Ppi là gì thuốc

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol esomeprazol được dùng khá rộng rãi cho người viêm loét dạ dày, hội chứng mạch vành. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng có nhiều tác dụng phụ và những tương tác bất lợi khi dùng cùng với các thuốc khác...

Sau hội chứng mạch vành cấp (HCMVC), người bệnh được cho dùng thuốc kháng tập kết tiểu cầu (aspirin, clopidogrel) và thường cho dùng thêm PPI, nhằm giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do dùng liệu pháp kháng tập kết tiểu cầu. Trong một nghiên cứu hồi cứu thuần tập (công bố 3/2009) trên 8.205 người bệnh (2003-2006) đã dùng kháng tập kết tiểu cầu (clopidogrel) cho biết: Trong số này có 64% người có dùng PPI và 36% không dùng PPI. Những người có dùng kèm PPI có xu hướng già hơn, có nhiều bệnh đi kèm hơn (đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, mạch máu ngoại biên, viêm phổi). So sánh nhóm 1 dùng clopidogrel cùng lúc với dùng PPI (có 5.244 người) và  nhóm 2 dùng clopidogrel nhưng không dùng PPI (có 2.961 người) thì thấy tất cả các bệnh tim mạch thứ cấp liên quan ở nhóm 1 đều cao hơn nhóm 2 có ý nghĩa thông kê. Nguyên nhân làm tăng các bệnh tim mạch  thứ cấp có thể là do PPI  trực tiếp làm giảm sự ức chế kết dính tiểu cầu, hoặc PPI cản trở tác dụng của clopidogrel (ức chế sự biến đổi của clopidogrel tại gan thành các chất có hoạt tính ức chế tập kết tiểu cầu). Một số nghiên cứu sau này cũng cho thấy: sự ức chế tập kết tiểu cầu ở nhóm dùng PPI có sự giảm sút hơn so với nhóm không dùng PPI và  sự khác biệt này gần sát với mức có ý nghĩa thống kê. 

Từ đó đưa ra khuyến cáo, giữa các kháng tập kết tiểu cầu và các PPI thực sự có tương tác. Tương tác này tuy không dẫn đến tăng có ý nghĩa tử vong chung, nhưng đều nguy hiểm. Trong khi đó việc dùng PPI dự phòng xuất huyết dạ dày là quá rộng rãi (khoảng 50%), cần tránh sự lạm dụng này. Khi dùng thuốc kháng tiểu cầu vẫn có thể dùng PPI  nhưng chỉ  khi thật cần thiết (có nguy cơ xuất huyết  tiêu hóa). Với một số người, có thể dùng các kháng thụ thể histamin H2 thì an toàn hơn như ranitidin (zantac), famotidin (pepcid).

Các tác dụng phụ  tương tác khác

- Trước đây, các tác dụng phụ và tương tác của PPI đã được biết tới. Sau khi tác dụng, PPI chuyển hoá hoàn toàn tại gan nhờ enzym cytocrom P-450,  thành chất  không có hoạt tính, không độc. Nhưng vì PPI ức chế enzym cytocrom- 450 nên gây tương tác với các thuốc mà sự chuyển hoá lệ thuộc vào enzym này. Nếu dùng chung với diazepam (thuốc ngủ), phenytonin (chống động kinh) nifedipin (hạ huyết áp), varfarin, ducoumazol (chống đông máu)... thì PPI  làm giảm chuyển hoá các thuốc này. Tương tác này yếu, không gây ra hiệu ứng lâm sàng quan trọng (lasoprazol yếu hơn omeprazol), không làm cho dược động học của các thuốc bị thay đổi ở người cao tuổi, nên không cần giảm liều. Tuy nhiên với  người suy gan thì cần phải  giảm liều.

- Các kháng viêm không steroid đều làm giảm các chất bảo vệ dạ dày (do ức chế COX-1). Không dùng chúng khi dùng PPI. Các PPI làm giảm tiết acid đồng thời làm giảm gastrin (chất bảo vệ dạ dày) tạm thời, có hồi phục. Khi dùng PPI liều cao (cơ thể đã quen) thì không giảm liều đột ngột. PPI che lấp triệu chứng u ác tính nên chỉ dùng PPI khi đã loại trừ nguyên nhân này.

- PPI tăng nguy cơ nhiễm clostridium difficile (nghiên cứu tại Anh, Canada). Vi khuẩn này thường gây viêm kết tràng màng giả. Riêng omeprazol làm tăng nhiễm nấm Candida.

- Omeprazol làm tăng tạm thời transaminase, viêm gan vàng da hay không vàng da, nhức đầu buồn ngủ, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn cảm giác; buồn nôn, đau bụng, táo bón, trướng bụng; giảm bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt; lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, rối loạn thính giác; gây vú to ở đàn ông, gây co thắt phế quản, đau khớp, viêm thận kẽ (chỉ mức thấp 1%o). Các tác dụng không mong muốn của lasoprazol trên gan, thần kinh, tiêu hoá, máu tương đương như omeprazol.

- Lasoprazol có gây ung thư với chuột nhắt khi dùng liều cao kéo dài, bài tiết qua sữa. Tuy nhiên chưa thấy điều này ở các động vật thực nghiệm khác và trên  người. Vì vậy, không dùng cả hai thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ và người cho con bú. Không lạm dùng  PPI đặc biệt là với người bị bệnh tim mạch, việc dùng càng phải thận trọng.

     Hiện nay, thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong dự phòng loét đường tiêu hóa do NSAIDs. Tuy nhiên, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy PPI đang được sử dụng quá mức và thường xuyên chỉ định không hợp lý.Việc dự phòng không hợp lý không chỉ tăng thêm gánh nặng về chi phí mà còn tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn như hấp thu kém canxi, tăng nguy cơ gãy xương chậu, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột do Clostridium difficile, nguy cơ viêm phổi cộng đồng hoặc viêm phổi bệnh viện. Vậy trong trường hợp nào bệnh nhân được chỉ định PPI để dự phòng loét đường tiêu hóa do NSAIDs?

     Theo hướng dẫn của Hội tiêu hóa Hoa Kỳ (2009), chỉ định dự phòng loét đường tiêu hóa do NSAIDs ở những bệnh nhân đang sử dụng NSAIDs có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao:

Nguy cơ cao:

       - Bệnh nhân có tiền sử loét đường tiêu hóa có biến chứng (chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa), đặc biệt trong giai đoạn gần đây.

        - Bệnh nhân có nhiều hơn 02 yếu tố nguy cơ (xem Bảng 1)

Nguy cơ trung bình:

        - Bệnh nhân có từ 1-2 yếu tố nguy cơ (xem Bảng 1)

Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng trên đường tiêu hóa

khi sử dụng NSAIDs

TT

Yếu tố nguy cơ

1

Tuổi >65

2

Có tiền sử loét dạ dày trong vòng 1 năm trở lại đây.

3

Sử dụng NSAID liều cao hàng ngày: 150mg Ibuprofen, 150mg
diclofenac, 1800mg indomethacin, 15mg meloxicam, 21mg piroxicam, 1000mg naproxen hoặc 1250 mg acid mefenamic.

4

Đang sử dụng aspirin (cả với liều thấp), corticosteroid hoặc thuốc
chống đông

        Liều khuyến cáo dự phòng loét đường tiêu hóa do NSAIDs của các thuốc ức chế bơm proton được thể hiện ở Bảng 2:

Bảng 2. Liều dùng PPI dự phòng loét do NSAIDs

Thuốc ức chế bơm proton

Liều dùng dự phòng loét do NSAID

Đường dùng

Omeprazol

20mg/ngày

Uống

Lansoprazol

15mg/ngày

Uống

Pantoprazol

20mg/ngày

Uống

Esomeprazol

20 - 40mg/ngày

Uống

     Nhiều bằng chứng đã chứng minh thuốc ức chế bơm proton (PPI) có hiệu quả trong việc dự phòng loét đường tiêu hóa do NSAIDs và tương đối an toàn. Dự phòng loét đường tiêu hóa do NSAIDs bằng PPI ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ là cần thiết. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các thuốc này. 

     Nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, giảm sự lạm dụng PPIs đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, nhân viên y tế cần xem xét, đánh giá các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân và sử dụng liều PPI hợp lý.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học.

2. Lanza F.L., Chan F.K., and Quigley E.M. (2009), Guidelines for prevention of NSAID- related ulcer complications, Am J Gastroenterol,104(3), 728-738.

3. Lewis S.C., Langman M.J.S., Laporte J.-R., et al. (2002), Dose-response relationships between individual nonaspirin nonsteroidal antiinflammatory drugs (NANSAIDs) and serious upper gastrointestinal bleeding: a meta-analysis based on individual patient data, Br J ClinPharmacol, 54(3), 320 - 326.

4. Emily M. Ambizas, Joseph V. Etzel (2017), Proton Pump Inhibitors: Considerations With Long-Term Use, US Pharm, 42(7), 4 - 7.

Thuốc ức chế bơm proton gồm những gì?

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol esomeprazol được dùng khá rộng rãi cho người viêm loét dạ dày, hội chứng mạch vành. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng có nhiều tác dụng phụ và những tương tác bất lợi khi dùng cùng với các thuốc khác...

PPI nên uống khi nào?

Bởi vì khi dùng thuốc PPI khi bắt đầu ăn hay sau ăn, lúc này thuốc mới bắt đầu hấp thu và cần có một thời gian hấp thu mới sinh tác dụng trong khi dạ dày đã tiết hầu hết acid rồi. Để có kết quả tốt nhất, nên dùng PPI 30 phút trước bữa ăn no.

Bơm proton có bản chất là gì?

Thuốc ức chế bơm proton hoạt động bằng cách giảm nồng độ axit trong dạ dày bằng cách ức chế số lượng thụ thể tạo axit trong niêm mạc dạ dày giúp làm giảm chứng ợ nóng và trào ngược axit và làm cho vết loét dạ dày mau lành hơn. Mọi người nên sử dụng thuốc ức chế bơm proton trước bữa ăn.

PPI giảm hấp thu chất gì ở ruột?

Một số nghiên cứu cho thấy PPI làm giảm hấp thu vitamin B12 trong thức ăn. bệnh nhân cao tuổi có chế độ dinh dưỡng kém, đang dùng PPI kéo dài, cần cân nhắc xét nghiệm vitamin B12 định kỳ. Giảm natri máu liên quan đến việc sử dụng PPI gặp rất ít bệnh nhân, và thường gặp hơn người cao tuổi.