị xã là đô thị loại III (thị xã Phú Thọ). - 11 huyện (gồm các huyện Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn).

Phú Thọ thuộc miền gì?

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55' đến 210 43' vĩ độ Bắc, 1040 48' đến 1050 27' kinh độ Đông.

Địa bàn tỉnh Phú Thọ có bao nhiêu chỗ?

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh hiện còn 215 chợ truyền thống, trong đó có 3 chợ hạng 1, 13 chợ hạng 2 và 199 chợ hạng 3.