So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8

Core i3 với core i5 – Sự khác biệt là gì? Chọn cpu nào cho máy tính chơi game hoặc đồ họa✅Trong bài trước mình đã đi phân biệt xeon vs i7 và i7 với i5.✅ Trong bài này mình sẽ phân biệt i3 vs i5 để các bạn có những quyết định chuẩn hơn trong việc chọn mua hoặc nâng cấp máy tính.

So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8
Core i3 với core i5- Sự khác biệt là gì? Chọn cpu nào cho máy tính chơi game hoặc đồ họa

Đều cùng series core i theo cùng đời, và được sản xuất trên nền công nghệ như nhau. 22nm , 14nm .v.v.

Core i5 có 4 nhân thực, trong khi core i3 có 2 nhân thực và 2 nhân ảo. I3 có công nghệ siêu phân luồng còn i5 thì không. Core i3 khi hoạt động (đặc biệt dòng đời đầu) thì mát hơn rất nhiều so với core i5.

Core i5 có trang bị công nghệ Turbo boot nên rất cơ động trong việc chạy các ứng dụng nặng  cần xung nhịp đồng hồ cao, đặc biệt là render hoặc chơi game (Cái này giải thích vì sao Corei5 chơi game bao giờ cũng có FPS cao hơn i3 khoảng 30%). Đây cũng là điểm giá trị nhất của core i5 và i7. Khả năng tự động over clocking tuyệt vời. Khi chơi game mà lúc combat hoặc nhiều quái thì khả năng tự OC này phát huy tuyệt vời, giúp chơi game ko bị giật lag và giảm FPS, 4 nhân thực cũng đảm bảo sức mạnh tuyệt đối của CPU. Đây là điểm giá trị nhất của i5 với i3.

So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8

Chọn cpu nào cho máy tính chơi game hoặc đồ họa

Nếu bạn hay render thì mình khuyên thật nên mua i5, còn chỉ chơi game không thì i3 cũng trải nghiệm khá ổn rồi, đặc biệt i3 đời skylake rất tốt.
*****

Corei3 thường rẻ với giá chỉ bằng 60% so với core i5 cùng loại, và được trang bị sẵn xung nhịp ở mức cao. Tuy nhiên do kiểu nửa ông nửa thằng, không mạnh mẽ trong render hẳn nên i3 xuống giá nhanh hơn i5 rất nhiều. Bộ nhớ cache cũng thường kém hơn 3mb so với i5 6mb. Với những máy tính chơi game và làm live stream thì đây là điểm đáng giá bằng vàng.

Quả thật mình thấy i3 ra đời giải quyết một phân khúc để trống của intel là mức giá 100-150 usd. Mình thì thấy dòng i3 chẳng có giá trị lắm, do nó ko thật sự mạnh hẳn, cũng không đảm nhận được nhiều việc nổi trội soi với dòng Pentium G trong khi giá nghiễm nhiên đắt gấp đôi dòng G. Bạn nên mua hoặc i5 hoặc G là đủ cho chiếc máy tính của mình.

Tìm hiểu về Intel Core i5 – các thông số

Chữ cái ký hiệu cuối của cpu ý nghĩa là gì?

Cuối mỗi tên chip sẽ đi kèm với mỗi chữ cái. Các ký tự này lần lượt có ý nghĩa như sau:

U: (Ultra Low Power) và Y: (Low Power). Dành cho các máy tính xách tay. Đây là dòng tiết kiệm năng lượng hơn giúp có thời lượng pin lâu hơn.

K: (Unlocked). Dòng ép xung giúp tăng xung nhịp.

T: (Power Optimized). Dòng này có xung nhịp thấp hơn dòng K một tí, do đó tiêu thụ điện năng thấp hơn.

Q (Quad-Core). Dành cho các bộ xử lý có bốn lõi vật lý.

H (High-Perfotmance Graphics). Chip H có hiệu năng và xung nhip cao. Dành cho các thiết bị nhỏ gọn nhưng cần cấu hình mạnh.

Hiểu được những chữ cái này và hệ thống đánh số ở trên giúp bạn có thể dễ dàng biết được thông tin của vi xử lý chỉ bằng số model.

Hyper- Threading là gì?

Hyper- Threading hay siêu phân luồn có mặt trên dòng Core i7 và Core i3 nhưng không được trang bị trên dòng Core i5. Hyper-Threading là tính năng giúp một nhân vật lý hoạt động như 2 nhân logic (nhân ảo), do đó thực hiện các tác vụ đồng thời mà không cần kích hoạt nhân thứ hai ( tiêu tốn năng lượng cao hơn từ hệ thống).

Nếu hai bộ bộ sử xử lý cùng hoạt động và một trong chúng xử dụng Hyper- Threading, lúc này các lõi ảo sẽ phát huy tác dụng giúp bộ xử lý đó tính toán nhanh hơn. Tuy nhiên, một nhân vật lý sẽ hoạt động tốt hơn so với một nhân ảo và một CPU quad-core sẽ hoạt động tốt hơn so với một CPU dual- core.

Turbo Boost là gì?

Turbo Boost là công nghệ độc quyền của Intel giúp tăng xung nhịp khi cần. Tính năng này chỉ được kích hoạt khi thiết bị phải thực hiện các tác vụ nặng. Ví dụ: nêu bạn đang chơi một game năng đòi hỏi thêm sức mạnh từ thiết bị, lúc này Turbo Bosst sẽ kích hoạt giúp bạn bù đắp sức mạnh.

Tính năng này không được hỗ trợ trên dòng Core i3 mà chỉ có trên dòng Core i5 và Core i7.

Bộ nhớ cache là gì?

Ngoài Hyper-Threading và Turbo Boost, một sự khác biệt quan trọng khác giữa các dòng Core là Cache Size. Cache như bộ bộ nhớ riêng của vi xử lý và hoạt động tương tự bộ nhớ RAM cá nhân của nó.

Vi xử lý hay chúng ta quen gọi là chip là yếu tố chính quyết định tốc độ của máy. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ chọn bộ vi xử lý phù hợp. Có một số lưu ý bạn cần để ý khi xem chip trên máy như sau. Một con chip laptop thông thường sẽ có 4 số và một chữ, ví dụ 7100U. Trong đó con số đầu tiên (7) chính là đời chip. Đời mới nhất hiện tại là đời 7 (Kaby Lake). Bạn nên cố gắng mua máy đời càng mới càng tốt, tốt nhất nên từ đời 5 trở lên. Bên cạnh đó, chữ U chính là dòng chip mà Intel đặt tên. Hiện tại đang có các dòng phổ biến trên laptop là U, M, H, HQ. Theo thứ tự thì dòng U là dòng chip yếu nhất nhưng tiết kiệm năng lượng nhất, còn dòng HQ là dòng chip mạnh nhất nhưng tiêu thụ nhiều điện năng, tỏa nhiều nhiệt nhất. Nếu bạn sử dụng máy tính cho công việc văn phòng, giải trí nhẹ nhàng thì chip U là đủ, còn nếu làm đồ họa hay chơi nhiều game thì nên mua chip H hoặc HQ.

Cuối cùng là một điều mà có lẽ khá nhiều người biết là Core i3, Core i5 hay Core i7 của tên chip. Tất nhiên Core i7 sẽ mạnh nhất, rồi đến i5 và i3, NHƯNG NÊN NHỚ SO SÁNH NÀY CHỈ ÁP DỤNG VỚI CHIP CÙNG DÒNG, CÙNG ĐỜI. Vì thế, bạn cần chú ý đến chip của bạn là dòng chip gì trước, rồi mới chú ý đến Core i, và cuối cùng là đời chip. Ví dụ một chiếc máy chip Core i5 H nhưng vẫn mạnh hơn Core i7 U cùng đời, hay chip Core i3 U đời 7 thậm chí còn mạnh hơn Core i5 U đời 4.

MỤC LỤC [Ẩn]

CPU (Central Processing Unit) hay bộ xử lý trung tâm được coi như bộ não của một chiếc máy tính.

Tại nơi thần kỳ này, các thao tác của người dùng trên máy tính sẽ được tiếp nhận và sau đó mọi thuật toán, các phép tính sẽ được thực hiện một cách kỹ lưỡng để đưa ra những câu lệnh cho máy tính.

Từ đó mà người dùng có thể điều khiển máy tính dễ dàng hơn. Một CPU càng khỏe thì hiệu năng của máy sẽ càng ổn định. Trái lại, một CPU đã yếu thì máy sẽ không thể hoàn thành nhanh chóng các tác vụ mà người dùng yêu cầu.

Ngày nay, cũng không hiếm các thương hiệu chuyên sản xuất CPU cho máy tính. Một trong số đó là Intel.

Trải qua quá trình dài hình thành và phát triển từ năm 1971 tới nay, sản phẩm CPU của Intel ngày càng trở nên hiện đại hơn, phổ biến hơn. 

Các chip xử lý tới từ nhà Intel thường được biết đến với tốc độ xử lý tác vụ nhanh chóng, mang tới hiệu năng mạnh mẽ cho máy. Con chip xử lý Intel đã trải qua nhiều thế hệ, trong đó nổi bật là 3 thế hệ 8,9,10.

Vậy 3 thế hệ này có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng laptop Tường Chí Lâm tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

CPU Intel thế hệ 8

So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8

Đầu tiên là dòng CPU Intel thế hệ 8. Bộ vi xử lý này được công bố trên thị trường lần đầu tiên vào ngày 25/9/2017 với tên gọi Coffee Lake. Và ngay từ ngày đầu được ra mắt, dòng chip CPU Intel thế hệ 8 này đã lập tức thu hút hàng ngàn sự chú ý của người yêu công nghệ khắp thế giới.

Có lẽ sự quan tâm này bắt nguồn từ khẳng định đầy tự tin của nhà sản xuất Intel trên website chính thức của công ty: “Hãy sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm tuyệt vời khi chơi game, VR và giải trí ở bất kỳ đâu với máy tính được trang bị dòng bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 8.”

Quả đúng là như vậy khi nhà sản xuất Intel đã tạo ra một thế hệ CPU mới bằng cách tăng cường tất cả các chức năng mà người tiêu dùng ưa thích từ những thế hệ trước đó.

Tuy nhiên, việc nâng cấp các tính năng có sẵn thôi là chưa đủ. Nhà sản xuất Intel cũng đồng thời đem đến những tính năng mới để tạo ra một thế hệ chip máy tính có thể hạ gục bất cứ một tác vụ “nặng đô” nào.

Cấu trúc Coffee Lake được sản xuất trên công nghệ 14nm+. Nhà sản xuất đã quyết định giảm xung nhịp của CPU xuống một chút nhằm tiết kiệm điện năng.

Có lẽ mọi người sẽ nghĩ hiệu năng của máy cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng thực chất, performance của máy còn được cải thiện hơn nhiều nhờ việc bổ sung thêm các lõi xử lý.

So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8

Tổng cộng có 6 bộ vi xử lý Intel Coffee Lake cho máy tính, bao gồm:

  • Intel Core i7-8700K: 6 nhân  12 luồng, xung nhịp từ 3.7 GHz tới 4.7 GHz.
  • Intel Core i7-8700: 6 nhân  12 luồng, xung nhịp từ 3.2GHz tới 4.6 GHz.
  • Intel Core i5-8600K: 6 nhân  6 luồng, xung nhịp từ 3.6 GHz tới 4.3 GHz.
  • Intel Core i5-8400: 6 nhân  6 luồng, xung nhịp 2.8 GHz từ 4 GHz.
  • Intel Core i3-8350K: 4 nhân  4 luồng, xung nhịp 4 GHz.
  • Intel Core i3-8100: 4 nhân  4 luồng, xung nhịp 3.6 GHz.

Trong đó, phiên bản mạnh mẽ nhất chính là Core i7-8700K, với hiệu năng mạnh hơn 25% so với i7-7700K. Theo đánh giá của PCWorld, khả năng xử lý đa nhiệm, vừa chơi game vừa xử lý đồ họa streaming của phiên bản thế hệ thứ 8 này vượt trội hơn thế hệ trước là KabyLake đến 45%.

CPU Intel thế hệ 9

So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8

Sau thành công của Coffee Lake, đầu năm 2019 Intel tiếp tục tung ra thị trường bộ vi xử lý thế hệ thứ 9 - Coffee Lake Refresh (Coffee Lake R). Ngay từ tên gọi, chúng ta đã có thể phần nào đoán được một vài đặc điểm của CPU Intel thế hệ thứ 9 này. Thực chất Coffee Lake Refresh là phiên bản cải tiến của phiên bản Coffee Lake S và cả hai phiên bản đều dùng chung socket LGA 1151v2.

Mặc dù là bản nâng cấp từ thế hệ cũ nhưng con chip thế hệ thứ 9 này vẫn có hiệu năng vượt trội hơn người tiền nhiệm. Theo khảo sát, tùy theo các tác vụ mà Coffee Lake Refresh có hiệu năng cao hơn từ 10% – 35% so với chip thế hệ 7 và 8.

Đặc biệt, bộ vi xử lý này hỗ trợ tối đa cho việc thao tác game có cấu hình nặng hoặc thực hiện các công việc về thiết kế kỹ thuật đa phương tiện như xử lý đồ họa 2D, 3D, render các video độ phân giải cao. Theo công bố từ nhà sản xuất khả năng chỉnh sửa video của chip Gen9 nhanh hơn 34% so với thế hệ trước đó.

CPU thế hệ 9 của Intel tương thích với các bo mạch chủ 300-series đang hiện hành và cũng như những bo mạch chủ Z390 đời mới. Bên cạnh đó, chip có đến 8 nhân hỗ trợ lên đến 16 luồng, 5.0GHz, 16MB cache và 40 làn PCIe (16 CPU + 24 PCH).

Ngoài ra, Chip Intel thế hệ 9 còn được hỗ trợ Intel Optane Memory và Intel Optane SSD và Thunderbolt 3.0. 

So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8

CPU Intel thế hệ 9 dành cho laptop có 2 phiên bản khác nhau là H (hiệu năng cao, không ép xung) và HK (hiệu năng cao cùng khả năng ép xung). Hiện nhà sản xuất đã công bố trên thị trường các sản phẩm như:

  1. Intel Core i9-9980HK: 8 nhân 16 luồng, xung nhịp từ 2.4 Ghz tới 5 Ghz,có ép xung.
  2. Intel Core i9-9880H: 8 nhân 16 luồng, xung nhịp 2.3 đến 4.8 Ghz.
  3. Intel Core i7-9850H: 6 nhân 12 luồng, xung nhịp 2.6 đến 4.6 Ghz.
  4. Intel Core i7-9750H: 6 nhân 12 luồng, xung nhịp 2.6 đến 4.5 Ghz.
  5. Intel Core i5-9400H: 4 nhân 8 luồng, xung nhịp 2.5 đến 4.3 Ghz.
  6. Intel Core i5-9003H: 4 nhân 8 luồng, xung nhịp 2.4 đến 4.1 Ghz.

Ngoài các chip dành cho laptop, Intel cũng giới thiệu bộ xử lý thế hệ thứ 9 dành cho máy tính như sau:

  • Intel Core i9-9900K: 8 nhân 16 luồng, xung nhịp 3.6 Ghz đến 5 Ghz, có ép xung.
  • Intel Core i9-9900KF :8 nhân 16 luồng, xung nhịp 3.6 Ghz đến 5 Ghz, có ép xung. 
  • Intel Core i9-9900: 8 nhân 16 luồng, xung nhịp 3.1 Ghz đến 5 Ghz.
  • Intel Core i9-9900K: 8 nhân 8 luồng, xung nhịp 3.6 Ghz đến 4.9 Ghz, có ép xung.
  • Intel Core i9-9900KF: 8 nhân 8 luồng, xung nhịp 3.6 Ghz đến 4.9 Ghz, có ép xung, không tích hợp chip đồ họa iGPU.
  • Intel Core i7-9700: 8 nhân 16 luồng, xung nhịp 3 Ghz đến 4.7 Ghz.
  • Intel Core i7-9700F:  8 nhân 8 luồng, xung nhịp 3 Ghz đến 4.7 Ghz, không tích hợp chip đồ họa iGPU.
  • Intel Core i5-9600K: 6 nhân 6 luồng, xung nhịp 3.7 Ghz đến 4.6 Ghz, có ép xung.
  • Intel Core i5-9600KF: 6 nhân 6 luồng, xung nhịp 3.7 Ghz đến 4.6 Ghz, có ép xung, không tích hợp chip đồ họa iGPU.
  • Intel Core i5-9600: 6 nhân 6 luồng, xung nhịp 3.1 Ghz đến 4.6 Ghz.
  • Intel Core i3-9350K: 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 4 Ghz đến 4.6 Ghz, có ép xung.
  • Intel Core i3-9320: 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 3.7 Ghz đến 4.4 Ghz.
  • Intel Core i3-9300T: 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 3.2 Ghz đến 3.8 Ghz. Dòng T là dòng chip tiết kiệm điện năng, tương tự như dòng U trên laptop.
  • Intel Core i3-9300: 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 3.7 Ghz đến 4.3 Ghz.
  • Intel Core i3-9100T: 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 3.1 Ghz đến 3.7 Ghz.
  • Intel Core i3-9100: 4 nhân 4 luồng, xung nhịp 3.6 Ghz đến 3.2 Ghz.

Trong đó, Intel Core i9-9900K được coi là ngôi sao trong “đại gia đình” thế hệ thứ 9. Đây là chip xử lý phổ thông đầu tiên của Intel có đến 8 nhân 16 luồng với xung nhịp hoạt động lên đến mức 5 GHz (khi kích hoạt Turbo Boost) mà không cần phải ép xung. 

CPU Intel thế hệ 10

So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8

Góp mặt cuối cùng trong danh sách ngày hôm nay là CPU Intel thế hệ 10. Vào tháng 10/2019, nhà sản xuất Intel cho ra mắt dòng chip thế hệ thứ 10 với 2 phiên bản là Ice Lake dành cho máy tính xách tay và Comet Lake dành cho máy tính bảng.

Bài viết này sẽ đề cập tới phiên bản dành cho máy tính xách tay - phiên bản đang được nhiều người quan tâm. 

Nếu như 2 phiên bản tiền nhiệm trước đó là gen8 và 9 là sự kế thừa và nâng cấp từ những thế hệ CPU Intel thế hệ 10 là sự đổi mới hoàn toàn.

Đầu tiên là về mặt cấu trúc, CPU Intel thế hệ 10 sử dụng cấu trúc Ice Lake với tiến trình sản xuất 10 nanomet (nm), giúp hiệu năng xử lý của máy cao hơn khoảng 18% so với hai thế hệ trước.

Điểm đặc biệt của dòng thế hệ 10 là tích hợp trí tuệ nhân tạo. Người dùng có thể hoàn thành công việc nhanh hơn nhờ khả năng tự học hỏi và thích ứng với hoạt động của chủ máy nhờ vào khả năng của trí tuệ nhân tạo được tích hợp trong bộ chip này.

Những công việc như tách nền thông minh, chỉnh sửa video trực tiếp sẽ diễn ra đơn giản và nhanh chóng.

So sánh Core i3 thế hệ 10 và i5 thế hệ 8

Việc trải nghiệm hình ảnh của người dùng cũng được Intel chú ý. Bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 10 được tích hợp sẵn đồ họa Intel Iris Plus và Intel UHD Graphics mang đến trải nghiệm hình ảnh sống động, chân thật hơn nhưng mức giá lại phải chăng hơn.

Giờ đây bạn có thể tận hưởng hình ảnh với độ tương phản HDR 4K, cùng hiệu năng đảm bảo để trải nghiệm mượt các game có độ phân giải cao 1080p.

Không những vậy, CPU Intel thế hệ 10 sẽ bắt đầu các bộ xử lý có TDP 9W, 15W và 28W với cấu hình đến 4 nhân, 8 luồng và xung nhịp turbo đạt tới 4,1 GHz. Những thông số kỹ thuật này tương đương với bộ vi xử lý trên chiếc MacBook Pro 13 inch của gã khổng lồ Apple.

Bên cạnh đó, việc sử dụng vi kiến trúc Sunny Cove kết hợp cùng các lõi mới, hiệu năng của Ice Lake sẽ nhanh hơn 18% khi so với kiến trúc Skylake - theo công bố từ nhà sản xuất Intel.

Trên đây là toàn bộ so sánh về 3 dòng CPU Intel thế hệ 8,9 và 10. Mỗi thế hệ sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Để có thể chọn lựa được phiên bản tương thích với máy và thỏa mãn nhu cầu sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ các sản phẩm, tránh tình tình trạng lãng phí tiền bạc mà không mua được bộ vi xử lý thiết thực.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những CPU phù hợp với bản thân, hãy đến ngay laptop Tường Chí Lâm 153 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội để có thể được hỗ trợ tư vấn và nhận vô vàn ưu đãi.