Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi đọc thơ diễn cảm

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

Phần mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng nghiên cứu

4. Kế hoạch nghiên cứu:

5. Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

3. Các sáng kiến đã được sử dụng để giải quyết vấn đề

4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Phần kết luận và kiến nghị

1. Kết luận

2. Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mầm non. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên khi dạy cho trẻ đọc thơ, kể chuyện đòi hỏi người giáo viên phải có những phương pháp, những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện thực tế của trường, lớp và lứa tuổi mình đang dạy. Qua đó nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng cho trẻ đọc thơ, kể chuyện được tốt hơn. Trong quá trình dạy thơ, chuyện cho trẻ tôi thấy: Khả năng của trẻ lớp tôi phụ trách vẫn còn nhiều hạn chế, trẻ thụ động, nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn, giọng đọc, kể nhân vật chưa lưu loát và chưa thể hiện được nhân vật trong câu chuyện. Với những vấn đề trên bản thân tôi thấy mình cần có những biện pháp cụ thể nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện. Đó là lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Quyết Thắng đọc thơ, kể chuyện.

2. Mục đích nghiên cứu

Với mục đích để nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ, kể chuyện nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ.

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ, kể chuyện

- Đề ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện

- Đánh giá kết quả và có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng trong công tác dạy trẻ 5 - 6 tuổi đọc thơ, kể chuyện.

3. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Quyết Thắng đọc thơ, kể chuyện

4. Kế hoạch nghiên cứu:

Nghiên cứu các biện pháp, phương pháp giúp trẻ 5-6 tuổi đọc thơ, kể chuyện

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp đánh giá kết quả

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến

Văn học là môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ, đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn, biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế văn học còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ và hình thành phát triển nhân cách con người.

Thông qua nội dung bài thơ, câu chuyện nhằm giáo dục trẻ biết yêu quý mọi người, biết ơn, kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với đọc thơ, kể chuyện là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với đọc thơ, kể chuyện là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.

Làm quen với bài thơ, câu chuyện chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc, kể của giáo viên. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ của trẻ.

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

* Kết quả khảo sát thực trạng khi chưa áp dụng sáng kiến

Tổng số trẻ

Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc

Trẻ yêu thích môn văn học

Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện

Trẻ đọc kể diễn cảm

35

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

19

54%

8

22%

9

25%

6

17%

Qua khảo sát cho thấy tình hình học tập bộ môn văn học của trẻ còn rất thấp như trẻ yêu thích bộ môn còn ít, nói chưa rõ ràng, số trẻ biết kể chuyện đọc thơ còn hạn chế, đặc biệt là số trẻ biết đọc, kể diễn cảm còn chiếm tỉ lệ quá thấp.

3. Các sáng kiến đã được sử dụng để giải quyết vấn đề

* Nghiên cứu nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ đọc thơ, kể chuyện thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, thông qua việc tchức nối tiếp chuyên đề và tự học, tự bồi dưỡng

Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, thao giảng tổ.....chúng tôi đã cùng nhau trao đổi thảo luận về phương pháp đọc, kể, cách lựa chọn nội dung của câu chuyện, bài thơ trong và ngoài chương trình, cách lựa chọn hình thức tổ chức, cách lồng ghép tích hợp, cách làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, tranh động, các loại rối dẹt, rối tay... cách hướng dẫn trẻ làm quen với bài thơ câu chuyện trong hoạt động chung và hướng dẫn tại hoạt động góc sao cho có hiệu quả.

Hàng tháng thông qua sinh hoạt tổ chúng tôi đưa ra thảo luận và bổ sung cho nhau về phương pháp, hình thức tổ chức, cách lựa chọn nội dung, cách tổ chức cho trẻ hoạt động ở góc sách.Bản thân đã cùng với các giáo viên tham gia thảo luận, khám phá, bàn bạc những nét độc đáo về các kỹ năng tổ chức, vận dụng đưa các tác phẩm những bài thơ, câu chuyện đến với trẻ sao cho có hiệu quả. Đồng thời tổ chức đánh giá và xem xét các hoạt động, để tìm ra những ưu điểm, những tồn tại và cách khắc phục để đạt hiệu quả cao.

Hàng ngày tôi đã tự tìm tòi, nghiên cứu nắm vững chương trình, nội dung các bài thơ, câu chuyện, câu đố, ca dao, đồng dao đã có trong sách tuyển tập, sách tham khảo khác ngoài chương trình để đưa vào dạy trẻ trong các chủ điểm phù hợp, tạo nên sự phong phú về thể loại khi cho trẻ làm quen, tránh nhàm chán đổi với trẻ.

Ví dụ: Trước khi dạy cho trẻ đọc bài thơ Em yêu nhà em ở chủ đề gia đình. Ngày trước khi tổ chứchoạt động chiều tuần trước tôi đã cho trẻ làm quen bài thơ.

Nghiên cứu cập nhật qua mạng internet, qua các trang tư liệu mầm non về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non, sự cần thiết về phát triển ngôn ngữ của trẻ là gì? Để từ đó tôi tìm ra các giải pháp tốt cho việc sáng tạo các hình thức cho trẻ tiếp cận cũng như rèn các nội dung về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó tôi thường xuyên tự nghiên cứu các tác phẩm văn học để cảm nhận cái hay cái đẹp trong mỗi ý thơ, câu chuyện tự đó tạo cho mình một biện pháp tự rèn luyện khả năng cảm thụcác tác phẩm thơ chuyện và nét độc đáo trong ngôn từ văn học.

* Đổi mới về phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với bài thơ câu chuyện

Tôi vận dụng phương pháp dạy trẻ làm quen với bài thơ câu chuyện nhất thiết cần có sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình vận dụng các nhóm phương pháp, đầu tiên tôi thực hành khả năng của trẻ trong lớp hiểu biết về tác phẩm đó đến mức độ nào? Tác phẩm đó trẻ đã thuộc hay chưa được làm quen? Hoặc được làm quen ở mức độ nào?...từ đó lựa chọn nhóm phương pháp dạy trẻ cho phù hợp.

Ví dụ: Dạy trẻ làm quen bài thơ lần đầu: Tôi thấy trẻ đã thuộc thì phải dùng phương pháp dạy trẻ đa số đã thuộc, tôi chú ý phát triển cho trẻ kỹ năng thể hiện tác phẩm, đọc thơ biểu cảm, đọc kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, đọc thơ có lồng nhạc, cho trẻ nghe cô ngâm thơ hoặc đài cát sét, đọc đối, đọc nối tiếp. Đối với loại tiết này tôi còn chú ý sửa sai về nói ngọng, nói lắp hoặc chú ý tới trẻ còn nhút nhát, cần động viên trẻ thể hiện tác phẩm trong nhóm, lớp, ở đám đông

Ví dụ: Chuyện Chú gà trống kiêu căngtôi đã cho trẻ kể chuyện cùng cô rèn cho trẻ được nói mạch lạc rõ ràng, mạch lạc

Ví dụ: Chuyện Cáo thỏ và gà trốngtôi đã cho trẻ đóng các nhân vật trong câu chuyện đó để rèn cho trẻ mạnh dạn tự tin hơn.

Quá trình dạy trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện, tôi cần phải suy nghĩ để đưa ra những tình huống hấp dẫn tạo cảm xúc khi bắt đầu cho trẻ làm quen câu chuyện nào đó. Cô không bắt đầu bằng lời giới thiệu cụ thể, mà có thể bắt đầu bằng cách trò chuyện hướng về chủ điểm, bằng các bài hát, qua một đoạn rối, đóng kịch, qua video clip xuất hiện các âm thanh, tiếng động, hình ảnh, hoặc mô hình để thu hút sự chú ý của trẻ và hướng trẻ suy nghỉ để trả lời câu hỏi của cô.

Trong quá trình cho trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện cô giáo phải hết sức sáng tạo, không rập khuôn dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện theo tuần tự từng bước, mà phải chú ý vào khả năng tiếp cận của trẻ lấy trẻ làm trung tâm.

Nếu một bài thơ, câu chuyện trẻ hoàn toàn chưa biết thì tôi đi sâu vào đọc (kể), trích dẫn làm rõ ý giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, phần đàm thoại đưa ra những câu hỏi chủ yếu mang tính chất gợi mở, với mức độ vừa phải.

Nếu là câu chuyện trẻ đã được làm quen ở mọi lúc, mọi nơi, cô cần đặt các câu hỏi đàm thoại đi sâu vào nội dung câu chuyện, giúp trẻ phân biệt được tính cách của các tuyến nhân vật trong chuyện, phân biệt được cái ác, cái thiện....có thể cho trẻ đóng kịch trực tiếp cho trẻ đóng các nhân vật trong câu chuyện hoặc tôi sẽ cho trẻ dùng rối để diễn.

* Tự bồi dưỡng năng khiếu đọc, kể

Muốn tổ chức cho trẻ làm quen bài thơ, câu chuyện đạt hiệu quả cao khi cho trẻ kể chuyện, đọc thơ tôi phải thâm nhập, thuộc và hiểu tác phẩm một cách nhuần nhuyễn, sâu sắc, phân biệt được các giọng đọc, giọng kể của từng bài thơ, từng nhân vật trong câu chuyện, phải biết phối hợp nhịp nhàng với các điệu bộ, cử chỉ, hướng di chuyển phù hợp với tính cách nhân vật trong chuyện, phù hợp với tính chất của bài thơ như hiền hay độc ác, hung dữ ...hoặc bài thơ đó miêu tả về sự việc, sự vật hiện tượng, hay tình cảm gia đình, tình bạn bè, cô giáo...Để từ đó tôi xác địnhviệc sử dụng thanh điệu, ngữ điệu, nhịp điệu và cường độ của giọng nói, biết thể hiện tư thế, cử chỉ, nét mặt, cách ngắt giọng, ngắt nghỉ đúng chỗ...Tôi phải nghiên cứu xác định được âm thanh cơ bản của tác phẩm đó có thể âm thanh hùng hồn hoành tráng, cao thượng, có khi âm thanh phải nhẹ nhàng, vui tươi, hay trầm lặng, suy đoán...

Ví dụ: Câu chuyện Chú dê đen, dê trắng giọng nói rụt rè, sợ hãi, giọng nói của dê đen thì đanh thét, hùng mãnh. Phải biết kết hợp âm thanh với ngữ điệu, vì ngữ điệu là một sắc thái đa dạng trong giọng nói nhằm biểu bộ những tình cảm, ý nghĩ chân thực của người kể, người đọc, giúp cho người kể, người đọc thể hiện được những hình tượng nghệ thuật khi trình bày tác phẩm. Muốn vậy, giáo viên phải tìm hiểu xem tác phẩm đó như thế nào?, các nhân vật trong bài thơ, câu chuyện đó ra sao?có mấy tuyến? tính cách và hành vi của họ...Từ đó tôi tìm ra ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ của giọng đọc, giọng kể một cách thích hợp. Tuỳ vào nội dung của từng câu chuyện, bài thơ, giáo viên phải dành thời gian hợp lý để tập kể, tập đọc thể hiện tác phẩm, thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa ngữ điệu, cường độ giọng nói và nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, tư thế tác phong, phải luôn thể hiện tự nhiên, thoải mái, không gò bó. Tôi luôn suy nghĩ, sáng tạo ra nhiều câu chuyện, bài thơ để lồng ghép văn học với các hoạt động giáo dục khác, tự rèn luyện để nâng cao năng lực chuyện môn, nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

* Phương phápdạy lồng ghép, tích hợp

Chúng ta thấy rằng khi sử dụng các nhóm phương pháp bao giờ cũng phải có sự lựa chọn các nhóm phương pháp đan xen với nhau, hỗ trợ cho nhau một cách phù hợp, thì hoạt động mới đạt kết quả cao. Cho nên khi cho trẻ làm quen với một bài thơ hoặc câu chuyện, tôi cho rằng nhất thiết phải biết cách lồng ghép đan xen với các hoạt động giáo dục khác một cách khéo léo, sáng tạo, phù hợp với nội dung hoạt động điều đó sẽ giúp cho trẻ tham gia hoạt động một cách hứng thú, đồng thời thâm nhập và hiểu tác phẩm sâu sắc hơn. Bởi vậy tôi đã nghiên cứu, học hỏi nhiều đồng nghiệp có kinh nghiệm, ghi chép những thành công và thất bại của khá nhiều đối tượng giáo viên, từ đó tôi đã lựa chọn cho mình một số quan điểm tích hợp và lồng ghép vào hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen các bài thơ, câu chuyện một cách khéo léo nhưng đảm bảo nguyên tắc phải phù hợp với nội dung tác phẩm, với chủ đề vừa phải kết hợp giữa động và tĩnh đan xen nhau trong quá trình hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động chung và tích hợp mọi thời điểm khác trong ngày của trẻ

Làm quen với đọc thơ, kể chuyện chỉ dừng lại ở hoạt động chung thì chưa đủ mà tôi phải kết hợp mọi lúc, mọi nơi để cho trẻ làm quen được nhiều thể loại đọc, kể trong và ngoài chương trình, đồng thời khắc sâu hơn nội dung đọc thơ, kể chuyện vào lòng trẻ.

Ví dụ: Đi dạo, tham quan tôi cho trẻ kết hợp đọc một số bài đồng dao như Dung dăng dung dẻ, chơi vận động Kéo cưa, lừa xẻ, Rồng rắn lên mây,.....

Khi cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh về các loại hoa, cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện Hoa mào gà. Khi cho trẻ làm quen với toán nhận biết về số lượng có thể đưa trẻ đến với những câu chuyện Hai anh em nhà thỏ từ câu chuyện hai anh em nhà thỏ vào rừng hái nấm cô cho trẻ đếm số lượng nấm của hai anh em và so sánh nhiều hơn, ít hơn. Đặc biệt thơ, chuyện được lồng và đan xen với việc cho trẻ làm quen chữ viết sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động hơn.

Trong giờ đón trẻ, tôi cho trẻ xem tranh, đọc thơ, trò chuyện, trẻ được chơi truyện tranh ở các góc, trong một số góc như góc nghệ thuật tôi cho trẻ chơi diễn kịch hoặc đóng kịch..... Bất cứ thời điểm nào tôi cũng luôn chú ý đến phát huy tính tích cực của trẻ, nắm bắt được đặc điểm và năng lực của từng cá nhân trẻ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng thêm về năng khiếu cho trẻ, như năng khiếu về kể chuyện, đọc thơ, ngâm thơ, đóng kịch

* Đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ làm quen vơi cách đọc thơ, kể chuyện:

Để đưa các bài thơ, câu chuyện đến với trẻ một cách tự nhiên, hứng thú, chúng ta nhất thiết phải đổi mới hình thức tổ chức, đưa ra nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo nguyên tắc vừa phải, phù hợp tuỳ vào nội dung của từng tác phẩm, tuỳ vào thời tiết, môi trường và đồ dùng trực quan cô bố trí hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động một cách hợp lý, nếu quan sát mô hình cho trẻ ngồi vòng cung xung quanh mô hình, nếu xem phim qua màn hình, cho trẻ ngồi theo đội hình tự do, nhưng phải đảm bảo cho tất cả các cháu được nhìn thấy....

Để thay đổi không khí giữa động và tĩnh, cô giáo phải thay đổi các hình thức như khi kể chuyện cho trẻ nghe, cô cho trẻ ngồi vòng cung, sau đó đàm thoại có thể trẻ ngồi tự do vây quanh cô, khi biểu diễn rối, đóng kịch cho trẻ ngồi theo đội hình tự do, hoặc hàng ngang. Đối với những bài thơ trẻ đã thuộc, cô có thể tổ chức cho trẻ đọc đối đáp đội hình 2 hàng ngang, bạn trai, đối bạn gái, đọc nối tiếp...

* Xây dựng môi trường văn học và đồ dùng đồ chơi:

Mỗi một tác phẩm thơ, chuyện khắc sâu vào trong tâm hồn trẻ, ngoài việc sáng tạo tìm tòi các biện pháp, hình thức tổ chức khác nhau để đạt hiệu quả cao thì môi trường hoạt động cũng là một trong các biện pháp mà tôi luôn chú trọng. Muốn làm tốt công tác này, ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch về tạo môi trường trong ngoài lớp theo từng chủ đề và từng nội dung bài thơ câu chuyện trong mỗi chủ đề đó phải mang tính gần gũi với cuộc sống của trẻ, phù hợp trình độ nhận thức, màu sắc trẻ thơ sao cho khi tiếp xúc tạo cho trẻ sự thích thú mong muốn được học hỏi và khám phá. Mỗi một chủ đề được tôi thiết kế các kiểu trang trí khác nhau với chủ đề này tôi sử dụng các nhân vật cắt rời để trang trí nhưng sang chủ đề khác để làm mới trong mắt trẻ tôi sử dụng các màu nóng để vẽ lên nội dung các câu chuyện dán lên tường.

Ví dụ: Chủ đề Gia đình ngoài việc xây dựng mảng tường chính trong lớp ở góc sách tôi lấy điểm nhấn của nội dung câu chuyện: Ba cô gái để trang trí ngoài ra tôi xây dựng một số hình ảnh cắt rời từ các bài thơ: Yêu mẹ, Thăm nhà bà, ở hành lang,... từ nội dung các câu chuyện bài thơ trên mà trẻ được nghe đọc và kể hàng ngày các hình ảnh đó luôn gần gũi quanh trẻ mang cho trẻ cảm giác an toàn và thân thiện như mình đang sống trong một gia đình có nhiều người thân yêu, ngoài ra giáo dục trẻ biết yêu thương tôn trọng người lớn tình cảm của trẻ ngày một được nhân lên.

* Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh

Qua các buổi họp phụ huynh tôi đưa vào nội dung tuyên truyền về việc dạy trẻ đọc thơ kể chuyện giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn từ đó để đưa ra biện pháp cụ thể.

Bằng cách cô ghi các nội dung bài thơ câu chuyện ở góc tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh theo dõi và về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học.

Hàng ngày giờ đón trả trẻ tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp thu trên lớp của trẻ để kết hợp phụ huynh có biện pháp giúp đỡ trẻ, bồi dưỡng cho trẻ. Từ đó, vận động phụ huynh đóng góp nguyên liệu, phế liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết đọc thơ, kể chuyện. Đặc biệt phụ huynh luôn trao đổi thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm về tình hình và việc học tập của trẻ để cùng giáo viên tìm ra biện pháp dạy trẻ phù hợp.

4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:

* Đối với hoạt động giáo dục:

Việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là bộ môn làm quen văn học là một trong những bộ môn rất cần thiết với trẻ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua thời gian thực hiện những biện pháp trên, tôi đã đạt được một số kết quả trong việc nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi đọc thơ, kể chuyện cụ thể là:

* Kết quả khảo sát cuối năm:

Tổng số trẻ

Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc

Trẻ yêu thích môn văn học

Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện

Trẻ đọc kể diễn cảm

35

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

23

92%

21

84%

24

96%

16

64%

* Đối với bản thân:

- Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng kể được trau dồi diễn cảm thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.

- Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ như đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao, sưu tầm được nhiều truyện tranh, sách báo,đọc thuộc được nhiều bài thơ câu chuyện ngoài chương trình.

- Tôi đã tân dụng được các nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng trong việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

* Đối với đồng nghiệp:

- Qua sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề hàng tháng cùng nhau góp ý, bàn bạc trao đổi những vấn đề con thắc mắc, những giáo viên đi trước giàu kinh nghiệm hướng dẫn cho giáo viên mới ra trường làm cho chuyên môn của tổ chuyên môn của nhà trường được vững vàng, từ đó làm cho tình cảm chị em trong trường được gắn chặt với nhau hơn và kết quả chất lượng của môn văn học được nâng cao.

* Đối với nhà trường:

- Nhà trường đã tạo được các mảng mở, bổ sung thêm đồ dùng các trang thiết bị phong phú, đã tổ chức thêm một số tiết dạy mẫu, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên.

- Tổ chức các buổi chuyên đề ở trường để cho giáo viên học tập

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Giáo viên phải biết luyện giọng đọc, kể diễn cảm kết hợp với ánh mắt cử chỉ phù hợp với nôi dung của tác phẩm.

Biết lồng ghép các nội dung hợp lý trên các tiết học và hoạt động trong ngày một cách nhẹ nhàng không áp đặt trẻ

Phải biết xử lý tốt các tình huống sư phạm luôn tìm cách tạo tình huống cho trẻ để trẻ có cơ hội bộc lộ năng khiếu sở thích của mình.

Giáo viên phải thực sự yêu trẻ và nhẫn nại, có tâm huyết với nghề nghiệp, biết nắm bắt được tình hình tâm sinh lý của trẻ.

Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên.

2. Kiến nghị

Cần tăng cường hơn nữa về các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trong việc thực hiện bộ môn văn học nói chung và về kỹ năng đọc thơ, kể chuyện diển cảm nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách

2. ........................

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã áp dụng và thực hiện có hiệu quả. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học cho sáng kiến của tôi đầy đủ hơn để tôi có thêm kinh nghiệm áp dụng thực hiện trong những năm học tiếp theo đạt kết quả tôt.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

HIỆU TRƯỞNG

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

...............................................................................

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN