So sánh card đồ họa amd và nvidia

Cuộc chiến giữa GPU AMD và Nvidia sắp nóng lên. Dưới đây là một số so sánh nhỏ từ tomshardware để bạn có thể có những lựa chọn tốt nhất. Bài viết so sánh theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm: hiệu năng, tính năng, driver & phần mềm hỗ trợ, điện năng tiêu thụ và hiệu suất, giá thành, và một vài tiêu chí khác. Họ sẽ xét đến nhiều khía cạnh cho từng phân khúc GPU, từ bình dân cho đến trung cấp, cao cấp, và cả cấp “thượng đẳng” luôn. Và anh em cũng lưu ý là kết quả cuộc chiến hôm nay không có nghĩa là nó vẫn sẽ đúng trong năm sau, nhất là khi đang có tin đồn rằng NVIDIA và AMD đang chuẩn bị ra mắt thế hệ GPU mới trong vài tháng sắp tới.

AMD vs Nvidia: Hiệu năng chơi game

Chiến thắng: NVIDIA

So sánh card đồ họa amd và nvidia

So sánh card đồ họa amd và nvidia

So sánh card đồ họa amd và nvidia

Sau khi test qua nhiều game thì NVIDIA đã thắng trong đa số hạng mục. AMD vẫn đủ sức chạy theo với RX 5700 và 5700 XT nhưng vẫn không thể thắng được RTX 2070 Super (hoặc hơn), và cơ bản là nó mạnh ngang GTX 1080 Ti – chiếc card flagship của NVIDIA một thời. Thậm chí trong hạng mục bình dân, tức “sân nhà” của AMD, nhìn chung card của NVIDIA vẫn có hiệu năng vượt trội với mức giá tương đương. Đó là chưa kể NVIDIA còn có công nghệ ray-tracing với dòng card RTX.

AMD vs Nvidia: Điện năng tiêu thụ & Hiệu suất

Chiến thắng: NVIDIA

So sánh card đồ họa amd và nvidia

So sánh card đồ họa amd và nvidia

Khi chỉ tập trung vào thế hệ GPU AMD Navi và NVIDIA Turing thì điện năng tiêu thụ và hiệu suất gần như là tương đương. NVIDIA giành chiến thắng tại đầu trên và đầu dưới của phổ giá và hiệu năng, trong khi AMD nhỉnh hơn NVIDIA ở phân khúc phổ thông. Điều đáng lo ngại ở đây là NVIDIA vẫn giành phần thắng ngay cả khi GPU của họ được tạo ra với công nghệ in thạch bản (lithography) của thế hệ trước. Ampere có thể là một con quái vật, nhưng AMD cũng có thể cải thiện hiệu suất một cách rõ rệt hơn với RDNA 2.

AMD vs Nvidia: Công nghệ

Chiến thắng: NVIDIA

So sánh card đồ họa amd và nvidia

Khi phần cứng thế hệ tiếp theo ra mắt vào cuối năm 2020 thì 2 hãng này có thể sẽ ngang hàng với nhau, nhưng ở thời điểm bài viết thì NVIDIA vẫn đang dẫn đầu với công nghệ ray-tracing và một số cải tiến cho DirectX và Vulkan. Ray-tracing là một chặng đường dài và đây có thể là một tiêu chuẩn đồ họa cho những tựa game ra mắt sau này. Những tính năng như Tensor cores để khử nhiễu theo thời gian thực và DLSS sẽ giúp những GPU thuộc phân khúc phía dưới có khả năng chạy ray-tracing mà mức fps không bị giảm quá nhiều.

AMD vs Nvidia: Driver & Phần mềm

Hòa nhau

So sánh card đồ họa amd và nvidia

Cách xử lý driver của AMD có phần thống nhất với nhau, và đó là một điều tốt, nhưng khâu Q&A của NVIDIA thì lại chất lượng hơn. Lỗi màn hình đen của AMD Navi phải mất hơn nửa năm mới sửa được, và có thể vẫn còn thêm một số lỗi tồn đọng khác nữa. Đồng ý rằng driver của AMD đã khá khẩm hơn rất nhiều kể từ thời còn sử dụng Catalyst Control Center, nhưng nhìn chung thì vẫn chưa làm người dùng thật sự hài lòng cho lắm.

AMD vs Nvidia: Giá trị

Chiến thắng: AMD

Sau khi có một bức tranh tổng thể thì AMD đã giành chiến thắng về mặt giá trị. Có rất nhiều lý do mang tính chủ quan ở đây, nhưng tom’s HARDWARE đã đặt nặng phân khúc trung cấp và cao cấp hơn vì đó là phân khúc có nhiều con GPU thú vị. RTX 2080 Super và RTX 2080 Ti đều là những chiếc card màn hình có hiệu năng dẫn đầu, nhưng hầu hết game thủ sẽ mua những chiếc card màn hình rơi vào khoảng 250-350USD (khoảng 5.800.000-8.200.000VNĐ) nhiều hơn là mua những chiếc card đắt đỏ kia.

Tổng thể thì rõ ràng là NVIDIA đã giành chiến thắng trong lần so sánh này. AMD vẫn có những chiếc GPU đáng chú ý với hiệu năng rất ổn, nhất là về mảng giá trị. Do đó, khi anh em đi mua card màn hình phù hợp với nhu cầu của mình thì có thể AMD sẽ là giải pháp dành cho anh em, nhất là khi xét về khía cạnh hiệu năng / giá thành.

Khi nhắc đến VGA, rất nhiều người thường chỉ nghĩ đến tác dụng của nó chơi game, nhưng trên thực tế nó còn hỗ trợ rất nhiều trong suốt quá trình tạo ra một video hoàn chỉnh nữa

  • Kết xuất 3D: Card màn hình thường được dùng để kết xuất các đối tượng 3D. Tác vụ này có xu hướng yêu cầu cao hơn trong phần mềm chỉnh sửa video so với trò chơi điện tử, nhờ vào môi trường mà các đối tượng đang được sử dụng.
  • Kết xuất hoạt ảnh : Giống như kết xuất các đối tượng 3D, phần mềm chỉnh sửa video sẽ sử dụng GPU của bạn để hiển thị hoạt ảnh. Điều này đặc biệt hữu ích khi xử lý các hoạt ảnh hạt và các hình ảnh trực quan được tạo tự động khác.
  • Kết xuất video theo thời gian thực: Hiển thị video theo thời gian thực, đặc biệt khi chúng có độ phân giải cao, gây nhiều áp lực cho GPU của bạn. Kích thước tệp càng lớn, càng khó làm việc với nó.
  • Mã hóa video : Sau khi hoàn tất chỉnh sửa video, bạn sẽ muốn mã hóa video đó thành một định dạng đẹp và nhỏ gọn. Đây là một nhiệm vụ khác của card đồ họa, với phần cứng mạnh mẽ sẽ làm cho công việc nhanh hơn nhiều.

So sánh card đồ họa amd và nvidia

NÊN CHỌN CARD MÀN HÌNH NVIDIA HAY AMD ĐỂ CHỈNH SỬA VIDEO

Vậy nên chọn ai giữa hai thương hiệu card đồ họa lớn nhất thế giới là NVIDIA và AMD để làm các công việc như Edit và Render Video? Đây là câu hỏi vẫn gây khá nhiều tranh cãi cho đến thời điểm hiện tại vì cả NVIDIA và AMD đều liên tục cải tiến mình và đem đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời hơn nữa với sự ra đời của một loạt dòng sản phẩm mới chất lượng hơn. Dù vậy, theo đánh giá của rất nhiều người dùng thực tế khi sử dụng các phần mềm Dựng phim trên các card đồ họa NVIDIA sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn sơ với card đồ họa AMD. Bên cạnh đó các phần mềm plugin phụ trợ thường sử dụng công nghệ CUDA của NVDIA hơn là công nghệ OpenCL của AMD. Vì vậy, để đạt được mức hiệu suất cao nhất, các nhà dựng phim thường lựa chọn cho mình 1 chiếc VGA RTX đến từ NVIDIA thay vì của AMD.

So sánh card đồ họa amd và nvidia

Vậy để làm được các công việc như Edit- Render Video thì chúng ta cần card màn hình có tối thiểu bao nhiêu VRAM?

Theo đề xuất của Adobe thì 4GB Vram là đủ nhưng lời khuyên từ các chuyên gia thì 4GB cho bên tập FULHD , 6GB biên tập 4K ; 8GB cho biên tập 6K và trên 10 GB cho 8K Nhưng các bạn lưu ý công thức trên cũng chỉ mang tính chất tương đối việc lựa chọn được VRam phù hợp còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất công việc của bạn. Ví dụ nếu bạn là người thường hay dựng với nhiều Layer với rất nhiều Effect mà nhưng Effect này lại chạy dựa trên sức mạnh của card màn hình thì cho dù bạn dựng Full HD thôi thì bạn cũng cần card đồ họa có Vram từ 6Gb đổ lên là chuyện bình thường . Đặc biệt là với những Frame hình nhiều khung hình nhỏ hợp lại thành một khung hình lớn thì nó sẽ tốn rất nhiều Vram , một khi dung lượng hình ảnh video lớn hơn mức Vram của bạn có sẵn thì máy của bạn sẽ bị hiện tượng là tràn Vram khi bị như thế thì GPU sẽ không hoạt động nữa và nó sẽ đẩy toàn bộ gánh nặng công việc về cho CPU dẫn đến máy bạn sẽ bị chậm giật lag ... Chính vì thế 3D Computer khuyên các bạn khi build máy tính dựng phim nên sử dụng card đồ họa có VRAM từ 6GB trở lên điển hình như các mã RTX 2060 6GB ; RTX 3050 8GB ; RTX 3060 12GB, RTX 3070, RTX 3080,….