Phương pháp kiểm tra đánh giá ở tiểu học

Từ VLOS

Đánh giá trong giáo dục thường được chia thành các hình thức đánh giá sau:

Đánh giá quá trình: (formative assessment)[sửa]

Đánh giá quá trình được thiết kế để phản hồi cho học sinh tiến bộ của họ đối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đánh giá quá trình nhằm thu thập thông tin về việc học của học sinh trong quá trình học tập để cải thiện việc học.

Xem chi tiết: Đánh giá quá trình

Đánh giá tổng kết hay đánh giá kết quả (summative assessment)[sửa]

Đánh giá kết quả thường được sử dụng vào khi kết thúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kỳ, một năm, một cấp học. Cách đánh giá này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho người học biết được khả năng học tập của mình.

Xem chi tiết: Đánh giá tổng kết

Đánh giá lớp học/ Đánh giá trên lớp: (classroom assessment)[sửa]

Đánh giá trên lớp học là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong các trường học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. Nó thường được thực hiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ, và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo.

Xem chi tiết: Đánh giá trên lớp

Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí[sửa]

- Đánh giá theo tiêu chí, người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã định rõ về thành tích, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với các tiêu chí đã đề ra. Thông thường, đánh giá theo tiêu chí dùng để xác lập mức độ năng lực của một cá nhân.

- Đánh giá theo chuẩn là hình thức đánh đưa ra những nhận xét về mức độ cao thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi. Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong phân bố chuẩn, trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bài rất tốt, một số rất kém, số còn lại nằm ở khoảng giữa được đánh giá trung bình. Bài kiểm tra IQ là ví dụ rõ nhất về đánh giá theo chuẩn, hay cách xếp loại học tập của HS ở nước ta hiện nay cũng là cách đánh giá theo chuẩn.

- Khác với đánh giá theo tiêu chí, đánh giá theo chuẩn thường tạo nên mối quan hệ căng thẳng giữa HS với nhau, làm giảm đi tính hợp tác trong học tập. Đánh giá theo chuẩn thường sử dụng các câu hỏi TNKQ vì thế khó có thể đánh giá được một số năng lực của HS đã đưa ra ở bảng 2, ví dụ như:

+ Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

+ Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó

+ Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí

+Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí

+ Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.

+..v..v..

Mặt khác, việc đánh giá thông qua các kỳ thi đầu vào có tính tham chiếu chuẩn cho phép một tỷ lệ HS vượt qua thì đồng nghĩa với việc các tiêu chuẩn có thể khác nhau giữa các năm tùy thuộc chất lượng HS thi vào. Trong khi đó đánh giá theo tiêu chí không khác nhau giữa các năm, trừ phi chính các tiêu chí này được thay đổi.

Tự suy ngẫm và tự đánh giá[sửa]

- Tự suy ngẫm và tự đánh giá là việc HS tự đưa ra các quyết định đánh giá về công việc và sự tiến bộ của bản thân. Hai hình thức đánh giá này góp phần thúc đấy học tập suốt đời, bằng cách giúp HS đánh giá thành tích học tập của bản thân và của bạn một cách thực tế, không khuyến khích sự phụ thuộc vào đánh giá của GV. Tự đánh giá rất hữu ích trong việc giúp HS nhận thức sâu sắc về bản thân, nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh hoạt động học kịp thời. Vì vậy, tự suy ngẫm, tự đánh giá cần được diễn ra trong suốt quá trình học tập và được sử dụng như một phần của đánh giá quá trình.

- Tự đánh giá khác với tự chấm điểm: Tự chấm điểm là cho điểm băng cách sử dụng các tiêu chí do người khác quy định. Trong khi đó tự đánh giá là quy trình xem xét, phản ánh,đồng thời là sự suy ngẫm về lựa chọn tiêu chí.

- Trong thực tiễn đánh giá, trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về GV vì GV là người phải đảm nhận vai trò điều tiết, có thể phủ quyết nếu HS không cung cấp đủ minh chứng để bổ trợ cho số điểm tự cho mình. Đồng thời trên thực tế tự đánh giá có thể kết hợp với hình thức đánh giá đồng đẳng, nên có thể điều tiết điểm số tự đánh giá.

Đánh giá đồng đẳng[sửa]

Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá trong đó HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm công việc của các bạn học. Khi đánh giá HS phải nắm rõ nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm của các bạn học.

Xem chi tiết: Đánh giá đồng đẳng

Đánh giá qua thực tiễn[sửa]

Đánh giá qua thực tiễn đưa ra cho HS những thách thức thực tế và thường được đánh giá thông qua năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn. Trong dạy học vật lí sử dụng hình thức đánh giá này đánh giá được một số năng lực của HS như:

Xem chi tiết: Đánh giá qua thực tiễn

Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập truyền thống[sửa]

Xem chi tiết: Các phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập truyền thống

Một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển năng lực[sửa]

Xem chi tiết: Một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển năng lực

Nguồn[sửa]

Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu trong giáo dục và đào tạo, luôn được xã hội quan tâm và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trong nhiều năm nay. Để nâng cao chất lượng dạy và học, vì sự phát triển của thế hệ tương lai, cần có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp. Và để làm được điều đó, trước hết người giáo viên, quản lý cần nhận thức được những vấn đề cơ bản, phân loại rõ ràng và ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy và học.

Hiện nay, một số người còn ngộ nhận, chưa phân biệt rõ ràng các loại hình kiểm tra, đánh giá, thậm chí nhầm lẫn giữa kiểm tra và đánh giá. Thực ra ĐÁNH GIÁ là một quá trình, một khái niệm rộng, còn KIỂM TRA chỉ dạng thức cơ bản, quen thuộc, là một khâu quan trọng trong quá trình đánh giá mà thôi.

Trong bài viết này, Khaothi.Online xin chia sẻ tới quý độc giả những khái niệm về kiểm tra, các hình thức, phương pháp và những lưu ý khi kiểm tra. Đồng thời giới thiệu các khái niệm liên quan tới quy trình đánh giá học sinh. 

KIỂM TRA  

Khái niệm kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh, 

Các hình thức kiểm tra: Trong dạy học, người ta thường sử dụng các hình thức kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết.

a. Kiểm tra thường xuyên. 

  • Mục đích của kiểm tra thường xuyên:
    • Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh.
    • Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.
    • Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.
  • Kiểm tra thường xuyên được tiến hành: 
    • Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống.
    • Qua quá trình học bài mới 
    • Qua việc ôn tập, củng cố bài cũ 
    • Qua việc vận dụng tri thức vào thực tiễn. 

b. Kiểm tra định kỳ 

  • Kiểm tra định kỳ thường được tiến hành sau khi:
    • Học xong một số chương 
    • Học xong một phần chương trình 
    • Học xong một học kỳ 
  • Tác dụng của kiểm tra định kỳ
    • Giúp thầy trò nhìn nhận lại kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định.
    • Đánh giá được việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời hạn nhất định. 
    • Giúp cho học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học.
    • Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.

c. Kiểm tra tổng kết  

  • Hình thức kiểm tra tổng kết được thực hiện vào: cuối giáo trình, cuối môn học, cuối năm.
  • Kiểm tra tổng kết nhằm:
    • Đánh giá kết quả chung 
    • Củng cố, mở rộng toàn bộ tri thức đã học từ đầu năm, đầu môn học, đầu giáo trình,
    • Tạo điều kiện để học sinh chuyển sang học môn học mới, năm học mới.

Một số điểm cần lưu ý: Giáo viên không nên chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết để đánh giá học sinh, phải kết hợp với việc kiểm tra thường xuyên, phải theo dõi hàng ngày mới giúp cho người giáo viên đánh giá đúng, chính xác thực chất trình độ của học sinh.

Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý: Tránh có lời nói nặng nề, phạt học sinh; nên khuyến khích, động viên những tiến bộ của học sinh dù cho đó là những tiến bộ nhỏ. Khi phát hiện được nguyên nhân những sai sót, lệch lạc nên có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Các phương pháp kiểm tra 

Các hình thức kiểm tra nêu trên được thực hiện bằng các phương pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.

a. Kiểm tra miệng: 

  • Phương pháp kiểm tra miệng được sử dụng: 
    • Trước khi học bài mới 
    • Trong quá trình học bài mới 
    • Sau khi học xong bài mới 
    • Thi cuối học kỳ 
    • Thi cuối năm học 
  • Phương pháp kiểm tra miệng có tác dụng: 
    • Tạo cho người giáo viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh có những trình độ khác nhau.
    • Thúc đẩy cho học sinh học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục.
    • Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng.
  • Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra miệng cũng có nhược điểm nếu giáo viên sử dụng nó không khéo léo, như:
    • Một bộ phận học sinh thường thụ động trong khi kiểm tra.
    • Mất nhiều thời gian.  
  • Các yêu cầu khi kiểm tra miệng
    • Tạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi đề ra
    • Giáo viên nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của bài, nắm chắc chương trình, chuẩn bị kiến thức tối thiểu do quy định.
    • Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi vừa phải, sát trình độ học sinh, học sinh có thể trả lời ngắn gọn trong vài phút.
    • Sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, cần có thời gian ngắn để học sinh chuẩn bị, sau đó mới chỉ định học sinh trả lời câu hỏi.
    • Thái độ và cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh có ảnh hưởng trong kiểm tra.
    • Sự hiểu biết của giáo viên về tính cách của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm là những yếu tố giúp cho người thầy giáo thấy rõ thực chất trình độ kiến thức, kĩ năng của học sinh được kiểm tra.
    • Cần kiên trì nghe học sinh trình bày. 
    • Khi cần thiết, phải biết gợi ý, không làm cho các em sợ hãi lúng túng.
    • Yêu cầu học sinh trả lời sao cho cả lớp nghe được và yêu cầu cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn và bổ sung khi cần thiết.
    • Phải có nhận xét ưu khuyết điểm trong câu trả lời của học sinh về hình thức trình bày, nội dung, tinh thần thái độ .
    • Phải công bố điểm công khai. 
    • Phải ghi điểm vào sổ điểm của lớp và sổ điểm cá nhân của mình.

b. Kiểm tra viết 

  • Kiểm tra viết được sử dụng:
    • Sau khi học xong một phần 
    • Sau khi học xong một chương, nhiều chương
    • Sau khi học xong toàn giáo trình
    • Sau khi hết học kì hoặc năm học 
  • Tác dụng của kiểm tra viết
    • Cùng một lúc kiểm tra được tất cả lớp trong một thời gian nhất định
    • Có thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp
    • Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ viết
  • Khi tiến hành kiểm tra viết, cần chú ý một số điểm sau đây:
    • Ra đề bài phải rõ ràng, chính xác, hiểu thống nhất ở tất cả học sinh, sát trình độ của các em, phù hợp thời gian làm bài, phát huy trí thông minh của các em.
    • Giáo dục cho các em tinh thần tự giác, nghiêm túc trong khi làm bài, tránh tình trạng nhìn bài nhau, nhắc bạn, sử dụng tài liệu trong khi làm bài.
    • Tạo điều kiện cho học sinh làm bài cẩn thận, đầy đủ, không làm cho các em mất tập trung tư tưởng, phân tán chú ý.
    • Thu bài đúng giờ.
    • Chấm bài cẩn thận.
    • Có nhận xét chính xác, cụ thể.
    • Trả bài đúng hạn. 
    • Có nhận xét chung, nhận xét riêng về nội dung, hình thức trình bày, tinh thần thái độ trong khi làm bài…
    • Khuyến khích học sinh tiến bộ, nhắc nhở học sinh sa sút.
  • Câu hỏi trong bài kiểm tra viết thường có hai loại chính sau:
    • Câu hỏi với mục đích đòi hỏi học sinh phải tái hiện các kiến thức sự kiện, đòi hỏi phải ghi nhớ và trình bày một cách chính xác, hệ thống, chọn lọc.
    • Câu hỏi yêu cầu năng lực nhận thức đòi hỏi học sinh phải thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể,
    • Trong quá trình kiểm tra, cần sử dụng phối hợp cả hai loại câu hỏi trên.

c. Kiểm tra thực hành 

  • Kiểm tra thực hành nhằm mục đích: kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở học sinh, như đo đạc, thí nghiệm lao động.
  • Kiểm tra thực hành được tiến hành: 
    • Ở trên lớp 
    • Trong phòng thí nghiệm 
    • Trong vườn trường
    • Trong xưởng trường 
    • Ngoài thiên nhiên 
  • Khi tiến hành kiểm tra thực hành, cần phải chú ý các điểm sau:
    • Theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tác
    • Kết hợp kiểm tra lý thuyết – cơ sở lý luận của các thao tác thực hành.
Phương pháp kiểm tra đánh giá ở tiểu học

Ảnh minh họa: Các khái niệm cơ bản trong kiểm tra đánh giá
(Ảnh: Báo Quảng Ninh)

ĐÁNH GIÁ 

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó.

Để hiểu rõ khái niệm đánh giá, chúng ta cùng tìm hiểu các khái niệm có liên quan.

Đo 

Theo Từ điển Tiếng Việt, đo được hiểu là xác định độ lớn của một đại lượng bằng cách so sánh với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị.

Khái niệm đo ở trên phù hợp với khoa học vật lý. Còn khái niệm “đo” trong khoa học xã hội, có thể hiểu được là: Đo là chỉ sự so sánh một vật hay một hiện tượng với một thước đo hoặc chuẩn mực và khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng.

Nhận xét 

Nhận xét là đưa ra ý kiến có xem xét và đánh giá về một đối tượng nào đó.

Đánh giá 

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Đối chiếu với khái niệm đo, nhận xét ở trên, chúng ta thấy:

  • Đánh giá là một khái niệm bao hàm một quá trình.
  • Đo, nhận xét chỉ nói lên một khâu của quá trình ấy.

a. Đánh giá chẩn đoán 

Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy xong một chương hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình kiến thức liên quan đã có của học sinh, những điểm mà học sinh đã nắm vững, những thiếu sót cần bổ khuyết…để quyết định cách dạy thích hợp.

b. Đánh giá từng phần 

Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong dạy học nhằm cung cấp những thông tin ngược, qua đó, giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.

c. Đánh giá tổng kết 

Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá 

Dựa vào những định hướng của đánh giá, giáo viên ra quyết định những biện pháp cụ thể để giúp học sinh hoặc giúp đỡ cả lớp về những thiếu sót.

Như vậy, kiểm tra có 3 hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết, được tiến hành thông qua 3 phương pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Mỗi hình thức có những thời điểm riêng phù hợp và những mục đích cụ thể khác nhau. Các phương pháp cũng có những tác dụng, yêu cầu riêng. Nhưng nhìn chung, việc phân bổ, kết hợp các bài kiểm tra phải đáp ứng sao cho quá trình đánh giá đạt hiệu quả tốt nhất. Không chỉ đánh giá mỗi kết quả dựa trên điểm số của bài kiểm tra định kỳ và tổng kết, mà còn phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá từng phần để sát sao, kịp thời điều chỉnh cách dạy và học để đi đúng hướng và phát triển vững vàng.

Nguồn: Công Tuất Đỗ. 2013. Các Khái Niệm Cơ Bản Của Kiểm Tra, Đánh Giá – VOER.
[online] Available at: <https://voer.edu.vn/m/cac-khai-niem-co-ban-cua-kiem-tra-danh-gia/aa5a6c25> [Accessed 3 December 2020].