Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm

Không chỉ là món nước giải khát hấp dẫn, dâu tằm còn được biết đến với khả năng chữa được nhiều loại bệnh. Cây dâu tằm thường được dùng trong điều trị mất ngủ, hay quên, bí đại tiện, da nhiều nếp nhăn, râu tóc bạc sớm, táo bón…

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Dâu tằm được biết đến với khả năng chữa được nhiều loại bệnh.

Tên gọi khác: tầm tang, dâu cang (H`mông), dâu tằm, nằn phong (Dao), mạy mọn (Tày).

Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff

Họ: dâu tằm Moraceae.

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Đông Trùng Hạ Thảo Khô 755,000đ

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Set Quà An Khang 1,550,000đ

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

Mô tả: Dâu tằm là cây gỗ thân nhỏ, cao từ  2 – 3 cm. Lá cây có hình bầu dục, mọc so le, mép khía có răng cưa. Quả dâu tằm có màu đen hoặc đỏ, có mùi thơm, vị ngọt, có thể ăn được.

Phân bố: Cây dâu tằm thường mọc tại vùng có diện tích lớn như đất bằng, đất sông, bãi, cao nguyên.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, lá và quả.

Thu hái: Phần vỏ rễ thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô đều được. Lá non và lá bánh tẻ thu hoạch vào đầu mùa hạ. Quả hái khi chín.

Chế biến: Lá dùng để nuôi tằm, quả đem nấu rượu và làm thuốc.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học: 

Lá dâu tằm:

  • Acid amin tự do như: phenylalanin, alanin, sarcosin, acid pipercholic, leucin, arginin;
  • Protid;
  • Acid hữu cơ: succinic, isobutyric, propionic…;
  • Tanin;
  • Vitamin C, B1, D.

Cành dâu tằm:

  • Mulberrin, mulberrochromene,dihydromorin, cyclomulberrin, morin, maclurin, dihydrokaempferol.

Quả dâu:

  • Đường (glucose, fructose); Anthocyan (sắc tố màu đỏ có ở quả chín).
  • vitamin B1, C, protit, acid hữu cơ, tanin.

Theo y học cổ truyền, cây dâu tằm có tác dụng tức phong (trừ gió độc), minh nhĩ mục (thính tai sáng mắt), nhuận trạng thông tiện, ô tu phát (làm đen râu tóc), tư âm dưỡng huyết, bổ thận… nên được ứng dụng trong điều trị các bệnh như sau:

  • Hoa mắt chóng mặt (do âm huyết suy, hư).
  • Người mệt mỏi
  • Ngực bồn chồn
  • Mất ngủ, hay quên
  • Bí đại tiện
  • Da nhiều nếp nhăn
  • Râu tóc bạc sớm
  • Tim đập loạn nhịp
  • Phụ nữ bế kinh.
  • Vị ngọt, tính hàn, không độc.
  • Vào hai kinh Can và Thận.

Liều dùng cây dâu tằm còn phụ thuộc nhiều vào mục đích điều trị và bài thuốc tương ứng. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng vì dâu tằm có tính hàn nên ăn nhiều sẽ không tốt, nhất là những người có hoạt động hệ tiêu hóa kém như tiêu chảy, sôi bụng…

Cách làm nước dâu tằm:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 kg dâu tằm
  • 500 gam đường

Cách thực hiện:

  • Dâu đem cắt bỏ cuống trên, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Nấu nồi nước sôi khoảng 80 độ, dội qua rỗ dâu (để khi ngâm lâu dâu không bị nổi vàng hoặc mốc).
  • Xếp dâu vào lọ, rải xem kẻ một lớp dâu một lớp đường.
  • Ngâm trong  5 – 7 ngày thì đem lọc qua rây.
  • Đun nước soi trong khoảng 15 phút, để thật nguội rồi đem đi quản quản.
  • Đối với phần bã dâu, không nên vứt mà đem ngâm với rượu trong vài ngày là có được rượu dâu để thưởng thức.
Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Nước ngâm từ quả dâu tằm có cách làm đơn giản, thường dùng để thanh nhiệt.

Một số bài thuốc từ quả dâu:

Dâu tằm dược ứng dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh dân gian như sau:

  • Giải khát, trị táo bón: Uống 2 – 3 ly nước dâu mỗi ngày.
  • Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe: Uống 1 – 2 ly nước dâu trước khi ăn để kích thích vị giác, tăng cường hệ tiêu hóa và dùng 1 ly trước khi đi ngủ để được say giấc hơn.
  • Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em, người lớn (bàn tay): Dùng lá dâu bánh tẻ (12 gam) đem nấu canh với tép, tôm. Hoặc sắc thuốc uống gồm hạnh nhân, liên kiều mỗi vị 12 gam, cam thảo (4 gam), bạc hà, cát cánh (8 gam), lô căn (20 gam).
  • Dự phòng cảm cúm: Sắc uống cúc hoa, lá dâu (12 gam), thảo quyết minh (8 gam).
  • Huyết áp cao: nấu nước hạt ích mẫu và lá dâu ngâm chân vào buổi tối khoảng 30 – 40 phút trước khi đi ngủ.
  • Trị viêm kết mạc cấp tính, đau mắt: Xông mắt bằng nước lá dâu. Ngoài ra, dùng lá dâu bánh tẻ rửa sạch, giã nguyễn đắp có thể đánh tan huyết khi bị đau mắc đỏ.
  • Hen suyễn, ho: Sắc uống 20 – 40 gam vỏ rễ, có thể thêm địa cốt bì và cam thảo cho dễ uống.
  • Chân tay phù nề, khó tiêu: Sắc uống vỏ rễ dâu, vỏ quít, vỏ cam, phục linh, vỏ gừng.
  • Viêm khớp sưng phù, đầu ngón tay đau nhức, chân tay tê bại, trong đợt lạnh nhiều: Sắc uống Cành Dâu, Uy linh tiên, Kê huyết đằng, mỗi vị 12g.
  • Bổ huyết, an thai khi bị động thai ra máu: Sắc uống Tục đoạn và Tầm gửi thêm rễ gai.
  • Đái nhạt, đái dắt: Tổ bọ ngựa Dâu, kim anh đem nướng cháy, tán mịn rồi đem uống với rượu, dùng khi đói.
  • Chữa tiểu tiện ít, hen suyễn, đau nhức xương, thấp khớp: Sắc uống 6 – 12 gam vỏ rễ dâu.
  • Chữa mắt mờ, thiếu mắt: Dùng quả ngâm rượu (15 – 20 quả) uống. Sử dụng siro dâu tằm bôi lên vết loét, lở ở lưỡi,họng giúp chữa đau lưỡi, họng.
  • Thiếu máu, da xanh xao, choáng, mất ngủ, chóng mặt: Ngâm rượu quả dâu Hoặc sắc thuốc uống gồm có Hà thủ ô đỏ, Câu Kỷ tử, nhân hạt táo, mỗi vị 10g.

Dâu tằm không chỉ được dùng để uống giải khát, thanh lọc cơ thể mà còn được dùng như một vị thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, dâu tằm có tính hàn nên không thích hợp dùng nhiều cho những người bị tiêu chảy, sôi bụng. Dâu tằm kỵ kim loại nên khi nấu nước dâu, bạn nên sử dụng nồi đất hoặc nồi tráng men.

Trên đây là một số thông tin về cây dâu tằm, hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến bạn. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa thay thế chỉ định của bác sĩ.

Chứa những dưỡng chất tuyệt vời, cây dâu tằm và quả dâu tằm có tác dụng bồi bổ sức khỏe và điều trị chứng mất ngủ. Đồng thời, vị thuốc tự nhiên này còn giúp tăng cường hệ tiêu và ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch, đặc biệt giúp trẻ lâu.

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Hình ảnh quả dâu tằm

+ Tên khác: Cây tầm tang, cây mạy môn

+ Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa

+ Họ: Dâu Moraceae

+ Đặc điểm sinh thái của cây dâu tằm

Dâu tằm là loại cây gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng 3m. Thân cành mềm, có lông khi còn non nhưng khi trưởng thành, thân nhữ và có màu xám trắng. Vỏ thân có nốt sần và có mù trắng như sữa. Lá dâu tằm mọc so le và có hình bầu dục, hình trứng nhộng hoặc hình tim. Phiến lá mỏng, lá có mũi nhọn ở đầu, mềm, có chiều dài 5 – 10 cm và rộng 4 – 8 cm. Mép lá có răng cưa, mặt trên có màu lục xám hoặc lục sẫm, mặt dưới có màu lục nhạt. Lá có nhiều gân với gân lớn chạy từ cuống lá và các gân nhỏ nổi hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá. 

Hoa đơn tính, có thể cùng hoặc khác gố. Cụm hoa đực dài 1,5 – 2 cm, có cuống ngắn, có lông thưa và 4 lá đài tù với 4 nhị đối diện các lá đài. Hoa cái có 4 lá đài, có bầu 1 ô, 1 noãn. Quả bế, mọng nước được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng. Quả khi sống có màu trắng xanh và chín có màu đỏ hồng hoặc đen với chiều dài 1 – 2 cm và đường kính 7 – 10 mm. Cuống quả dài 1 – 1,5 mm, có vị ngọt và hơi chua.

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Hình ảnh quả dâu tằm sống có màu trắng xanh và khi chín có màu đỏ hồng hoặc đen

+ Phân bố

Cây mọc nhiều ở các vùng miền trên cả nước như Lâm Đồng, Hà Tây – Hà Nội, Nghệ An, Bắc Ninh,…

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá dâu tằm (tang diệp), quả dâu tằm (tang thầm), rễ dâu tằm (tang bạch bì), cây mọc ký sinh trên cây dâu tằm (tang ký sinh), tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu)
  • Thu hái: Quả dâu tằm hái vào cuối tháng ba, đầu tháng tư. Lá thu hoạch bất kỳ thời điểm nào trong năm
  • Chế biến: Lá và thân sau khi thu hái về đem rửa sạch và phơi khô dùng làm thuốc, còn quả chín dùng ngâm rượu
  • Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

+ Thành phần hóa học

Quả dâu tằm tươi có 88% là nước và 9.4% carb, 1.4% protein, 0.4% chất béo, 1.7% chất xơ. Còn khi khô, chúng chứa 14% chất xơ, 3% chất béo, 70% carb, 12% protein. Bên cạnh đó, quả dâu tằm chứa nhiều carotene và các vitamin như vitamin K1, E, C, acid folic và acid folinicm. Đặc biệt, chúng còn chứa nhiều khoáng chất như kali và sắt. Ngoài ra, quả dâu tằm còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid, isoquercetin, polyphenol.

+ Tính vị

  • Tang bạch bì: Có vị ngọt, tính mát
  • Tang diệp: Vị ngọt, đắng, tính mát
  • Tang thầm: Vị ngọt và tính mát

+ Công dụng của cây dâu tằm

  • Tang bạch bì: Vỏ rễ có tác dụng chữa ho có đờm, ho lâu ngày, sốt. Đồng thời còn dùng làm thuốc lợi tiểu
  • Tang diệp: Có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, an thần, huyết áp cao, cho ra mồ hôi và tiêu đờm
  • Tang ký sinh: Chữa đau lưng, an thai, bổ gan thận, chữa đau mình
  • Tang phiêu tiêu: Chữa đi tiểu nhiều lần, lợi tiểu, liệt dương, di tinh hoặc trẻ con đái dầm
Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Dâu tằm mang lại nhiều tác dụng tốt đối với hệ tim mạch và giúp ngăn ngừa ung thư

+ Tác dụng của quả dâu tằm

Quả dâu tằm chứa nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe và nhan sắc. Cụ thể như:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ chứa lượng lớn chất xơ, quả dâu tằm giúp cải thiện nhanh các vấn đề về đường ruột như táo bón, chuột rút và đầy bụng. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
  • Giúp tim khỏe mạnh: Resveratrol là hoạt chất chống oxy hó có trong dâu tằm giúp làm tăng sản xuất oxit nitric, làm giãn mạch máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch như đột quỵ, đau tim
  • Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể: Vitamin C có trong dâu tằm được xem là vũ khí phòng thủ mạnh mẽ giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
  • Làm chậm quá trình lão hóa da: Các hoạt chất chứa trong quả dâu tằm như vitamin A, E, C và các thành phần carotenoid như zea-xanthin, lutein, alpha carotene,… có tác dụng chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó giúp da, tóc khỏe mạnh và căng mịn
  • Phòng chống ung thư: Các hợp chất phytonutrient, anthocyanins, polyphenolic và vitamin A,… chứa trong loại quả tự nhiên này có công dụng chống lại các gốc tự do có hại đối với tế bào khỏe mạnh, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư

+ Cách dùng và liều lượng

  • Cách dùng: Tang diệp sắc thuốc hoặc nấu canh, tang thầm ngâm rượu
  • Liều dùng: Tang diệp, tang bạch bì 6 – 18 gram dưới dạng thuốc sắc, tang thầm 12 – 20 gram làm nước giải khát, tang ký sinh 12 – 20 gram thuốc sắc

+ Đối tượng sử dụng 

Trường hợp được phép sử dụng dâu tằm điều trị bệnh:

  • Người bị mất ngủ, suy giảm sinh lý
  • Người bị tóc bạc sớm
  • Người khỏe mạnh có thể dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe

+Đối tượng không nên dùng

Những đối tượng sau không nên dùng dâu tằm chữa bệnh:

  • Người có cơ thể suy yếu, ho do lạnh, ho không có đờm hoặc lèm nóng sốt
  • Bệnh nhân đại tiện lỏng
  • Người bị chứng mộng tinh hoặc viêm tiết niệu
  • Phụ nữ đang cho con bú

+ Lưu ý

Mặc dù rất hiếm nhưng quả dâu tằm đôi khi cũng gây dị ứng ở người sử dụng, nhất là khi dùng quả bị dập nát hoặc còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, khi dùng dâu tằm, người bệnh nên lựa chọn loại quả tươi và căng mọng, không bị dập. Bên cạnh đó, trong nước quả có chứa nhiều tanin. Vì vậy, khi sử dụng nước dâu tằm không nên để lâu trong các dụng cụ chứa làm bằng kim loại như nhôm, đồng, sắt,.. Tốt nhất nên chứa đựng nước dâu ở nồi hoặc ly, bình bằng thủy tinh hoặc sứ.

+ Chữa cao huyết áp

Sử dụng 1 nắm lá tang diệp đem rửa sạch và thái nhỏ. Cá diếc được làm sạch nhớt bề mặt bằng muối và không mổ bụng. Sau đó, đem luộc cá rồi gỡ lấy thịt nấu canh với lá tang diệp. Ăn cả nước và cái giúp ổn định huyết áp.

+ Chữa tiểu đường

Dùng tang thầm đem ép lấy nước và cô đặc thành cao. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5 gram. Liều dùng dao động trong ngày có thể từ 12 – 20 gram.

Phương pháp nghiên cứu dược liệu cây dâu tằm
Dâu tằm cô đặc giúp chữa tiểu đường

+ Điều trị ho lâu ngày, ho ra máu hoặc ho khan

Sử dụng rễ cây dâu đem đi rửa sạch rồi cạo bỏ phần vỏ ngoài. Sau đó, đem ngâm trong nước vo gạo khoảng 24 tiếng, vớt ráo và đem phơi khô. Tiếp theo đem sao vàng hạ thổ và cho vào bình thủy tinh, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 – 16 gram sắc thuốc uống. Trong trường hợp uống thuốc nhưng không thuyên giảm nhiều, bệnh nhân có thể thêm 10 gram vỏ rễ chanh đã sao vàng hạ thổ vào sắc uống.

+ Sơ cứu khi bị chảy máu cam

Lấy một nắm lá dâu tằm đem rửa sạch, vò nhẹ và nhét vào mũi, máu sẽ cầm sau đó

+ Điều trị chứng ra mồ hôi tay ở người lớn và mồ hôi trộm ở trẻ em

Sử dụng 12 gram lá dâu sắc chung với 4 gram cam thảo, 20 gram lô căn, liên kiều, bạc hà, cúc hoa và hạnh nhân, mỗi vị 12 gram. Sau khi sắc xong lọc lấy nước và chia uống 2 lần trong ngày.

+ Nguyên liệu: 

  • Quả dâu tằm khô: 1 kg
  • Rượu gạo: 4 – 5 lít 40 độ

+ Cách làm và dùng:

Cho dâu tằm khô vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu. Thời gian ngâm khoảng 1 tháng là có thể dùng. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly nhỏ từ 5 – 10 ml.

Dâu tằm mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm