Sáng kiến kinh nghiệm về trung bình cộng

Sáng kiến kinh nghiệm về trung bình cộng
25
Sáng kiến kinh nghiệm về trung bình cộng
168 KB
Sáng kiến kinh nghiệm về trung bình cộng
0
Sáng kiến kinh nghiệm về trung bình cộng
83

Sáng kiến kinh nghiệm về trung bình cộng

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN DẠNG “TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG” CHO HỌC SINH LỚP 4A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG – LAI CHÂU Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường \\ Tam Đường, ngày 04 tháng 3 năm 2019 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tam Đường, ngày 4 tháng 3 năm 2019 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH Số tt 1 Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp Tỉnh Tôi là Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình Tỷ lệ (%) Nguyễn Hiền tháng tác năm sinh (hoặc nơi chuyên vào việc tạo thường trú) môn Thị 07/03/1980 Tiểu học Thị trấn Tam Đường - Lai Châu danh Giáo viên độ Đại học Tiểu học đóng góp ra sáng kiến 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng “Tìm số trung bình cộng” cho học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: UBND huyện Tam Đường. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn Tiểu học - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu tháng 10 năm 2018. - Mô tả bản chất của sáng kiến: + Tính mới: Giáo viên sử dụng nhiều hình thức dạy học phù hợp, gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học một cách mềm dẻo, linh hoạt. Giáo viên dạy cho học sinh theo từng hệ thống kiến thức dạy từ đễ đến khó. Học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng dạng toán, không còn tình trạng nhầm lẫn giữa dạng này với dạng khác, nắm chắc kiến thức có liên quan, vận dụng linh hoạt trong khi giải toán và trình bày bài giải một cách khoa học. Học sinh ham học tự tin, mạnh dạn, hứng thú, say mê học toán. Chủ động tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức. Tự kiểm tra trao đổi kiến thức với nhau. Giải pháp trước và sau khi áp dụng sáng kiến: - Trước khi áp dụng sáng kiến: Học sinh thụ động lĩnh hội kiến thức, còn rụt rè, ngại chia sẻ, ngại trao đổi nhiều với bạn và thầy cô giáo. Giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống để truyền thụ kiến thức cho học sinh, hướng dẫn giải theo sách giáo khoa. - Sau khi áp dụng sáng kiến: Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tin chia sẻ, trao đổi với bạn với thầy cô giáo. Học sinh vận dụng sự trải nghiệm và kết hợp với câu đố, những trò chơi để hình thành kiến thức mới, học sinh biết làm các bài tập ứng dụng trong thực tế. Có sự tham gia của phụ huynh học sinh vào việc học tập của học sinh. + Phạm vi ảnh hưởng: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho học sinh lớp 4A1 của trường Tiểu học thị trấn Tam Đường và có thể áp dụng rộng rãi đến tất cả các lớp 4 trong nhà trường và các lớp 4 trong trong toàn huyện Tam Đường có thực trạng như lớp chúng tôi. + Hiệu quả: Rèn cho học sinh kĩ năng nhận dạng, giải toán chính xác, kĩ năng suy luận, óc sáng tạo và khả năng vận dụng, phương pháp giải quyết vấn đề qua đó giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập. Học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, biết lựa chọn phương pháp vận dụng cho phù hợp cho từng dạng bài toán. Không còn tình trạng nhầm lẫn giữa các dạng này với dạng khác, lúng túng trong cách giải, cũng như trình bày các bước tính... - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: lớp học, vở, bút, học sinh. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Góp phần nâng cao chất lượng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, lô gic, bồi dưỡng phát triển trí tuệ, rèn cho các em tính chăm chỉ, cần cù, độc lập, nhẫn lại, có ý chí vượt khó, phát triển khả năng suy luận, sáng tạo, từ đó tạo cho các em tinh thần thoải mái giúp cho các em học tập tốt hơn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân sây dựng áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả: qua việc áp dụng các giải pháp của sáng kiến vào dạy học tôi nhận thấy học sinh có kỹ năng nhận dạng toán một cách chính xác, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng dạng bài, không còn tình trạng nhầm lẫn giữa các dạng bài, lúng túng trong cách giải, cũng như trình bày các bước giải. Học sinh nắm chắc kĩ năng và biết vận dụng giải được các bài toán dạng: Tìm số trung bình cộng Học sinh ham học, hứng thú, tự tin, say mê khi học toán. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. NGƯỜI ĐĂNG KÝ Nguyễn Thị Hiền BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tác giả Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền Trình độ văn hóa: 12/12. Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy lớp 4A1 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng “Tìm số trung bình cộng” cho học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. 3. Tính mới Giáo viên đưa ra tình huống phù hợp vòa từng dạng bài cụ thể để học sinh vận dụng tự tìm hiểu, hình thành, ghi nhớ và khắc sâu dạng toán tìm số trung bình cộng. Học sinh chủ động tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức. Tự kiểm tra trao đổi kiến thức với nhau. Học sinh nắm chắc kiến thức có liên quan, vận dụng linh hoạt trong khi giải toán và trình bày bài giải một cách khoa học. Học sinh ham học, tự tin mạnh dạn, hứng thú, say mê học toán. Phu huynh tham gia vào việc học tập của học sinh để thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống. Giải pháp trước và sau khi áp dụng sáng kiến: - Trước khi áp dụng sáng kiến: Học sinh thụ động lĩnh hội kiến thức, còn rụt rè, ngại chia sẻ, trao đổi nhiều với bạn và thầy cô giáo. Giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống để truyền thụ kiến thức cho học sinh, hướng dẫn giải theo sách giáo khoa. - Sau khi áp dụng sáng kiến: Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tin chia sẻ, trao đổi vơi bạn với thầy cô giáo. Học sinh vận dụng sự trải nghiệm và kết hợp với câu đố, những trò chơi để hình thành kiến thức mới, học sinh biết làm các bài tập ứng dụng trong thực tế. Có sự tham gia của phụ huynh học sinh vào việc học tập của học sinh. 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại Giáo viên nắm chắc kiến thức, truyền thụ một cách chủ động, linh hoạt có giải pháp tối ưu nhất giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng nhất. Học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, tóm tắt bài toán, biết lựa chọn phương pháp giải, vận dụng cho phù hợp cho từng dạng bài toán. Không còn tình trạng nhầm lẫn giữa các dạng bài, lúng túng trong cách giải, cũng như trình bày các bước giải... Kết quả cụ thể như sau: Kết quả khảo sát đầu năm học ( Môn Toán) Năm học 2018 - 2019 Tổng số học sinh 31 Hoàn thành tốt 17 Hoàn thành 14 Hoàn thành tốt 26 Hoàn thành 5 Kết quả cuối học kì I ( Môn Toán) Năm học 2018 - 2019 Tổng số học sinh 31 5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho học sinh lớp 4A1 của trường Tiểu học thị trấn Tam Đường và có thể áp dụng rộng rãi đến tất cả các lớp 4 trong nhà trường và các lớp 4 trong các Trường Tiểu học trong toàn huyện Tam Đường có thực trạng như lớp tôi. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG TIÊU HỌC THỊ TRẤN THUYẾT MINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN DẠNG “TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG” CHO HỌC SINH LỚP 4A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG - HUYỆN TAM ĐƯỜNG – TỈNH LAI CHÂU Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường Tam Đường, ngày 4 tháng 3 năm 2019 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng "Tìm số trung bình cộng" cho học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. 2. Tác giả Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Bình Lư – Tam Đường – Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường Điện thoại: 0989 937 933 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Địa chỉ: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường – Tam Đường – Lai Châu Điện thoại: 02313879191 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Môn toán còn có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt...góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, làm thế nào để học sinh tiếp thu bài một cách nhanh nhất, học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quê, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng "Tìm số trung bình cộng" cho học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. Sáng kiến được nghiên cứu đề xuất một số biện pháp, kỹ năng cơ bản có hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng tính toán một cách chính xác. Học sinh ghi nhớ và vận dụng được kiến thức cơ bản nhằm nâng cao chất lượng môn toán một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh phong trào học tốt môn toán của lớp cũng như phong trào mũi nhọn của lớp, của nhà trường góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ năm học. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Thời gian: Từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019. Địa điểm: 31 học sinh lớp 4A1 - Trường Tiểu học thị trấn Tam Đường. 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Với thực tế, học sinh bước từ lớp 3 lên với lượng kiến thức còn đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, dễ nhìn thấy, các tình huống trong bài toán nhẹ nhàng. Sang lớp 4, kiến thức nhiều hơn, cao hơn, nặng hơn. Có thể nói là nội dung kiến thức nặng nhất trong bậc tiểu học. Đặc biệt là nội dung kiến thức toán nhiều lại đa dạng, nhiều dạng toán điển hình nhất cấp tiểu học. Do vậy, khi dạy phần kiến thức toán ở lớp 4 gặp khá nhiều khó khăn. Trong thực tế giảng dạy nhiều năm lớp 4 cũng như tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tôi nhận thấy: - Học sinh chưa ham mê, chưa tích cực học toán. - Học sinh giải toán dạng Tìm số trung bình cộng còn nhầm lẫn giữa các dạng bài với nhau. - Học sinh chưa biết cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo khi giải toán. Các em còn nhầm lẫn các yếu tố trong bài toán như sau: Trường hợp 1 : Tổng không tường minh VD: Điểm hai bài kiểm tra toán của An là 6 điểm và 8 điểm. Hỏi điểm bài kiểm tra thứ 3 của An là bao nhiêu để điểm trung bình của 3 bài là điểm 8? Trong trường hợp này học sinh nhầm lẫn không biết tổng của ba số. Trường hợp 2 : Số các số hạng không tường minh. VD: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó có 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ, và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ, Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm? Ở bài toán này học sinh hay nhầm số các số hạng là 2 nhưng thực chất là 9 Trường hợp 3 : Liên quan đến dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. VD: Tìm 4 số chẵn liên tiếp, biết trung bình cộng của bốn số ấy là 9. Ở dạng bài này có một số ít học sinh khi chưa đọc kĩ đề bài nên giải ra kết quả hai sai. Phải tìm tổng của 4 số, tìm hiệu của 4 số rồi mới tìm được 4 số chẵn liên tiếp. Trường hợp 4: Dạng nhiểu hơn trung bình cộng hoặc kém hơn trung bình cộng. VD: An có 20 bi, Bình có số bi bằng một phần hai số bi của An. Chi có số bi hơn trung bình cộng của 3 bạn là 6 bi. Hỏi Chi có bao nhiêu bi? - Học sinh chưa biết cách trình bày bài toán. - Học sinh không có phương pháp giải phù hợp. Qua đó tôi nhận thấy cần nghiên cứu để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học toán có lời văn lớp 4 dạng bài: Tìm số trung bình cộng" để học sinh nắm được cách làm toán, giải các dạng toán có lời văn đã có trong chương trình và áp dụng cho chương trình lớp 5 tiếp theo. * Nguyên nhân Nguyên nhân từ phía giáo viên: Một số ít giáo viên còn dạy dàn trải nội dung kiến thức chưa xác định rõ, đầy đủ kiến thức trọng tâm và chưa có điểm nhấn cho nội dung này, dẫn đến học sinh hiểu bài còn chưa sâu, nhầm lẫn giữa các dạng toán. Việc suy nghĩ, sáng tạo trong phần hình thành kiến thức về giải toán có lời văn còn ít và chưa thường xuyên. Nguyên nhân từ phía học sinh: Trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, không đồng đều. Các em bước đầu chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng cho việc nhận thức và tiếp thu kiến thức gặp không ít khó khăn, chưa mang lại kết quả như mong muốn. Một số học sinh tư duy chưa cao, hiểu bài chưa sâu, còn chủ quan. Còn cẩu thả, chưa cẩn thận khi làm bài. Nguyên nhân khác: Hiện nay chương trình Toán tiểu học đã có sự đổi mới, khoa học hơn song ở chương trình cũ kiến thức lớp 1, 2, 3 rất đơn giản, đến lớp 4 học sinh phải gặp những kiến thức khó với lượng kiến thức khá nhiều. Đây là một vấn đề khó khăn cho cả người dạy và người học. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Tính mới: Việc áp dụng giải pháp mới bằng cách hướng dẫn sinh đọc kĩ đề bài, xác định các yếu tố trong bài (tổng, số các số hạng, số chẵn, số lẻ, hơn hoặc kém trung bình cộng). Xác định xem tổng, số các số hạng đã tường minh hay chưa. Giáo viên hướng dẫn bằng lời nói và thao tác vẽ sơ đồ cho học sinh dễ quan sát, nắm bắt được dễ dàng. Cuối cùng cho học sinh thảo luận theo nhóm và giải bài toán đã có nhiều ưu điểm nổi bật. Học sinh hiểu bài sâu hơn, ít quên cách giải và không nhầm lẫn giữa các dạng toán trong chương trình. Học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, phân tích bài toán, tóm tắt bài toán, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán này, không còn tình trạng nhầm lẫn giữa các yếu tố trong bài. Việc áp dụng giải pháp mới khi rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế của các giải pháp trước và trên cơ sở cũng đã vận dụng linh hoạt các giải pháp đã thực hiện. Ở mỗi giải pháp có sự suy nghĩ tìm tòi bổ sung cách làm cho phù hợp với sự nhận thức của học sinh lớp 4. Đặc biệt, mỗi dạng bài đều chú ý đến các kiến thức liên quan cũ và mới trong chương trình. Từ đó học sinh hiểu rõ những bản chất chính của từng dạng bài cụ thể, do vậy học sinh luôn hứng thú tìm tòi, thực hành tốt và có nhiều ưu điểm nổi bật. Học sinh hiểu bài sâu hơn, ít quên cách giải và không nhầm lẫn giữa các dạng bài toán trong chương trình. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Giải pháp cũ Giải pháp mới - Học sinh đọc yêu cầu bài toán, - Học sinh đọc yêu cầu của bài, xác định giáo viên hướng dẫn và yêu cầu bài toán đó thuộc dạng nào (bài toán cho học sinh trình bày. biết gì, bài toán yêu cầu tìm gì...). Học sinh nhắc lại nội dung kiến thức có liên quan. Cuối cùng cho học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày cách giải bài toán. - Giáo viên sử dụng phương pháp - Học sinh chủ động tự tìm tòi, tự khám truyền thống để truyền thụ kiến phá, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Tự thức mới cho học sinh. kiểm tra trao đổi kiến thức với bạn và thầy cô giáo. - Giáo dạy dàn trải nội dung kiến - Học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, biết thức chưa xác định rõ, đầy đủ kiến tóm tắt, biết lựa chọn phương pháp giải thức trọng tâm và chưa có điểm nhấn phù hợp cho từng dạng toán, không còn cho nội dung từng dạng bài dẫn đến tình trạng nhầm lẫn giữa dạng này với học sinh hiểu bài còn chưa sâu, nhầm dạng khác. lẫn giữa các dạng toán. - Học sinh nắm chắc kiến thức có liên quan, vận dụng linh hoạt trong khi giải toán và trình bày bài giải một cách khoa học. - Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn khi giải toán. * Cách thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới: Biện pháp 1: Phát hiện khả năng, bồi dưỡng niềm say mê học toán ở học sinh: Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành tổ chức dạy và phân loại học sinh theo đối tượng. Sau 1 tháng học đầu tiên. Thông qua các bài ôn ở lớp 3, chương trình toán 4 đầu năm, bằng kiểm tra phần thực tế trên lớp ( kiểm tra miệng và bằng giấy). Qua đó nắm bắt chính xác khả năng giải toán của từng em cụ thể đạt đến mức nào. Cho các em tìm hiểu một số bài toán vui, lý thú ở tiểu học. Kể cho các em thấy những tấm gương học toán ở trường, ở huyện, tỉnh.. .để các em thấy Toán không phải là thứ xa vời mà nó rất gần gũi với các em. Chỉ cần các em có niềm say mê, lòng kiên trì là có thể chiếm lĩnh được nó. Tạo cho các em có hứng thú ham học, niềm đam mê, hăng say, thích học toán. Biện pháp 2: Rèn luyện cho học sinh cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo khi giải toán. Tổ chức thực hành giảng dạy bằng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giải toán. Kích thích, huy động học tập cá nhân và hợp tác theo nhóm nhỏ ở học sinh. Kích thích học sinh tự phát hiện, tự khám phá, tự giải quyết vấn đề của bài toán một cách sáng tạo, nhanh nhất trong từng trường hợp: Trường hợp 1: Tổng không tường minh. Khi đưa ra một bài toán, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Hướng dẫn học sinh phân tích, tìm hiểu đề bài bằng những câu hỏi gợi mở. VD: Điểm hai bài kiểm tra toán của An là 6 điểm và 8 điểm. Hỏi điểm bài kiểm tra thứ 3 của An là bao nhiêu để điểm trung bình của 3 bài là điểm 8? Thực tế giảng dạy, giáo viên thường chỉ hướng dẫn học sinh cách giải bài toán như sau: - Bài toán cho biết gì? (Trung bình cộng của hai số 128) - Bài toán yêu cầu gì? (bài kiểm tra thứ 3 là bao nhiêu ?) - Bài toán này thuộc dạng nào? ( Tìm số trung bình cộng ) - Yêu cầu học sinh nêu cách làm. - Khi học sinh làm bài thì một số học sinh không nêu được Tổng của hai số hoặc nêu được nhưng không đúng. - Sau khi nắm được những vướng mắc của học sinh. Tôi đã hướng dẫn các em làm như sau: + Đầu tiên đọc kĩ bài toán để tìm hiểu kĩ đề và tóm tắt bài kết hợp hướng dẫn bằng lời nói và thao tác để giúp học sinh nắm bắt được dễ dàng. + Đưa ra một số câu hỏi gợi mở: Bài toán có mấy điểm kiểm tra, cho biết tổng của các bài kiểm tra chưa? Trung bình của ba bài kiểm tra là mấy? Từ đó giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi tìm cách giải bài toán. Bài giải Tổng số điểm của 3 bài kiểm tra là: 8 x 3 = 24 (điểm) Bài kiểm tra thứ 3 của An là: : 24 – 6 – 8 = 10 (điểm) Đáp số: 10 điểm Trường hợp 2 : Số các số hạng không tường minh. VD: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó có 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ, và 4 ô tô đi sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ, Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm? - Khi dạy dạng bài này tôi thấy học sinh thường mắc những sai lầm sau: Học sinh đọc không kĩ bài toán nên khi tìm trung bình mỗi ô tô sẽ chia cho 2. Nhưng thực chất số các số hạng là 9. Do vậy học sinh thường giải sai. - Hướng dẫn học sinh: Để giải lại bài toán này cần lưu ý. Xác định có số ô tô chính là số các số hạng. Vậy ở đây còn phải đi tìm tổng. Vì vậy giáo viên cần nhấn mạnh ở ví dụ này là (Đề bài đã cho là 9 ô tô, nhưng phải tính xem 5 ô tô đầu chở được bao nhiêu, 4 ô tô sau chở được bao nhiêu rồi mới tính tổng) và chú ý đến đơn vị. Bài giải 5 ô tô đầu chuyển được số thực phẩm là: 36 x 5 = 180 ( tạ) 4 ô tô sau chuyển được số thực phẩm là: 45 x 4 = 180 (tạ) Trung bình nỗi ô tô chuyển được số thực phẩm là: (180 + 180) : 9 = 40 (tạ) 40 tạ = 4 tấn Đáp số: 4 tấn Trường hợp 3 : Liên quan đến dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. VD: Tìm 4 số chẵn liên tiếp, biết trung bình cộng của bốn số ấy là 9. Đối với dạng này 4 số học sinh hay nhầm tìm tổng của hai số. Đặc biệt cách tìm hiệu còn hạn chế dẫn đến học sinh làm sai. Giáo viên hướng dẫn cách tìm tổng của 4 số, vẽ sơ đồ để học sinh dễ dàng thấy hai số chẵn liền nhau hơn kém nhau 2 đơn vị, sau đó tìm số chẵn thứ nhất rồi tìm các số chẵn còn lại Bài giải Tổng của 4 số chẵn là: 9 x 4 = 36 Số thứ nhất: Số thứ hai: 2 Số thứ ba: 2 Số thứ tư: 2 36 2 2 2 Số chẵn thứ nhất là: (36 – 2 x 6) : 4 = 6 Số chẵn thứ hai là: 6 + 2 = 8 Số chẵn thứ ba là: 8 + 2 = 10 Số chẵn thứ tư là: 10 + 2 =12 Vậy 4 số chẵn liên tiếp là: 6, 8, 10 , 12 Qua các ví dụ trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm giúp học sinh có kĩ năng giải bài toán “Tìm số trung bình cộng” như sau: Bước 1: Đọc kĩ đề bài: - Trong bất kì một bài toán nào học sinh cũng phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Tìm hiểu xem bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? - Những yếu tố đã cho đã cụ thể (tường minh) hay chưa. - Với những bài toán khi cho biết tổng, số các số hạng chưa cụ thể cần bám sát vào yếu tố đã cho. Vận dụng các kiến thức lôgic của các dạng toán liên quan để tìm ra cách giải ngắn gọn nhất. Bước 2: Giải bài toán - Học sinh tìm lời giải phù hợp với yêu cầu của đề bài và tiến hành giải bài toán Bước 3: Thử lại Sau khi học sinh giải xong giáo viên yêu cầu học sinh thử lại đã đúng với yêu cầu của bài chưa. Biện pháp 3: Rèn luyện học sinh trình bày bài giải. - Hướng dẫn học sinh dựa vào bài toán phân tích để trình bày bài giải theo thứ tự hợp lý. - Rèn học sinh làm thành thạo để tránh sai sót khi tính toán. - Hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu và điều kiện đã cho của đầu bài để tìm câu lời giải đầy đủ ngắn gọn hợp lý. Sau mỗi bước giải yêu cầu học sinh kiểm tra xem đã đúng chưa? Câu lời giải hợp lý chưa? Giải xong kiểm tra đáp số xem có phù hợp với yêu cầu bài tập không? Ví dụ 1: Tuổi trung bình của 11 cầu thủ một đội bóng đá là 22 tuổi. Nếu không kể thủ môn thì tuổi trung bình của cầu thủ còn lại là 21 tuổi. Hỏi thủ môn bao nhiểu tuổi? Bài giải Tổng số tuổi của 11 cầu thủ là: 22 x 11 = 242 ( tuổi) Tổng số tuổi của 10 cầu thủ là: 21 x 10 = 210 (tuổi) Tuổi của thủ môn là: 242 – 210 = 32 (tuổi) Đáp số: Đáp số: 32 tuổi Ví dụ 2: Cho mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 480 m.Tính diện tích thửa ruộng biết chiều dài hơn chiều rộng 40 m. Bài giải Nửa chu vi của mảnh đất là: 480 : 2 = 240 (m) Chiều dài của mảnh đất là: (240 + 40): 2 = 140 (m) Chiều rộng của mảnh đất là: 240 - 140 = 100 (m) Diện tích của mảnh đất là: 140 x 100 =14 000 (m2) Đáp số: 14000 m2 Chú ý: Trong ví dụ này ẩn tổng, hs phải đi tìm tổng, nếu câu lời giải chỉ là: "chiều dài là" "chiều rộng là" "diện tích là" là chưa đầy đủ. Ví dụ 3: An có 20 bi, Bình có số bi bằng một phần hai số bi của An. Chi có số bi hơn trung bình cộng của 3 bạn là 6 bi. Hỏi Chi có bao nhiêu bi? Bài giải Bình có số bi là: 20 : 2 = 10 (viên bi) Trung bình mỗi bạn có số bi là: (20 + 10 + 6) : 2 = 18 (viên bi ) Chi có số bi là: 18 + 6 = 24 (viên bi). Đáp số: Chi 24 viên bi. Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên trong mỗi bài kiểm tra thường lồng ghép bài toán có lời văn. Trong từng tiết dạy và từng phần kiến thức, tổ chức đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức: + Kiểm tra kiến thức lí thuyết: Cách tính, công thức. + Qua làm bài tập vào giấy dưới dạng: trắc nghiệm hoặc tự luận bằng các bài toán có lời văn từ đơn giản đến phức tạp hơn. Đặc biệt ở đối tượng học sinh giỏi cho thêm bài có nội dung cần phải suy luận... + Trong các bài kiểm tra thường xuyên, chú trọng lồng ghép từ 2 đến 3 bài toán có lời văn - tuỳ từng thời gian của chương trình học để ra đề cho phù hợp và củng cố kiến thức về giải toán cho học sinh. + Qua các kì kiểm tra - tổng hợp kết quả - đánh giá, nhận xét các mặt ưu điểm và nhược điểm để có biện pháp bồi dưỡng thêm cho học sinh. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: a. Hiệu quả kinh tế Giáo viên không mất quá nhiều thời gian trong quá trình giảng dạy. Với các kĩ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo khi giải toán học sinh có thể vận dụng vào giải các dạng toán khác trong chương trình vào các năm học tiếp theo. b. Hiệu quả kỹ thuật Qua việc áp dụng các giải pháp của sáng kiến vào dạy học tôi nhận thấy học sinh có kỹ năng nhận dạng toán, biết lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán thuộc dạng toán này. Không còn tình trạng nhầm lẫn giữa các dạng này với dạng khác, không lúng túng trong cách giải, cũng như trình bày các bước giải. c. Hiệu quả về mặt xã hội Quá trình nghiên cứu rút ra các kinh nghiệm của bản thân để đưa vào áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường, năm học 2018 - 2019 về dạng toán có lời văn “Tìm số trung bình cộng” Tôi thấy đa số các học sinh đều biết vận dụng các biện pháp đó một cách linh hoạt, cụ thể và đạt được kết quả đáng khích lệ. Đó cũng là bước khởi đầu để các năm học sau phát huy hơn nữa. Kết quả khảo sát đầu năm học (Môn Toán) Năm học 2008 - 2019 Tổng số học sinh Hoàn thành tốt 31 17 Hoàn thành 14 Kết quả cuối học kì I ( Môn Toán) Năm học 2018 - 2019 Tổng số học sinh Hoàn thành tốt 31 26 Hoàn thành 5 Qua thực tiễn bằng những biện pháp tôi đã vận dụng khi hướng dẫn học sinh giải các dạng toán “Tìm số trung bình cộng” có sự thành công, hiệu quả giải dạy được nâng lên rõ rệt. Đa số các em học sinh đã yêu thích học toán và có hứng thú học toán hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và đặc biệt mỗi khi gặp những toán này thì phần đa các em đã giải một cách dễ dàng, lô gic và sáng tạo. Tôi đã mạnh dạn áp dụng vào việc bồi dưỡng học sinh tham gia giao lưu các cấp và đạt được kết quả rõ rệt. Cụ thể qua kì giao lưu cấp huyện năm học 2018- 2019 học sinh lớp tôi chủ nhiệm đạt kết quả khả quan. Tổng số học sinh đạt giải cấp huyện: 9/12em đạt 75% Sáng kiến kinh nghiệm này là một trong những sáng kiến nhằm sử dụng hợp lý quỹ thời gian tăng thêm nhằm tập trung củng cố kiến thức, kĩ năng chất lượng môn toán cho học học sinh lớp 4A1. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho học sinh lớp 4A1 của trường Tiểu học thị trấn Tam Đường và có thể áp dụng rộng rãi đến tất cả các lớp 4 trong trường. Có thể áp dụng đến các lớp 4 trường Tiểu học trong toàn huyện Tam Đường có thực trạng như lớp chúng tôi. 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không 7. Kiến nghị, đề xuất a) Đề nghị công nhận thành quả sáng kiến của tác giả: Nguyễn Thị Hiền b) Kiến nghị khác: Để việc rèn giải toán “Tìm số trung bình cộng” cho học sinh ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: Đối với nhà trường: Tiếp tục nhân rộng, đẩy mạnh phong trào giải toán “Tìm số trung bình cộng” đến tất cả các khối lớp khác trong nhà trường (đặc biệt lớp 4, 5) Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên sâu. Tư vấn trao đổi kinh nghiệm thực tế giảng dạy. Đối với giáo viên: Cần thường xuyên bồi dưỡng hơn nữa, để nắm chắc về kiến thức, kĩ năng giải dạng toán “Tìm số trung bình cộng”. Tự học tập nâng cao trình độ Tin học để thiết kế các bài giảng điện tử. 8. Tài liệu kèm: Không Trên đây là Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng “Tìm số trung bình cộng” cho học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường do tôi thực hiện đã đạt được hiệu quả tại trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. Không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hiền PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRÁN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /…….. Tam Đường, ngày 4 tháng 3 năm 2019 GIẤY XÁC NHẬN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cơ sở/tỉnh Đơn vị trường trường Tiểu học Thị Trấn xác nhận bà Nguyễn Thị Hiền là tác giả của sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượn giải toán có lời văn lời văn dạng “Tìm số trung bình cộng” cho học sinh lớp 4A1 – Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường – huyện Tam Đường- tỉnh Lai Châu” đã được áp dụng tại trường thời gian từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019. Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau: Tôi thấy đa số các em học sinh đều biết vận dụng các biện pháp đó một cách linh hoạt, sáng tạo cụ thể và đạt được kết quả đáng khích lệ. Góp phần nâng cao chất lượng học của học sinh. Kết quả cụ thể như sau: Năm học 2018 - 2019 Tổng số học sinh 31 Hoàn thành tốt 26 Hoàn thành 5 Kết quả giao lưu toán cấp huyện năm học 2018- 2019 như s Tổng số học sinh đạt giải cấp huyện môn Toán: 9/12 em đạt 75% Vậy đề nghị Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở xem xét, ghi nhận kết quả trên. HIỆU TRƯỞNG

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.