Sơ đồ phản ứng khác gì phương trình hóa học

a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?

b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?

c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?

Cho 13g kẽm tác dụng với HCl theo sơ đồ phản ứng

Z n   +   H C l   →   Z n C l 2   +   H 2

Lập PTHH của phản ứng.

Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi cho clo và iot lần lượt tác dụng với dung dịch KOH ở nhiệt độ thường. Giải thích vì sao có sự khác nhau ở 2 phản ứng đó:

Viết PTHH của các phản ứng trong sơ đồ biến đổi sau (ghi đầy đủ điều kiện phản ứng) :

Sơ đồ phản ứng khác gì phương trình hóa học

2. Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) Na  + O2 => Na2O.

b) P2O5 + H2O   => H3PO4.

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Quảng cáo

a) Phương trình hóa học: 4Na  + O2 => 2Na2O.

Tỉ lệ: Số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2.

b) Phương trình hóa học: P2O5  + 3H2O  => 2H3PO4.

 Tỉ lệ: Số phân tử  P2O5  : số phân tử H2O : số phân tử  H3PO4 = 1 : 3 : 2.

Phương trình hóa học – Bài 1 trang 57 sgk hóa học 8. Phương trình hóa học biểu diễn gì,

1. a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?

 b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?

 c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?

Hướng dẫn giải:

a) Phương trình hoa học là phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của chất tham gia phản ứng và sản phẩm.

Quảng cáo

b) Sơ đồ phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng số nguyên tử. tuy nhiên cũng có một số sơ đồ phản ứng cũng chính là phương trình hóa học

Ví dụ: Mg + Cl2 => MgCl2

c) Ý nghĩa: phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như tưng cặp chất trong phản ứng.

Bài 1 trang 57 SGK Hóa học 8

Bài 1 (trang 57 SGK Hóa học 8)

a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?

b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?

c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học?

Lời giải:

a) Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn rút gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của chất tham gia phản ứng và chất sinh ra sau phản ứng (sản phẩm).

b) Sơ đồ phản ứng khác với phương trình hóa học là số nguyên tử chưa được cân bằng, có một số sơ đồ phản ứng cũng chính là phương trình hóa học.

Ví dụ: Cu + Cl2 --> CuCl2

c) Ý nghĩa của phương trình hóa học: cho biết tỉ lệ số phân tử, nguyên tử, giữa các chất hay của từng cặp chất trong phản ứng.

Xem toàn bộ: Giải Hóa 8: Bài 16. Phương trình hóa học

Câu hỏi: Phương trình hóa học là gì? Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào? 

Trả lời:

- Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

- Sơ đồ phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng số nguyên tử. Tuy nhiên cũng có một số sơ đồ phản ứng cũng chính là phương trình hóa học.

Ví dụ:

Sơ đồ phản ứng: Na + H2O → NaOH + H2

Phương trình hóa học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về phương trình hoá học nhé!

1. Phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học (hay Phương trình biểu diễn phản ứng hoá học) là một phương trình gồm có hai vế nối với nhau bởi dấu mũi tên từ trái sang phải, vế trái biểu diễn các chất tham gia phản ứng, vế phải biểu diễn các chất thu được sau phản ứng, tất cả các chất đều được viết bằng công thức hoá học của chúng và có những hệ số phù hợp đặt trước công thức hoá học đó để bảo đảm đúng định luật bảo toàn khối lượng. 

Phương trình hóa học là sự thể hiện ngắn gọn của một phản ứng hóa học giữa các chất tham gia phản ứng với sự tác động của điều kiện (nhiệt, chất xúc tác…) và chất tạo thành sau phản ứng.

Chức năng: phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong một phản ứng. Từ đó ta có thể tính được khối lượng hay số mol của các chất khi biết khối lượng hay số mol của một chất có trong phản ứng.

2. Các cách cân bằng phương trình hóa học

Như chia sẻ ở trên cân bằng phương trình hóa học là một trong những bước rất quan trọng khi viết phương trình. Đây cũng là một trong những bước không thể thiếu nếu các bạn muốn giải các bài toán hóa học. Vậy làm thế nào để cân bằng được phương trình hóa học một cách nhanh nhất và chính xác nhất? Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

+ Phương pháp nguyên tử - nguyên tố

Với phương pháp này, khi cân bằng sẽ viết các đơn chất dưới dạng nguyên tử riêng biệt, sau đó lập luận qua một số bước đơn giản.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng: P + O2 → P2O5

Ta viết: P + O → P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O.

Tức là: 2P + 5O → P2O5

Tuy nhiên phân tử oxi bao gồm 2 nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi sẽ tăng lên gấp đôi. Đồng thời số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng sẽ tăng lên 2 lần, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5. 

Do đó phương trình hoàn chỉnh sẽ là 4P + 5O2 → 2P2O5

+ Sử dụng phương pháp chẵn – lẻ

 Đây là phương pháp thêm hệ số vào trước các chất có chỉ số lẻ, mục đích là để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học: P + O2 → P2O5

Trong phản ứng trên, nguyên tử Oxi ở vế trái là 2 và vế phải là 5, nếu muốn nguyên tử ở cả 2 vế bằng nhau ta thêm số 2 trước P2O5. Khi đó số nguyên tử của Oxi ở vế phải là chẵn, sau đó thêm 5 vào trước O2. Như vậy nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau.

Tương tự với nguyên tử Photpho, nếu muốn 2 vế bằng nhau ta chỉ cần đặt 4 trước P ở vế trái.

Như vậy phương trình hóa học sẽ là: 4P + 5O2 → 2P2O5

Ngoài 2 phương pháp trên, để cân bằng phương trình hóa học các bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

+ Phương pháp hóa trị tác dụng

+ Phương pháp hệ số phân số

+ Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất

+ Phương pháp cân bằng theo nguyên tố tiêu biểu

+ Phương pháp đại số

+ Phương pháp cân bằng electron

+ Phương pháp cân bằng ion – electron

3. Ý nghĩa của phương trình hóa học

Một phương trình hóa học cho ta biết:

Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như giữa từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này chính bằng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình.

Ví dụ: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

Số nguyên tử Fe : số phân tử O2 : số phân tử Fe2O3 = 4 : 3 : 2.

Nghĩa là: cứ 4 nguyên tử Fe tác dụng với 3 phân tử O2 tạo thành 2 phân tử Fe2O3.

Đề bài

a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức hóa học của những chất nào?

b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?

c) Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết về phương trình hóa học tại đây

Lời giải chi tiết

a) Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của chất tham gia phản ứng và sản phẩm.

b) Sơ đồ phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng số nguyên tử. Tuy nhiên cũng có một số sơ đồ phản ứng cũng chính là phương trình hóa học.

Ví dụ: Mg + Cl2 → MgCl2

c) Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

Loigiaihay.com