Phương pháp xác định amoni trong nước thải

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 10/08/2015, 04:59

Xác định hàm lượng amoni- Phương pháp chưng cất và chuẩn độ (TCVN 5988-1995) 1.1 Phạm vi áp dụng: - Xác định amoni trong nguồn nước chưa xử lý, nước uống, nước thải. 1.2 Lĩnh vực áp dụng: Xác định amoni tính theo nito tới hàm lượng 10mg trong mẫu thử. Mẫu thử: 10ml tương đương C N =1000 mg/l Có thể xác định nồng độ N-NH 3 >20 mg/l. 2. Nguyên tắc Điều chỉnh pH của mẫu về khoảng 6.0 - 7.4. Thêm MgO tạo môi trường kiềm yếu, chưng cất amoniac được giải phỏng, thu vào dung dịch bình chứa sẵn dung dịch axit boric. Chuẩn độ amoni trong phần cất được bằng dung dịch chuẩn, axit boric/ chỉ thị. 3. Thuốc thử - Nước không chứa NH 3 - Dung dịch chuẩn HCl 0.1M hoặc 0.02M - Dung dịch axit boric/ Chỉ thị: - Dung dịch chỉ thị Bromthymol xanh 0.5g/l - Dung dịch NaOH 1M - MgO 4. Thiết bị - dụng cụ - Hệ thống chưng cất - Ống đong 250ml, Erlen 250ml, buret 20ml. 5. Cách tiến hành 5.1 Lấy mẫu, bảo quản mẫu: Lấy mẫu vào chai thủy tinh hoặc chai nhựa. Mẫu lấy xong cần phân tích càng sớm càng tốt, lưu giữ từ 2- 5 0 C. Axit hóa mẫu bằng H 2 SO 4 (pH<2). 5.2 Chọn thể tích mẫu chưng cất Nồng độ amoni C N (mg/l) V (mẫu) ml 0.05 – 10 250 10 – 20 100 20 – 50 50 50 – 100 25 5. 3 Cách làm thí nghiệm - Lấy 50ml axit boric cho vào erlen của hệ thống chưng cất. - Lấy mẫu theo bảng trên, thêm vài giọt chỉ thị bromthymol xanh, chỉnh pH từ 6 - 7.4 bằng NaOH và HCl - Thêm 0.25g MgO lắp nhanh vào hệ thống và chưng cất, điều chỉnh nhiệt độ sao cho tốc độ chảy vào bình khoảng 10ml/ phút. Dừng chưng cất khi đã thu được khoảng 200ml ở bình hứng. - Làm tương tự với mẫu trắng - Đem dung dịch trong bình hứng chuẩn độ bằng dd HCl, chuẩn đến khi dung dịch có màu hồng. Ghi thể tích đã dùng. (V 1 ) Chuẩn mẫu trắng. (V 2 ) 5.4 Cách tính toán Công thức: ( ) [ ] 100001.14 21 ×× ×− m HCl N V CVV C - (V 1 , V 2 ) ml: thể tích HCl chuẩn mẫu thất, mẫu trắng - V m : thể tích mẫu thử. - 14.01 khối lượng nguyên tử g của N . Xác định hàm lượng amoni- Phương pháp chưng cất và chuẩn độ (TCVN 5988-1995) 1.1 Phạm vi áp dụng: - Xác định amoni trong nguồn nước chưa xử lý, nước uống, nước thải. 1.2 Lĩnh vực áp dụng: Xác. cho vào erlen của hệ thống chưng cất. - Lấy mẫu theo bảng trên, thêm vài giọt chỉ thị bromthymol xanh, chỉnh pH từ 6 - 7.4 bằng NaOH và HCl - Thêm 0.25g MgO lắp nhanh vào hệ thống và chưng cất, . MgO tạo môi trường kiềm yếu, chưng cất amoniac được giải phỏng, thu vào dung dịch bình chứa sẵn dung dịch axit boric. Chuẩn độ amoni trong phần cất được bằng dung dịch chuẩn, axit boric/ chỉ thị. 3.

- Xem thêm -

Xem thêm: Xác định hàm lượng amoni phương pháp chưng cất và chuẩn độ, Xác định hàm lượng amoni phương pháp chưng cất và chuẩn độ,

Trong vấn đề xử lý nước thải thì Amoni có thể nói là một chỉ tiêu chính rất được quan tâm, đặc biệt là trong các loại nước thải có thành phần chất hữu cơ là chính. Amoni nếu không được tiến hành xử lý đúng cách sẽ trở thành mối đe dọa đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người. Bài viết ngày hôm nay, công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về Amoni, cách nhận biết, tác hại và phương pháp xử lý chỉ tiêu này trong nước thải. Xin mời các bạn cùng theo dõi.

Phương pháp xác định amoni trong nước thải

Amoni là một chất khí không màu có mùi khai, nguồn phát sinh của amoni rất đa dạng, chẳng hạn như sau:

– Từ các ngành chăn nuôi, nông nghiệp: phát sinh từ nước thải một số ngành công nghiệp đặc trưng như chế biến thủy hải sản, giết mổ, sản xuất thức ăn từ các loại thịt, cá, sữa, đậu, nấm,…

– Có trong nước thải sinh hoạt từ nước vệ sinh nhà tắm, giặt, nước thải rau củ, thịt, cá, nước từ các nhà hàng khách sạn, các dịch vụ công cộng như bến xe, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, các khu vui chơi giải trí,…

Cách nhận biết hàm lượng amoni có trong nước thải

Amoni là sản phẩm của quá trình phân hủy hữu cơ có mặt trong nước thải. Trong nước, amoni có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, chủ yếu phổ biến nhất phải kể đến NH-3 và NH4+, 2 loại ion này hòa tan phụ thuộc vào độ pH của nước.

Đối với nước thải sinh hoạt, 65% nito tồn tại dưới dạng amoni do quá trình phân hủy ure của nước tiểu. Nước thải có hàm lượng amoni cao thì sẽ có mùi rất khai, vì thế ta có thể nhận biết được hàm lượng amoni thông qua đặc tính này.

Để nhận biết chính xác hàm lượng amoni có trong nước thải, chúng ta có thể thực hiện phân tích. Kết quả phân tích nếu cho ra chỉ số vượt 10 mg/l thì lúc này cần phải tiến hành xử lý tiêu chí amoni này.

>> Đọc thêm: Xử lý nước thải công nghiệp

Một số tác hại và ảnh hưởng của Amoni

  1. Đối với con người:

Amoni có thể nói là chất không quá độc hại đối với cơ thể con người, tuy nhiên nếu tồn tại vượt quy định cho phép thì lúc này amoni có thể hóa thành các chất gây ung thư cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nếu bạn ăn uống nước có chứa amoni, cơ thể sẽ nhanh chóng hấp thụ chất này vào máu và tranh oxy của hồng cầu gây mất khả năng lấy oxy và xảy ra tình trạng xanh da, thiếu máu. Đối với trẻ mới sinh, nitrit sẽ khiến trẻ chậm phát triển, gây nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, gây ốm yếu, xanh xao, khó thở, thiếu máu,… Còn với người lớn, nitrit có thể dễ dàng kết hợp với các axit amin có trong thực phẩm tạo thành hợp chất nitrosamine gây tổn thương di truyền tế bào, một trong những nguyên nhân khiến bạn bị ung thư.

Ngoài ra, hợp chất nito trong nước còn gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như gây ung thư với người cao tuổi, thiếu vitamin, trẻ dễ bị vi khuẩn đường ruột,…

Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT có quy định đối với nước ăn uống thì nồng độ amoni trong nước không nên vượt quá 3 mg/L.

  1. Đối với môi trường xung quanh:

– Thứ nhất, có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa do tảo lam phát triển nhiều và khi chết tảo sẽ phân hủy ra một lượng amoni đầu độc các thực vật trong nước và cả hệ vi sinh tự nhiên.

– Thứ hai, có thể làm cạn kiệt nguồn oxy có trong nước.

– Thứ ba, gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì amoni chuyển thành chất độc hại rất dễ dàng và trở nên khó xử lý. Amoni trở thành một trong những yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp, giảm hiệu quả khử trùng nước của clo.

– Thứ tư, amoni chứa nhiều vi lượng, nước dễ bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn nước, chứa nước.

Theo QCVN 40:2011/BTNMT đối với loại nước thải công nghiệp thì quy định nồng độ amoni có trong nước thải sau xử lý không được vượt quá 5mg/l.

Phương pháp xử lý amoni có trong nước thải

Amoni được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa chất chẳng hạn như chất nổ, chất dẻo, sản xuất phân bón,… Vì thế trong nước thải không thể nào không có chứa amoni, vì thế nên xử lý đúng cách để tránh gây hại cho môi trường nước. Để tiết kiệm chi phí bạn nên biết những phương pháp xử lý hiệu quả sau:

– Phương pháp hóa lý chẳng hạn như trao đổi ion, stripping

– Phương pháp sinh học như quá trình anammox, nitrat hóa và khử nitrat,…

– Phương pháp hóa học như oxy hóa amoni, điện hóa, kết tủa amoni bằng MAP.

Công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm chuyên xử lý nước thải công nghiệp có chứa amoni, với đội ngũ nhân viên có kỹ thuật cao, am hiểu nhiều phương pháp, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến trên thế giới, chắc chắn có thể hoàn thành hệ thống tốt nhất cho doanh nghiệp.

Liên hệ hotline: 0909.997.365 để được hỗ trợ và tư vấn thêm về hệ thống nhé.

>> Có thể bạn quan tâm: Xử lý nước thải sinh hoạt