Phương pháp APA là gì

Theo Thông tư 45, trường hợp người nộp thuế (NNT) thoả thuận về giá tính thuế trong các giao dịch liên kết có một số quyền lợi nhất định như: rút đơn hoặc dừng đàm phán, mời hoặc thuê chuyên gia tư vấn độc lập để thỏa thuận về giá tính thuế…

Cụ thể, theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 45/2021/TT-BTC về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của NNT thì NNT có quyền đề nghị với Tổng cục Thuế về việc rút đơn hoặc dừng đàm phán tại bất cứ thời điểm nào trước khi thỏa thuận phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được ký kết.

NNT có quyền mời, hoặc thuê chuyên gia độc lập là người có kỹ năng, kiến thức phù hợp với nội dung APA để tham gia trao đổi, đàm phán APA. Trong các văn bản ghi nhận kết quả trao đổi, đàm phán phải được ký xác nhận bởi NNT.

Trường hợp trong khi thực hiện APA đơn phương, nếu có phát sinh việc đánh thuế trùng, hoặc có sự điều chỉnh về thu nhập chịu thuế dẫn đến bất lợi cho NNT xuất phát từ quyết định của cơ quan thuế đối tác, NNT có quyền đề nghị Tổng cục Thuế về việc sửa đổi, hoặc hủy bỏ APA theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Về nghĩa vụ và trách nhiệm của NNT, theo hướng dẫn của Thông tư 45, NNT có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác các thông tin, dữ liệu cho cơ quan thuế trong quá trình tham vấn (nếu có), nộp hồ sơ chính thức, thẩm định, đàm phán, ký kết, thực hiện APA cũng như trong quá trình giải quyết đề nghị gia hạn, sửa đổi APA theo quy định của Luật Quản lý thuế.

NNT chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

NNT có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ, chứng từ liên quan trong quá trình thẩm định, đàm phán, ký kết, thực hiện APA và cung cấp cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.

NNT có trách nhiệm lập và nộp các báo cáo APA thường niên cho từng năm tính thuế và báo cáo đột xuất (nếu có) trong giai đoạn hiệu lực của APA đã ký kết. Trường hợp NNT có hành vi vi phạm hành chính về thuế trong quá trình thực hiện APA đã ký sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định hiện hành.

Thông tư 45 hướng dẫn thi hành Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về việc áp dụng APA trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Theo đó, các giao dịch được đề nghị áp dụng APA gồm: Các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP; đồng thời đáp ứng các điều kiện sau: Giao dịch thực tế đã phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA.

Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế.

Thông tư 45 hướng dẫn thi hành Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về việc áp dụng APA trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Theo đó, các giao dịch được đề nghị áp dụng APA gồm: Các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP; đồng thời đáp ứng các điều kiện sau: Giao dịch thực tế đã phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA.

Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế.

Trong thời gian thực hiện APA, NNT có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện tại APA đã được ký kết và thực hiện việc điều chỉnh thu nhập chịu thuế phù hợp với mức giá, hoặc tỷ suất lợi nhuận, hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận đã được quy định tại APA để thực hiện khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

Trường hợp NNT đề nghị áp dụng cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA – Advance Pricing Agreement) song phương hoặc đa phương, NNT có trách nhiệm thông báo với bên liên kết thuộc phạm vi đề nghị áp dụng APA để đề nghị cơ quan thuế đối tác liên lạc và xúc tiến việc trao đổi, đàm phán với Tổng cục Thuế.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục về thuế liên quan đến hồ sơ chuyển giá hoặc các giao dịch liên kết theo cơ chế APA, sẽ phát sinh nhiều vấn đề gây khó hiểu cho doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, vui lòng liên hệ với Bộ phận Tư vấn của EXPERTIS để được hỗ trợ.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là một thỏa thuận trước thời hạn giữa người nộp thuế và cơ quan thuế về phương pháp định giá chuyển nhượng phù hợp (TPM) cho một tập hợp các giao dịch có vấn đề trong một khoảng thời gian cố định [1] (được gọi là " Giao dịch được xem xét").

Hầu hết các APA liên quan đến người nộp thuế ở Hoa Kỳ và Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS), nhưng APA cũng được thực hiện bên ngoài Hoa Kỳ.[2]

APA song phương và đa phương APA nói chung là đa phương hoặc đa phương tức là chúng cũng bao gồm các thỏa thuận giữa người nộp thuế và một hoặc nhiều cơ quan quản lý thuế nước ngoài theo thẩm quyền của thủ tục thỏa thuận chung (MAP) được quy định trong các hiệp ước thuế thu nhập.[3] Người nộp thuế được hưởng lợi từ các thỏa thuận như vậy vì họ được đảm bảo rằng thu nhập liên quan đến các giao dịch được xem xét sẽ không bị đánh thuế hai lần bởi IRS và cơ quan thuế nước ngoài có liên quan. Chính sách của IRS là "khuyến khích" người nộp thuế tìm kiếm các APA song phương hoặc đa phương nơi có các quy định của cơ quan có thẩm quyền.

APA đơn phương Tuy nhiên, có thể người nộp thuế có thể thương lượng một APA đơn phương chỉ liên quan đến người nộp thuế và IRS. Trong trường hợp này, hai bên chỉ đàm phán một TPM thích hợp cho mục đích thuế của Hoa Kỳ. Nếu người nộp thuế có liên quan đến tranh chấp với cơ quan quản lý thuế nước ngoài liên quan đến các giao dịch được xem xét, họ có thể tìm kiếm sự giải thoát bằng cách yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ tiến hành một thủ tục thỏa thuận chung. Tất nhiên, điều này giả định rằng có một hiệp ước thuế thu nhập áp dụng có hiệu lực ở nước ngoài.

Chương trình APA Mỗi APA được xử lý bởi một đội ngũ APA. Một trong những trưởng nhóm được chỉ định của Chương trình APA chịu trách nhiệm tập hợp đội và nói chung sẽ bao gồm một nhà kinh tế, một giám khảo viên quốc tế, một cố vấn lĩnh vực LMSB, và trong các trường hợp đa phương hoặc một nhà phân tích có thẩm quyền của Hoa Kỳ thảo luận hàng đầu với các đối tác hiệp ước. Các thành viên khác trong nhóm có thể bao gồm Cố vấn kỹ thuật quốc tế LMSB, nhân viên kiểm tra LMSB hoặc Cán bộ kháng cáo.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ OECD Transfer Pricing Guidelines – 2009
  2. ^ Mutual Agreement Procedures (MAPs) and Advance Pricing Arrangements (APAs), Retrieved ngày 17 tháng 11 năm 2013
  3. ^ INTM422030 - Transfer pricing: methodologies: Advance Pricing Agreements: types of agreement, Retrieved ngày 17 tháng 11 năm 2013

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hướng dẫn học APS của IRS
  • Trang web cổng thông tin chuyển giá Mỹ trang thông tin APA