So sánh cà phê chế biến ướt và khô

Các phương pháp chế biến cà phê nhân xanh nghe cũng đã nhiều, nhưng bạn đã biết đầy đủ ưu và nhược điểm của chúng chưa?

1. Phương Pháp Phơi Khô Tự Nhiên (Natural Processing)

So sánh cà phê chế biến ướt và khô

Phương pháp chế biến phơi khô tự nhiên

Trái cà phê sau khi được hái chín sẽ được đem đi phơi khô cho đến khi độ ẩm xuống còn 11 12.5%. Quá trình phơi khô sẽ mất khoảng 25 -30 ngày. Tiếp đó, trái cà phê khô được xát bằng máy loại bỏ vỏ ngoài, vỏ trấu để cho ra cà phê nhân thành phẩm.

- Ưu điểm:Phương pháp này sẽ đảm bảo vị mật ngọt tự nhiên của trái cà phê, ít chua và giữ hương vị nguyên bản rất tốt. Phương pháp này chủ yếu phơi nắng thủ công nên chi phí bỏ ra không nhiều.

- Nhược điểm:Chất lượng cà phê thành phẩm có thể sẽ không đồng nhất do phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, thời gian phơi,.

Ghi chú: Phương pháp phơi khô cà phê tự nhiên thường được áp dụng ở những khu vực khan hiếm nguồn nước, đồng thời cũng bị gắn liền với quan niệm về cà phê chất lượng thấp hoặc cà phê dành cho ngành công nghiệp cà phê hòa tan.

Hiện nay, các nông trại ở cao nguyên Lâm Đồng hầu hết đã thay đổi cách làm truyền thống, chỉ tập trung vào hái chọn lọc quả chín (lên đến 98%) và chế biến chúng theo một quy trình khép kín và tỉ mỉ. Nhờ đó mà cà phê chế biến khô có chất lượng cao hơn, với hương vị và sự ổn định tuyệt vời.

Bài viết liên quan: Tổng Quan Về Quy Trình Chế BiếnKhô

2. Phương Pháp Chế Biến Mật Ong (Honey Processing)

So sánh cà phê chế biến ướt và khô

Phương pháp chế biến mật ong

Trái cà phê sau khi hái sẽ được xát tươi bằng máy, đánh sạch một phần nhớt, không ủ men. Tiếp đó, cà phê sẽ được đem đi phơi, sấy để đạt độ ẩm 11 12%, sau đó được bảo quản cẩn thận để không bị ướt trở lại.

- Ưu điểm: Phương pháp này mang lại vị chua vừa đủ cho cà phê, hương vị đồng nhất và đặc trưng.

- Nhược điểm: Cũng như phương pháp phơi khô tự nhiên, chất lượng của cà phê có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, gió, bụi bẩn,(do có một quá trình phơi khô). Ngoài ra, cà phê chế biến bằng phương pháp bán ướt còn chịu ảnh hưởng bởi tay nghề của người sơ chế, người sơ chế cần có kỹ năng và kinh nghiệm thì mới cho những mẻ cà phê thành phẩm chất lượng, đồng nhất hương vị.

Ghi chú: Trên thực tế, có rất nhiều cấp độ chế biến mật ong khác nhau, chúng ta có thể tạm phân loại chúng dựa theo màu sắc, như White Honey - Yellow Honey - Red Honey và Black Honey. Bạn có thể tìm hiểu chúng ở bài viết sau đây:

Bài viết liên quan: Phương Pháp Chế Biến Mật Ong

3. Phương Pháp Chế Biến Ướt (Full Washed Processing)

So sánh cà phê chế biến ướt và khô

Phương pháp chế biến ướt

Đây là phương pháp chế biến khá phức tạp, được áp dụng chủ yếu cho dòng cà phê Arabica. Đặc điểm chính của chế biến ướt là phần thịt giữa hạt và vỏ cà phê được loại bỏ trước khi làm khô cà phê.

Phương pháp này cần thiết bị cũng như quy trình xử lý chuyên nghiệp cao. Chính vì vậy, cà phê được sản xuất bằng phương pháp chế biến ướt luôn có chất lượng tốt hơn và giá trị thương mại cũng luôn cao hơn so với cà phê được chế biến bằng các phương pháp khác.

- Ưu điểm: Hương vị đồng nhất cao, thời gian xử lý nhanh, cà phê thành phẩm chất lượng vượt trội.

- Nhược điểm: Quy trình chế biến cần rất nhiều nước và dễ bị chua nếu như ngâm nước quá lâu.

Ghi chú:Phương pháp sơ chế ướt yêu cầu các nông trại cần có một quy trình xử lý chất thải chuyên nghiệp để đảm bảo cho hệ sinh thái xung quanh cây cà phê được phát triển bền vững.

Bài viết liên quan: Tổng Quan Về Phương Pháp Chế Biến Ướt

------

D&D Kaffee - Nhà cung ứng cà phê rang mộc chất lượng từ cao nguyên Lâm Đồng

Hotline thử mẫu cà phê rang: 090 678 3976

Địa chỉ: 17- Đường D15A P. Phước Long B, TP Thủ Đức - Hồ Chí Minh

Lựa chọn sản phẩm cà phê rang mộc tại đây:https://ddkaffee.com/collections/all

Chúc bạn sức khoẻ, thành công!