Sáng kiến kinh nghiệm Tin học THCS lớp 7

Trong bối cảnh Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường học nâng cao công tác giảng dạy bộ môn tin học thì các sáng kiến kinh nghiệm tin học THCS càng được các thầy cô quan tâm và chú trọng. Thấu hiểu được điều đó, trong bài viết này, Topskkn đã tổng hợp đầy đủ bộ đề tài sáng kiến môn tin học THCS (lớp 6-7-8-9) để thầy cô dễ dàng tham khảo.

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học THCS lớp 7

Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Tin Học THCS

1. Mẫu SKKN tin học lớp 6

Ngày nay, tin học cũng như công nghệ thông tin giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cuộc sống. Vì vậy, ngay từ đầu cấp THCS, nhà trường và thầy cô luôn cố gắng tạo điều kiện để các em làm quen và học tập tốt những kiến thức căn bản về tin học 6. Trong đó, các sáng kiến kinh nghiệm tin học 6 đã giúp giáo viên cải thiện nhiều phương pháp dạy học thích hợp, rèn luyện cho học sinh tính tự giác học tập và xây dựng khả năng tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Một số sáng kiến kinh nghiệm môn tin học THCS 6 hay nhất:

SG1501 - SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn Tin học 6 - Tải ngay

SG1502 - Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin học 6 - Tải ngay

SG1503 - Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy tốt bài 16 Định dạng văn bản môn Tin học 6 - Tải ngay

SG1504 - Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập môn Tin học 6 bằng phương pháp giảng dạy trực quan - Tải ngay

SG1505 - Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học lớp 6 bằng dụng cụ trực quan - Tải ngay

2. Mẫu SKKN tin học lớp 7

Để đáp ứng các yêu cầu nắm vững và thành thạo các kỹ thuật công nghệ cơ bản, môn tin học lớp 7 kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý giữa kiến thức lý thuyết và thực hành cho học sinh. Việc đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm tin học 7 đầy đủ hai phần, giáo viên bộ môn sẽ trang bị đầy đủ cho các em nền tảng công nghệ thông tin, các phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kỹ năng sử dụng máy tính để phục vụ công việc và cuộc sống sau này.  

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học THCS lớp 7

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm tin học lớp 7

SG1506 - SKKN Cải tiến việc tổ chức dạy học và chất lượng học thực hành môn Tin học lớp 7 - Tải ngay

SG1507 - Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học 7 - Tải ngay

SG1508 - SKKN Áp dụng kiến thức tin học trong chương trình tin học 7 để giải các bài tập toán 7 - Tải ngay

SG1509 - Biện pháp nâng cao chất lượng tiết ôn tập lý thuyết Tin học 7 - Tải ngay

SG1510 - Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các hàm ở tin học 7 - Tải ngay

3. Mẫu SKKN tin học lớp 8

Môn tin học 8 là môn học tự chọn của học sinh THCS và được đánh giá, xây dựng trên giả thiết là một môn học mới. Việc học sinh chưa thực sự quen thuộc với kiến thức môn học và sự thiếu thốn về giáo án giảng dạy khiến cho việc nghiên cứu các sáng kiến kinh nghiệm tin học 8 một yêu cầu cấp thiết cho các thầy cô giáo môn Tin học. Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ thúc đẩy công tác giảng dạy môn học, giúp các giáo viên chia sẻ được kinh nghiệm và phương pháp dạy hiệu quả, đa dạng, thu hút. Bên cạnh đó còn góp phần tìm kiếm và đề xuất các biện pháp làm tăng hiệu suất học tập và tiếp thu kiến thức tin học cho học sinh lớp 8.

Dưới đây là các mẫu sáng kiến kinh nghiệm tin học THCS lớp 8:

SG1511 - Nâng cao kỹ năng lập trình Pascal cho học sinh khối 8 - Tải ngay

SG1512 - Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hành trong lập trình pascal bộ môn tin học lớp 8 - Tải ngay

SG1513 - Một số giải giáp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lập trình Pascal đối với môn Tin học 8 - Tải ngay

SG1514 - Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình Pascal - Tải ngay

SG1515 - Một số giải pháp rèn kĩ năng vận dụng câu lệnh lặp của ngôn ngữ lập trình pascal trong chương trình Tin học 8 - Tải ngay

SG1516 - Một số giải pháp giúp học sinh nắm vững “câu lệnh điều kiện”, qua bài 6 Tin học 8 - Tải ngay

SG1517 - Luyện các kỹ soạn thảo văn bản nghề Tin học 8 thông qua các bài thực hành chủ đề: Lý thuyết Holland và việc chọn nghề - Tải ngay

SG1518 - Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh môn Tin học 8 - Tải ngay

 4. Mẫu SKKN tin học lớp 9

Chương trình tin học lớp 9 chủ yếu là tìm hiểu kiến thức về đa phương tiện, công cụ công nghệ, điện tử quen thuộc trong cuộc sống. Mục tiêu cần đạt được là học sinh nắm vững lý thuyết và có thể nhận biết, sử dụng thông thạo các loại phương tiện, máy móc công nghệ thông tin. Sáng kiến kinh nghiệm tin học 9 sẽ giúp giáo viên hoàn thành các mục tiêu này một cách nhanh chóng, trơn tru và dễ dàng hơn.

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học THCS lớp 7

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm tin học lớp 9

Tham khảo thêm các mẫu sáng kiến tin học 9 hay nhất:

SG1519 - SKKN Sử dụng phần mềm chấm bài Themis góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học 9 - Tải ngay

SG1520 - SKKN Phương pháp chia để trị để giải quyết bài toán sắp xếp và tìm kiếm nâng cao trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn lập trình Pascal - Tải ngay

SG1521 - Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tích hợp liên môn trong Tin học 9 - Tải ngay

SG1522 - Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học 9 - Tải ngay

Hi vọng các chủ đề trong bài viết trên đã giúp ích cho các thầy cô giáo. Thư viện sáng kiến kinh nghiệm tin học THCS cũng như nhiều môn học khác luôn được Topskkn tổng hợp và cập nhật nhanh chóng, mới nhất để quý thầy cô dễ dàng tham khảo. Vì vậy, đừng quên theo dõi Topskkn để đón đọc các thông tin thú vị và hữu ích hơn nhé!

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHÂU THÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TIN HỌC LỚP 7
  2. NĂM 2017 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ. I. MỞ ĐẦU. Với mục tiêu đổi mới dục đào tạo trong thời gian tới cần thiết  phải đầu  tư phát triển về mọi mặt,  trong đó, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực là phải  đào tạo ra một thế  hệ  năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công   nghệ để đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất  nước. Với yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở  các trường   học với vai trò là môn học độc lập.   Môn học Tin học  ở  trường hiện nay có  nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ  thông tin  và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu  làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề  theo quy trình công nghệ  và kĩ   năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Từ  những năm học qua, môn Tin học  ở  THCS là môn học cho những   trường có điều kiện với thời lượng 2 tiết/tuần với tất cả các lớp ở cấp học. Là   môn học mới đưa vào trường  và có những đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với   sử dụng máy tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề  theo quy trình công nghệ,  coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết   2
  3. đi đôi với thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi THCS phần thực  hành còn chiếm thời  lượng nhiều hơn. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói   riêng chúng tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên  máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy  mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (HS khá ­ giỏi).   Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng. Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế  nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ  thực hành giúp các em thành thục các  thao tác cơ  bản với máy nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến   việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có  thời gian tiếp xúc, sử  dụng máy nhiều giúp các em có thể  tự  khám phá và tự  học. II. CƠ SỞ KHOA HỌC. Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự  phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục  của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin   kĩ thuật số, thời đại Internet. Đảng và Nhà nước đã có những chủ  trương chính sách đầu tư  và phát  triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:  ­ Chủ trương của Đảng, công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp  hoá ­ hiện đại hoá là: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin  là nhiệm vụ  ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội, là phương tiện chủ lực để đi  tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”. 3
  4. ­ Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và   ứng dụng công nghệ  thông tin như: Nâng cao nhận thức về  vai trò của công  nghệ thông tin; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào  tạo sẽ  tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương   trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ  thể  của ngành là: Tổ  chức tốt việc   dạy và học tin học  ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin   học trong nhà trường,... Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy  dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến th ức khoa h ọc v ề Tin h ọc,   phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải   chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học  sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ  mới của Tin học   phục   vụ  học tập và đời sống. Nội dung chương trình của môn Tin học hiện   hành ở các trường học đã đáp ứng được những yêu cầu trên. B/ NỘI DUNG . I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với  đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với  môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực  hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi   sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng. 1. Thuận lợi: 4
  5. ­ Được sự  quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường trong công cuộc đổi  mới phương pháp dạy học. ­ Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành và được bồi  dưỡng chuyên đề hàng năm. ­  Phần lớn các em học sinh có ý thức tự  học cao,  luôn tìm tòi học hỏi  những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học. 2. Khó khăn: ­ Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ  năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất  ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới. ­ Trường THCS Hòa Tân hiện có một phòng máy thực hành với cơ sở vật  chất còn hạn chế cho việc dạy và học theo phương pháp mới hiện nay. ­ Số  lượng học sinh trong một lớp học còn quá  đông học sinh  một lớp,  diện tích phòng máy nhỏ, phòng máy vi tính chưa đủ số lượng máy cho mỗi học   sinh thực hành trên một máy, phần là máy cũ nên thường hay hư hỏng, thiết bị  chiếu sáng thường bị hư hao, không khí trong  phòng máy không thoáng làm cho  học sinh không tập trung vào bài giảng  ...  ảnh hưởng rất lớn trong quá trình  giảng dạy và học tập. ­ Học sinh trên địa bàn chủ  yếu là con em các gia đình làm nông dân, sự  quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều  kiện để  các em có máy vi tính  ở  nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ  được tiếp  xúc, làm quen với máy tính trong giờ  học dẫn đến việc sử  dụng máy của học  sinh còn lúng túng, chất lượng giờ  thực hành chưa cao. Một bộ  phận học sinh   5
  6. chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ  nên chưa có sự  đầu tư  thời  gian cho việc học. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn: Qua khảo sát chất lượng học sinh, tôi thấy giờ  thực hành học sinh còn  ngại thực hành trên máy, thao tác thực hành chưa chuẩn, đa số  chỉ  có học sinh   khá giỏi thực hành, một số còn lại chỉ quan sát, khi giáo viên hỏi và yêu cầu thực   hành thì chưa thực hành được. 2. Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh: Công việc thiết kế  chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối  tượng là khâu quan trọng không thể  thiếu của một tiết dạy học m à bất kì một  giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết kế  trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị  chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến tr ình và tâm thế để đi vào  một tiết dạy”. Trong đó, bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì cần  phải làm được những việc sau: ­ Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về  kiến thức, kĩ năng,  thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém  và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi. ­ Tham khảo thêm tài liệu để  mở  rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp  giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết. ­ Nắm được ý đồ  của sách giáo khoa để  xây dựng và thiết kế  các hoạt  động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh,  điều kiện dạy học. 6
  7. ­ Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học. ­ Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ  thể. Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đ ã chuẩn bị tốt tâm  thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu. 3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. Việc thiết kế  tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh  xem như đã thành công một nửa nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy  còn khâu quyết định thành công chính là  ở  khâu tổ  chức điều khiển các đối  tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện Phòng máy vi tính của trường, với một giờ  thực h ành,  việc quan  trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực   hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau  ­ bài học trở thành quá  trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với  số lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án  chia nhóm một cách phù hợp. Tuy nhiên để  việc thực hành theo nhóm có hiệu  quả  đòi hỏi giáo viên phải lựa  chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với  nhiều đối tượng học sinh (có thể chia nhóm 2 học sinh/máy). Các bước tiến hành: ­ Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành. ­  Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực  hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. 7
  8. ­ Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh  tích cực hoạt động. ­ Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm :  Trong quá  trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ  trợ  khi cần.  Chỉ  rõ  những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học   sinh yếu trong các  nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng  học sinh khá giỏi  trong nhóm. Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều  chỉnh. Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả  năng độc lập sáng tạo của học sinh. Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể  đưa ra nhiều cách để  thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ  năng. ­ Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ  định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh  được chỉ  định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên  trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra kết  quả  thực hành lẫn nhau của nhóm khác theo vòng tròn. Làm được như  vậy các  em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. ­ Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét  kết quả  thực hành, nhóm trưởng điều hành ­ nhận xét về  kĩ năng, thái độ  học  tập của các bạn trong  nhóm. Tổ  chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả  thực hành của các nhóm khác. Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức. Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về  tình hình làm việc của các  nhóm để  kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh  nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt. 8
  9. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, giờ thực h ành thực sự thu hút các  đối tượng học sinh hơn chứ  không còn là giờ  học của các đối tượng học sinh  khá giỏi. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá  thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ  trợ  được cho nhau để  cùng học,  cùng  tiến bộ. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học phù hợp với các đối  tượng học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau: ­ Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh: Giáo viên phải  nắm bắt đối tượng học sinh về  kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ  ràng, chính xác. ­ Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp: Giáo viên cần đưa ra  hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối tượng học  sinh. Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho   các đối tượng học sinh được thực hành.  ­ Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen  những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở  những học sinh thực hành  chưa tốt, chưa nghiêm túc. C/ KẾT LUẬN. Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học  tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo  viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả.  9
  10. Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ  chức hoạt động nhóm ph ù hợp  với các đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực  hiện các kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giờ  học và các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng  ngày. Nếu áp dụng phương pháp dạy học n ày trong những giờ  thực hành của  các khối lớp khác tôi tin chắc rằng nó sẽ  góp phần không nhỏ  trong việc nâng  cao chất lượng bộ môn.  Trên đây là kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá tr ình dạy học.  Rất mong nhận được sự  góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để  tôi có  thể hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Hòa Tân, ngày  17  tháng  01 năm 2017 Người viết 10


Page 2

YOMEDIA

Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm là thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp, đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc. Mời các bạn tham khảo!

22-12-2018 207 26

Download

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học THCS lớp 7

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.