Quốc tịch có nghĩa là gì

Nhà nước thường đảm bảo quyền lợi hay có những chính sách ưu đãi với công dân mang quốc tịch của quốc gia mình. Vậy quốc tịch là gì? Một cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì để được nhập quốc tịch Việt Nam?

Quốc tịch là gì? Làm sao để chứng minh quốc tịch?

Hiện nay, Luật Quốc tịch Việt Nam không có định nghĩa cụ thể về quốc tịch của một cá nhân mà chỉ nêu đặc điểm của quốc tịch Việt Nam tại Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam:

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Theo đó, ở Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch, mọi thành viên của các dân tộc tại Việt Nam đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.

Đặc biệt, công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam trừ trường hợp có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam.

Để chứng minh quốc tịch Việt Nam, công dân cần dựa vào một trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy khai sinh. Nếu trong giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì cần phải nộp kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha, mẹ.

- Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu Việt Nam;

- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi với trẻ là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Quốc tịch có nghĩa là gì

Quốc tịch là gì? Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam là gì? (Ảnh minh họa)

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Điều kiện để công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam được nêu tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam;

- Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

- Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam: Có khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc.

- Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. Trong đó, hiện nay phải đang thường trú và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam trong trường hợp này được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Điều kiện này được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Đặc biệt, nếu thuộc các trường hợp sau đây thì không phải đáp ứng ba điều kiện cuối nêu ở trên:

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam:

  • Là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận.

- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

  • Là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương;
  • Được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý Nhà nước cấp Bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam.

Trên đây là giải đáp về quốc tịch là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Tước quốc tịch là gì? Trường hợp nào bị tước quốc tịch?

Quốc tịch là quốc gia mà một người được sinh ra ở một quốc gia nhất định hoặc đã được nhập tịch. Đó cũng là điều kiện và tính cách đặc biệt của các dân tộc và công dân của một quốc gia. Ở Tây Ban Nha, thuật ngữ này cũng được sử dụng để chỉ một số cộng đồng tự trị có những đặc điểm riêng như ngôn ngữ, văn hóa và các tổ chức chính phủ công.

Quốc tịch Mexico

Quốc tịch Mexico có thể có được bằng cách sinh hoặc nhập quốc tịch như được thiết lập trong điều 30 của Hiến pháp. Trong trường hợp đầu tiên, tất cả những người sinh ra trong lãnh thổ Mexico, tàu hoặc máy bay Mexico được bao gồm. Sinh ra ở nước ngoài cũng bao gồm trong thể loại này, những người có một hoặc cả hai cha mẹ là người Mexico (sinh ra hoặc nhập tịch). Người nước ngoài có thư nhập tịch (bằng cách kết hôn với một người Mexico hoặc cư trú trên lãnh thổ Mexico theo các yêu cầu được thiết lập bởi luật pháp) có quốc tịch Mexico thông qua nhập tịch.

Quốc tịch và quốc tịch

Hai khái niệm này có liên quan với nhau mặc dù chúng không có cùng ý nghĩa. Quốc tịch có được khi sinh hoặc nhập tịch trong khi quốc tịch có được khi đến tuổi thành niên và các quyền và nghĩa vụ được thiết lập trong hiến pháp được lấy. Quyền công dân được hiểu là một loại quốc tịch, nó có thể được định nghĩa là phẩm chất pháp lý mà thể nhân có và cho phép họ tham gia vào các vấn đề chính trị của Nhà nước (ví dụ: có quyền bỏ phiếu).

Quốc tịch kép

Đó là điều kiện để trở thành công dân của hai quốc gia. Bạn có thể có nhiều quốc tịch hơn (trong trường hợp này là nhiều quốc tịch). Nó có được thông qua việc áp dụng luật pháp của mỗi quốc gia, do đó, các yêu cầu được thiết lập bởi mỗi quốc gia phải được đáp ứng. Trong một số trường hợp, nó có thể được tự động khi sinh hoặc một trong hai cha mẹ có quốc tịch đó, ví dụ hoặc nhập tịch. Mặc dù quốc tịch kép được công nhận bởi Luật quốc tế, một số quốc gia như Mexico không công nhận quốc tịch kép trong luật pháp của họ. Ở các nước khác, chẳng hạn như Ả Rập Saudi, thủ tục này được theo đuổi.

Quốc tịch Chile

Quốc tịch Chile được luật hóa trong các điều 10 và 18 của Hiến pháp. Nó có thể có được bằng cách sinh và huyết thống. Quốc tịch cũng được cấp cho những người có thẻ quốc hữu hóa hoặc theo luật đặc biệt thiết lập nó.

Quốc tịch ius soli

Đây là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng ở dạng Latinh và có thể được dịch là "luật đất đai" hoặc "luật địa điểm". Nguyên tắc này cấp quốc tịch cho một người dựa trên nơi sinh của họ. Khái niệm này được áp dụng khác nhau ở mỗi quốc gia và thậm chí ở một số quốc gia không được công nhận.

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, “quốc tịch” là một khái niệm ra đời vào thời kỳ xã hội đang chuyển dần từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Đây là một chế định mới được giai cấp tư sản đưa ra nhằm thu hút và “lôi kéo” quần chúng nhân dân ủng hộ cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền mới của giai cấp tư sản.

1. Quốc tịch là gì?

Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý, có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định, không bị giới hạn, giữa một cá nhân với một chính quyền nhà nước nhất định.

Quốc tịch còn được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh trong các điều kiện: có, mất, thôi, tước, hủy, trở lại quốc tịch.

Chế định này là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử loài người, lần đầu tiên người dân sống trong một quốc gia đã có riêng cho mình một chế định mang tính pháp lý; đây cũng là lần đầu tiên họ được coi là “công dân” của một quốc gia chứ không phải là “thần dân” như trong xã hội phong kiến. Tuy nhiên, ý nghĩa về sự bình đẳng mà giai cấp tư sản hứa mang lại cho họ khi đưa ra chế định quốc tịch thời bấy giờ cũng chỉ là sự bình đẳng mang tính hình thức. Trên thực tế, chỉ có giai cấp tư sản – giai cấp nắm chính quyền mới được hưởng thụ một cách đầy đủ nhất sự bình đẳng và lợi ích mà chế định này mang lại.

Hiện nay, do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế-xã hội, cũng như sự gia tăng các học thuyết chính trị pháp lý về nhân sinh ngày càng nhiều hơn, các giá trị nhân văn ngày càng được trân trọng hơn, thì con người- với vai trò là chủ thể cơ bản hình thành nên  Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là khái[mỗi quốc gia ngày càng được quan tâm  niệm công dân và địa vị pháp lý của họ trong hệ thống pháp luật quốc gia đang được ghi nhận một cách đúng nghĩa nhất. Lúc này, quốc tịch không còn là chế định mang tính hình thức, nó đã trở thành cách thức biểu đạt rõ nhất mối quan hệ hai chiều giữa một bên là nhà nước và một bên là công dân của họ.

Như vậy, từ phương diện pháp lý quốc tế hiện đại, quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý -chính trị giữa một cá nhận với một quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện.

2. Đặc điểm của quốc tịch

* Quốc tịch có một số đặc điểm sau: Từ định nghĩa nêu trên về quốc tịch, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau về quốc tịch:

• Có tính ổn định và bền vững về không gian và thời gian.

– Về không gian: Mối quan hệ pháp lý giữa quốc gia và cá nhân mang quốc tịch là hoàn toàn không bị hạn chế, điều này thể hiện ở chỗ: Khi đã mang quốc tịch và trở thành công dân của một quốc gia nào đó thì mỗi công dân phải luôn chịu sự chi phối và tác động về mọi mặt từ quốc gia đó, không kể họ đang cư trú ở đâu, trong hay ngoài nước, và tại nơi họ cư trú họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau.

– Về thời gian: Thông thường, một người ngay khi sinh ra đã mang một quốc tịch, tức là có mối liên hệ với ít nhất một quốc gia nhất định. Mối liên hệ này sẽ gắn bó suốt quá trình sống của người đó từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, trừ những trường hợp đặc biệt (như: xin thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch…).

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Quốc tịch có nghĩa là gì

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

• Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý có tính hai chiều giữa nhà nước và công dân, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi mang quốc tịch của một quốc gia nào đó, thì công dân được hưởng những quyền đồng thời phải gánh vác các nghĩa vụ đối với nhà nước của họ; ngược lại, các quyền của công dân cũng chính là các nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân lại đồng thời là các quyền của quốc gia đó.

• Tính cá nhận của quốc tịch: Quốc tịch gắn bó với bản thân mỗi cá nhân nhất định và không thể chia sẻ cho người khác. Việc thay đổi quốc tịch của một người không thể làm quốc tịch của người khác thay đổi theo.

• Quốc tịch vừa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, quốc tịch là cơ sở để quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình; là cơ sở để quốc gia từ chối tiến hành dẫn độ tội phạm đối với công dân mình (trừ những trường hợp có điều ước quốc tế quy định về dân độ).

3. Quy định đối với người hai và không quốc tịch

Xác định quốc tịch có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trong xã hội, bởi vì quốc tịch là căn cứ, dấu hiệu nói lên sự quy thuộc của một cá nhân về một nhà nước nhất định. Sự quy thuộc này biểu hiện ở mối quan hệ pháp lý có tính 2 chiều giữa cá nhân là công dân với quốc gia mà họ mang quốc tịch. Về phía nhà nước, xác lập quốc tịch chính là hành vi thực hiện chủ quyền của quốc gia đối với dân cư của họ, bởi vì, về mặt pháp lý, quốc tịch chính là căn cứ để xác định giới hạn thẩm quyền tài phán của một quốc gia trong các mối quan hệ pháp luật, đồng thời thể hiện ranh giới chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Nguyên tắc xác định quốc tịch đối với người hai và không quốc tịch:

a) Người hai quốc tịch:

Xem thêm: Mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất và chuẩn nhất năm 2022

– Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia. Nói cách khác, pháp luật của cả hai quốc gia đều coi người đó là công dân của mình, trên cơ sở đó cùng một lúc họ sẽ đồng thời được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ công dân của cả hai quốc gia.

– Thực tiễn cho thấy, những người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại rất lớn cho quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền của mình đối với dân cư, và trong một chừng mực nhất định nó gây ra trở ngại cho quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế. Việc đưa đến tình trạng hai quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là do xung đột pháp luật giữa các nước về vấn đề quốc tịch. Phổ biến có các nguyên nhân sau:

• Do sự xung đột pháp luật của các nước khi quy định về các trường hợp hưởng quốc tịch. Trường hợp này xảy ra khi đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc luật nơi sinh nên đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của nước đó, đồng thời cha mẹ đứa trẻ lại là công dân của nước có luật quốc tịch áp dung nguyên tắc huyết thống nên đứa trẻ mang thêm quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ (VD: đứa trẻ A có cha mẹ là công dân của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống (Việt Nam) sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc nơi sinh (Brazin). Do vậy theo luật của Brazil đứa trẻ sẽ mang quốc tịch Brazil, theo luật của việt Nam thì đứa trẻ cũng có quốc tịch của Việt Nam).

• Do hành vi kết hôn, nhận con nuôi trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (VD: E là công dân của Việt Nam lấy chồng người Pháp. Theo luật của Pháp E cũng có quốc tịch của Pháp, đồng thời theo pháp luật Việt Nam E vẫn được giữ quốc tịch của Việt Nam).

• Do một cá nhân được hưởng quốc tịch mới nhưng không đương nhiên bị mất quốc tịch cũ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do luật quốc tịch của nước họ không có quy định về việc đương nhiên mất quốc tịch khi vào quốc tịch mới.

– Để hạn chế và ngăn ngừa các trở ngại do hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch mang lại, trong quan hệ hợp tác của mình các quốc gia đã ký kết một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm mục đích ngăn chặn và tiến tới loại bỏ các trường hợp nhiều quốc tịch. Theo các điều ước này, đương sự có quyền tự do lựa chọn một quốc tịch trong số những quốc tịch mà họ hiện có.

b. Người không quốc tịch

– Không quốc tịch là hiện tượng một cá nhân không có quốc tịch của một quốc gia nào, đồng nghĩa với việc người đó cũng không được coi là công dân của bất kỳ nước nào. Đây là hiện tượng phát sinh do một số nguyên nhân như:

Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

• Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên tắc “quyền huyết thống” mà cha mẹ là người không có quốc tịch.

• Khi có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch, chẳng hạn một người do cư trú ở nước ngoài mà theo luật nước họ họ bị tước quốc tịch hoặc tự động mất quốc tịch, nhưng luật của nước nơi họ đang cư trú lại yêu cầu phải được sự chấp thuận thôi quốc tích gốc mới được vào quốc tịch mới.

• Khi một người đã mất quốc tịch cũ (do được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốc tịch…) nhưng chưa có quốc tịch mới.

– Địa vị pháp lý của người không quốc tịch bị hạn chế hơn nhiều so với công dân của nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia mà họ đang sinh sống. Theo nguyên tắc, những người không quốc tịch có khối lượng quyền và tự do ít hơn, bị hạn chế trong việc sử dụng các quyền dân sự và chính trị, không có khả năng yêu cầu sự giúp đỡ bảo hộ ngoại giao trong trường hợp các quyền và lợi ích cá nhân của họ bị xâm phạm. 

4. Căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam

Mang quốc tịch theo huyết thống.

Trường hợp trẻ em mang quốc tịch Việt Nam phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ. 

Luật Quốc tịch Việt Nam quy định trường hợp mang quốc tịch theo huyết thống như sau:

Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam

Xem thêm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

“Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.”

Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

“Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.”

Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch

“Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.”

Quốc tịch có nghĩa là gì

Xem thêm: Quy định về nguyên tắc trả lương và thời hạn trả lương hàng tháng

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Gia nhập quốc tịch

Trường hợp người không quốc tịch hoặc người mang quốc tịch nước ngoài xin gia nhập quốc tịch Việt Nam

Các trường hợp được nhập quốc tịch, hồ sơ nhập quốc tịch được quy định tại Mục 2, Luật Quốc tịch. 

Trở lại quốc tịch

Là trường hợp những người đã từng mang quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam và xin trở lại. 

Các  trường hợp được trở lại quốc tịch, hồ sơ xin trở lại quốc tịch và trình tự giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch được quy định tại Mục 3 Luật Quốc tịch