Phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 3

12/11/2021 12:12 GMT +7

  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Sáu, 12/11/2021 | 12:12

STO - Sáng ngày 12-11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức tập huấn trực tuyến dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 3 dành cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số. Với mục tiêu nhằm triển khai các giải pháp tăng cường tiếng Việt học sinh dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 3

Báo cáo viên triển khai nội dung tập huấn tại điểm cầu trung tâm Sở GD-ĐT. Ảnh: H.NHƯ

Lớp tập huấn diễn ra trong 2 ngày (ngày 12 và 13-11) bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tại Sở GD-ĐT đến các điểm cầu ở các huyện, thị xã, thành phố; với tổng số gần 500 đại biểu tham gia là chuyên viên phòng GD-ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên lớp 3 các trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số.

Nội dung tập huấn triển khai các giải pháp và hướng dẫn sử dụng tài liệu tăng cường tiếng Việt lớp 3 cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, tài liệu được Bộ GD-ĐT phát hành. Qua đó, nhằm xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt trong và ngoài nhà trường; tích hợp rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong các môn học, hoạt động giáo dục khác; dạy học theo hướng tăng thời lượng môn tiếng Việt; xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động thư viện; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh và cộng đồng về việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

H.NHƯ

Tin cùng chuyên mục

12.06.2021 08:391450 đã xem

       Triển khai văn bản số 1949/BGDĐT-GDTH ngày 13/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện các hoạt động và giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, hôm nay ngày 11/6/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng tài liệu tăng cường tiếng Việt lớp 3 dành cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số. Mục tiêu tập huấn triển khai các giải pháp tăng cường tiếng Việt học sinh DTTS góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

       Thành phần tham gia gồm Chuyên viên phòng GDĐT, CBQL và giáo viên các cơ sở giáo dục tiểu học, tập huấn tổ chức bằng hình thức trực tuyến kết nối qua ứng dụng Teams từ điểm cầu Sở GDĐT tới tất cả các trường tiểu học có học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tổng số 119 điểm cầu với tổng số 1456 CBQL và giáo viên lớp 3  tham gia.

​​​​​​​       Nội dung tập huấn Triển khai các giải pháp và tập huấn hướng dẫn sử dụng tài liệu  tăng cường tiếng Việt lớp 3 cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, tài liệu được Bộ GDDĐT phát hành.

​​​​​​​       Kết thúc tập huấn, Ông Nguyễn Duy Hải Trưởng phòng GDTH Sở GDĐT triển khai một số nội dung tiếp tục thực hiện đối với công tác tăng cường tiếng Việt cho HSDTTS như sau:

​​​​​​​       - Phòng GDĐT tiếp tục triển khai kế hoạch và các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

​​​​​​​       - Xây dựng các cơ sở giáo dục tiểu học điển hình về tăng cường tiếng Việt giúp giáo viên có cơ hội chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm; thực hiện các giải pháp khác: tổ chức thực hiện linh hoạt các hoạt động trải nghiệm, trò chơi học tập, giao lưu tiếng Việt nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt.

​​​​​​​       - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS, việc dạy học tăng cường tiếng Việt theo các tài liệu đã được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt.

​​​​​​​       Các cơ sở giáo dục tiểu học có học sinh DTTS triển  khai kế hoạch, tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng trường.

​​​​​​​       - Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt trong và ngoài nhà trường; tích hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong các môn học/hoạt động giáo dục khác; dạy học theo hướng tăng thời lượng môn tiếng Việt; xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động thư viện; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh và cộng đồng về việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS.

​​​​​​​       - Tài liệu tăng cường tiếng Việt lớp 3 dành cho vùng DTTS được áp dụng từ năm học 2021-2022.

Phòng GDTH Sở GDĐT

Một số hình ảnh tập huấn:

Phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 3

Phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 3

Phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 3

Phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 3

Phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 3

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo chính sách đối với học sinh tiểu học (HSTH) vùng  dân tộc thiểu số (DTTS) cũng như đảm bảo chế độ đối với giáo viên dạy học vùng DTTS nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS và đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các nội dung sau:

  • Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 vùng DTTS; triển khai dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 1, lớp 2, lớp 3 vùng DTTS nhằm tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS.
  • Tổ chức rà soát kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” đã được UBND tỉnh phê duyệt để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế hiện nay.
  • Bên cạnh đó tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí tổ chức triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS hàng năm, trong đó cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ, cấp phát miễn phí các bộ tài liệu tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt để các trường có đủ điều kiện triển khai thực hiện theo đúng quy định. Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho những giáo viên dạy các lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh chưa qua mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1 trong thời gian giáo viên được nghỉ hè theo quy định và những giáo viên dạy các tiết tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS trong suốt năm học phù hợp với điều kiện của địa phương.
  • Tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương như: chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt trong và ngoài nhà trường; tích hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong các môn học/hoạt động giáo dục khác; dạy học theo hướng tăng thời lượng môn tiếng Việt; xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động thư viện; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh và cộng đồng về việc tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS; xây dựng các cơ sở giáo dục tiểu học điển hình về tăng cường tiếng Việt giúp giáo viên có cơ hôi chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm; thực hiện các giải pháp khác: tổ chức thực hiện linh hoạt các hoạt động trải nghiệm, trò chơi học tập, giao lưu tiếng Việt, ... nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt.
  • Tăng cường kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS, việc dạy học tăng cường tiếng Việt theo các tài liệu đã được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt./.

T.T.T