Lý do chính đáng ghi tiếng anh là gì năm 2024

grounds; cause; reason

Vì lý do gì ?

For what reason?

Lý do chính đáng / không chính đáng

Just/unjust cause

Làm điều gì mà không có lý do rõ ràng

To do something for no particular reason

Nó có cho biết lý do đến muộn hay không ?

Did he give a reason for being so late?

Tôi không có lý do nào để nghĩ rằng hắn nói dối

I have no grounds for thinking that he told lies

a good reason

  • lý do chính: gist
  • cô ta thấy có đủ lý do chính đáng để đòi tiền lại: As the goods were damaged, she felt fully justified in asking for money back
  • trường hợp giết người vì lý do chính đáng: justifiable honicide

Câu ví dụ

thêm câu ví dụ:

  • She was usually late for work, but she had a good reason. Cô ấy thường tới làm muộn nhưng có lý do chính đáng.
  • I've got ten million very good reasons to kill my wife. Tôi có mười triệu lý do chính đáng để giết vợ tôi.
  • Everyone hates me here... with good reason. Mọi người ai cũng căm ghét tôi... họ có lý do chính đáng
  • No good reason to be here, not even from this department. Không lý do chính đáng để ở đây, ngay cả với sở này.
  • And frankly, she has every reason to be. Thành thật mà nói, nó có lý do chính đáng cho việc đó.

Những từ khác

  1. "lý diệu văn" Anh
  2. "lý do" Anh
  3. "lý do bào chữa không vững chắc" Anh
  4. "lý do bề ngoài" Anh
  5. "lý do chính" Anh
  6. "lý do căn bản" Anh
  7. "lý do gọi ngược" Anh
  8. "lý do hời hợt" Anh
  9. "lý do hợp pháp" Anh
  10. "lý do bề ngoài" Anh
  11. "lý do chính" Anh
  12. "lý do căn bản" Anh
  13. "lý do gọi ngược" Anh

Với những người tị nạn gốc Việt, đó là hành trình vượt qua nỗi đau từ bỏ quê hương để gầy dựng cuộc sống ở vùng đất mới, tìm căn tính. Với những di dân trẻ trong thời đại này, đó là câu chuyện của việc tạo lập giá trị bản thân, thử thách, vượt qua rào cản về ngôn ngữ, văn hóa để có ‘chỗ đứng’ trong công việc, cuộc sống và xây dựng mái ấm.

Sự hoài nghi về bản thân này xuất hiện từ lúc chúng ta đặt chân đến Úc, cho đến khi xây dựng gia đình hay làm cha mẹ.

Một vài cha mẹ di dân từng chia sẻ: "Thế hệ của chúng tôi là phận di dân bập bẹ, dù mang sổ thông hành Úc nhưng vẫn là công dân hạng hai, nhưng đời con chúng tôi sẽ khác. Chúng sẽ là công dân Úc thực thụ."

Suy nghĩ đó liệu có trở thành sức ì tâm lý, trở ngại về mặt cảm xúc, một chướng ngại khiến chúng ta thu mình, thụt lùi trong hành trình trở thành một người có giá trị và một cha mẹ tốt…

Cảm giác 'tôi chưa đủ tốt' xuất phát từ đâu?

Quá trình di cư là sự di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc trong giữa các vùng trong một đất nước, vì lý do kinh tế, chính trị, học tập hoặc lý do khác, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Vì thế nên người sang làm việc, du học sinh, người có thường trú nhân, người sang kết hôn… tất cả đều được coi là người nhập cư.

Khi di cư, các cá nhân hoặc nhóm người có nền văn hoá khác nhau tiếp xúc với nhau trong một thời gian dài và liên tục, sẽ có sự không tương thích giữa hai nền văn hoá, dẫn tới cá nhân sẽ cần đưa ra quyết định về hai vấn đề 1) giữ lại hoặc chối bỏ văn hoá của họ và 2) chấp nhận hoặc chối bổ văn hoá bản địa. Theo nhà tâm lý học John W.Berry, hiện tượng này được gọi là tiếp biến văn hoá (acculturation), và có 4 hình thái:

  • Đồng hóa (Assimilation), khi các cá nhân không có khả năng giữ lại bản sắc văn hóa của mình và sẵn sàng chấp nhận theo nền văn hóa bản địa;
  • Tách biệt hóa (Separation), khi các cá nhân giữ lại các đặc tính văn hóa của họ và có xu hướng tránh tương tác với văn hóa bản địa;
  • Hội nhập hóa (Integration), khi các cá nhân duy trì một mức độ toàn vẹn văn hóa của họ trong khi tương tác với văn hóa bản địa; và
  • Suy giảm văn hóa (Marginalization), khi các cá nhân chối bỏ việc giữ gìn văn hoá của mình và cũng không theo văn hoá bản địa.
    Một người có sự tự tin vào bản thân và lòng tự trọng cao thường sẽ có những suy nghĩ tích cực, có khả năng đối diện với những thăng trầm của cuộc sống một cách nhẹ nhàng, đồng thời có một thái độ kiên định về những gì họ xứng đáng có được.

Nhiều nghiên cứu những người di cư quốc tế của người di cư Việt Nam qua Úc/Mỹ, Nga sang Phần Lan, Hàn Quốc sang Canada, và các nhóm di cư khác, có một số luận điểm được ủng hộ nhiều như sau:

  • Cách thức hoà nhập (1 trong 4 loại trên) đóng vai trò quan trọng trong việc chúng ta cảm thấy xứng đáng và tự tin tại đất nước mới. Hoà nhập cuộc sống theo cách hội nhập là hình thức được lựa chọn nhiều nhất trong 4 loại từ những người di cư, và có sự liên quan mật thiết tới việc người di cư cảm thấy mình có lòng tự tin, tự trong tăng và hài lòng về cuộc sống. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu chỉ ra là đồng hoá cũng đem lại cảm giác tự trọng, xứng đáng cao. Còn nếu hoà nhập theo hình thức tách biệt hoá và suy giảm văn hoá thì ngược lại. Hình thái suy giảm văn hoá thường dẫn tới những lo lắng và xung đột về tâm lý.
  • Những người chọn việc đồng hoá ở nước mới lâu hơn, và thường làm công việc lao động, không có nhiều gắn kết với đất nước của họ, thường sống một mình. Những người ở tách biệt thường đến ở một thời gian ngắn nên còn tách biệt với văn hoá mới, hoặc đã trải qua sự kỳ thị. Những người chọn suy giảm văn hoá thường là thất nghiệp, có thu nhập thấp và có thể đến đất nước mới theo diện gia đình, phụ thuộc.
  • Thời gian sống tại nước mới càng cao, mức độ tham gia vào các hoạt động văn hoá và giáo dục tại địa phương cũng như của văn hoá nước mình sinh cũng có mối quan hệ tương quan tới việc tăng sự tự tin.
  • Trong quá trình thay đổi bản thân/văn hoá để sống tại địa phương , chúng ta sẽ bắt gặp nhiều yếu tố khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, chính vì vậy càng có nhiều yếu tố căng thẳng thì mức độ mức độ chúng ta cảm thấy hạnh phúc, tự tin và xứng đáng càng giảm.
  • Thái độ chào đón của đất nước mới qua các chính sách, hoạt động và của người dân địa phương cũng quyết định cách chúng ta lựa chọn cách chúng ta hoà nhập như thế nào tại một đất nước mới. Kỳ thị là một trong những yếu tố có mối tương quan mạnh mẽ nhất với việc cảm thấy hài lòng với cuộc sống hay không.
  • Những người di cư sớm ở độ tuổi trẻ thường cảm thấy hài lòng với cuộc sống hơn.
  • Tầng lớp, mức độ kinh thế, khả năng thích ứng nơi mới tốt, di cư ở độ tuổi trẻ cũng là yếu tố thúc đẩy cảm giác hài lòng và sự tự tin trong cuộc sống.

Ngoài ra:

  • Khi có ít sự khác biệt giữa 2 nền văn hoá tập thể/cộng đồng (collectivism) với nền văn hoá coi trọng cá thể/cá nhân (individualism), thì cũng sẽ hài lòng hơn với cuộc sống.
  • Khi di cư tới một nước phát triển hơn và phức tạp hơn đất nước ta sinh ra, người di cư có xu hướng có nhiều thay đổi về thái độ, suy nghĩ và hành vi.

Điều có thể lý giải phần nào vì sao chúng ta lại có suy nghĩ rằng mình chỉ là công dân hạng hai. Ngoài ra, việc có suy nghĩ như vậy không chỉ đến từ các yếu tố bên ngoài, mà nó còn đến từ chính nhận thức vốn có của chúng ta trước khi di cư.

Sốc giá trị?

Khi chúng ta sang một đất nước mới, chúng ta vẫn mang theo giá trị, niềm tin và văn hoá của nơi mình sinh ra và lớn lên tới đất nước mới. Nếu niềm tin và văn hoá của chúng ta không tương đồng với văn hoả địa phương thì chúng ta sẽ thường cảm thấy lo lăng, căng thẳng và điều đó cũng ảnh hưởng tới hành vi hỏi sự giúp đỡ của mình.

Việc chúng ta được bố mẹ dạy cũng hình thành sự tự tin của chúng ta khi đối phó với những xung đột trong cuộc sống: dĩ hoà vi quý, kính trên nhường giường, tránh tranh luận, bất đồng quan điểm, tự do cá nhân… Tất cả những điều đó hình thành cách chúng ta ứng xử và hoà nhập trong 4 loại hình ở trên một cách không ý thức, và vô tình có thể càng khiến chúng ta có suy nghĩ rằng mình không xứng đáng, xuất thân hèn kém.

Một số câu chuyện khi tôi làm việc với khách hàng nhập cư là người nhập cư bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Lào, Sri-Lanka trong thời gian làm Công tác xã hội và Coach tại Úc và Việt Nam trong 6 năm qua:

  • Phần đông tự ti về khả năng nói tiếng Anh, nên càng không dám tham gia các hoạt động tại nước bản địa yêu cầu nói Tiếng Anh
  • Họ tự ti về ngoại hình, những khuyết tật họ đang có, cảm thấy mình luôn không đủ, để trở thành người nhân viên tốt, người mẹ cha tốt, người bạn tốt…
  • Có rất nhiều nghiên cứu người Việt Nam hoặc Châu Á cho rằng các bệnh rối loạn tâm thần không thể chữa được bằng thuốc, còn nhiều định kiến rằng đó là bệnh “thần kinh”, và thường không tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc tìm kiêm sự hỗ trợ từ ông lang bà lang, hay mê tín dị đoan và mình đang bị trừng phạt.

Trong quá trình lớn lên, chúng ta bắt đầu nhận được sự đánh giá, nhận xét của xã hội, gia đình về việc thế nào là thành công, xinh đẹp, giỏi giang, ngoan ngoãn. Nên khi lớn lên chúng ta sẽ hành động và cư xử dựa trên những giá trị đó bất kể khi nào chúng ta gặp tình huống tương tự.

Với những người di cư, khi gặp sự không tương đồng về giá trị, đó sẽ là cơ hội để họ nhìn nhận lại giá trị và văn hoá phù hợp với họ để có cách hoà nhập mà họ cảm thấy phù hợp với họ nhất như chia sẻ trước.

Lý do chính đáng ghi tiếng anh là gì năm 2024

Life coach, chuyên gia hỗ trợ sức khỏe tâm thần Anh Đặng.

Nâng cao giá trị bản thân, cảm thấy mình xứng đáng

Để cảm thấy mình xứng đáng và có sự tự tin ở một môi trường mới, trong bối cảnh di cư, đòi hỏi:

Điều gì mình mong muốn giữ lại ở bản sắc Việt và điều gì mình mong muốn học hỏi từ nước Úc, thay vì chỉ cố gắng hoà nhập cộng đồng Úc một cách hời hợt theo số đông để cố gắng được 'yêu thương' và 'được ghi nhận'. Điều đầu tiên là chính bản thân mình cần ghi nhận về mình trước.

Về tư duy và giá trị:

  • Việc hiểu được bản thân mình rõ ràng từ giá trị cốt lõi, hệ tư tưởng và niềm tin điều làm nên bản nhận diện (identity) của bản thân mình, để thực sự cảm thấy tự hào về bản thân. Ví dụ tự hào mình là người Việt có văn hoá cộng đồng, có khả năng nói hai ngôn ngữ khi làm các công việc cần yêu cầu với cộng đồng đa sắc tộc, tri thức cộng đồng, những giá trị mình đem lại cho đất nước Úc với vai trò là người Việt
  • Việc liên tục bồi đắp giá trị cá nhân, giữ gìn bản sắc cá nhân của mình để tránh việc bị lung lay vì những hành động mang tính kỳ thị, chê bai từ người khác, nên mang tâm lý so sánh.
  • Hiểu rõ giới hạn của bản thân, không cho phép những người khác có những hành vi, lời nói mang tính kỳ thị, bắt nạt hay không tôn trọng.
  • Lựa chọn hình thức hội nhập hai văn hoá ví dụ như tham gia các hoạt động tại Úc và Việt Nam để tạo các gắn kết xã hội, cảm thấy được thuộc về, cho cơ hội để mình được ghi nhận, và giảm các lo âu do cô đơn và cô lập.

Các thực hành nhỏ hàng ngày và bền vững trong thời gian dài:

  • Thực hành việc biết ơn về chính những gì mình nhận được từ 2 đất nước, tạo nên con người mình hiện tại.
  • Thực hành việc sử dụng câu khẳng định tích cực (positive affirmation), về những thành tựu và cố gắng mình đã làm được, những giá trị mình đem lại.
  • Nhận diện sâu sắc hơn về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình đến từ quan điểm/tư duy nào chưa hỗ trợ mình, để cải thiện tư duy. Lên tiếng bảo vệ bản thân và hỏi sự hỗ trợ từ những người mình cảm thấy an toàn hoặc các những người có chuyên môn trong lĩnh vực.