Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

Nội dung và thẩm định thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở? Hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở?

Khi bắt đầu thi công bất cứ một dự án xây dựng nào, các kỹ sư xây dựng đều thực hiện một công việc được xem là rất quan trọng đó chính là thiết kế cơ sở cho dự án. Thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở phải có đầy đủ nội dung và thực hiện theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định. Trong đó một bước không thể thiếu đó là thẩm định thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở. Vậy pháp luật quy định về nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở như thế nào?

Cơ sở pháp lý: 

Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng

Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Nội dung và thẩm định thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở:

Căn cứ theo quy định của pháp luật tại điều 35. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng quy định cụ thể như sau:

1. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định (trong trường hợp người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định) theo quy định tại Điều 82 và Điều 83 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 và khoản 25 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

2. Việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này.

3. Trong quá trình thẩm định, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.

4. Việc thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 được quy định như sau:

Xem thêm: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất

a) Trong quá trình thẩm định, trường hợp báo cáo kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để kết luận thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra;

b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;

c) Nội dung Báo cáo kết quả thẩm tra quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này. Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng, văn bn của các cơ quan tổ chức có liên quan để làm cơ sở phê duyệt thiết kế. Kết quả thẩm định và phê duyệt của chủ đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này.

6. Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với toàn bộ các công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc bộ phận công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.

Căn cứ dựa theo quy định như trên chúng ta có thể thấy pháp luật đã đưa ra những tiêu chí để có thể thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo đó thì tùy theo quy mô và tùy theo nguồn vốn đầu tư, cấp và loại công trình xây dựng, người quyết định đầu tư của dự án, thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc của người quyết định đầu tư được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 (Luật số 62/2020/QH14), Ngoài ra theo quy định tại các điều 35,36 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (Nghị định số 15/2021/NĐ-CP) quy định. Theo đó thì thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở phải đúng nội dung để có thể tiến hành thẩm định nhanh nhất.

Ngoài những quy định trên thì nếu các dự án đầu tư xây dựng chỉ có công trình cầu trong đô thị thì việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở công trình là thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hay có thê là thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc của người quyết định đầu tư theo quy định tại Luật số 62/2020/QH14 và Điều 36, Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Mục IV, Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông gồm có dự án đầu tư xây dựng công trình cầu). Bên cạnh đó có những trường hợp dự án hỗn hợp gồm nhiều loại công trình khác nhau hoặc dự án có nhiều công trình cùng loại với nhiều cấp khác nhau khi thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì Sở nghiên cứu thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định cụ thể.

Căn cứ dựa trên điều 37. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng quy định cụ thể về thủ tục như sau:

Xem thêm: Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

2. Điều kiện về hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở:

– Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

– Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.

Như vậy căn cứ vào quy định trên chúng ta có thể thấy có 02 điều kiện khi thực hiện thủ tục nộp hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đó là về cách thức nộp hồ sơ và điều kiện về hồ sơ nộp phù hợp với quy định, Cách nộp hồ sơ thì có hai cách đó là có thể nộp trực tiếp tại cơ quan chuyên môn về xây dựng cũng có thể nộp qua đường bưu điện, về hồ sơ gửi đi phải đảm bảo nội dung theo quy định, nếu không tuân thủ đúng về nội dung thì hồ sơ bị coi là không hợp lệ.

3. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở:

– Tờ trình thẩm định quy định tại nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng

– Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu) và các văn bản khác có liên quan;

– Thủ tục về phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định;

–  Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định;

–  Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có);

Xem thêm: Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng

– Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng, ngoài các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này, hồ sơ phải có thêm dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).

Như trên chúng ta đã thấy theo quy định thì có các loại hồ sơ cần thiết và pháp luật cũng quy định cụ thể cho từng loại hồ sơ như tờ trình, các văn bản đi kèm. Tuy nhiên đối với những trường hợp cụ thể sẽ có yêu cầu về hồ sơ khác nhau nhưng những loại giấy tờ chủ yếu và cơ bản nêu trên thì phải có đầy đủ, để có thể tiến hành việc thẩm định thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở theo đúng trình tự và thủ tục pháp luật quy định.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nội dung và thẩm định thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.