So sánh kế toán cong và tài chính năm 2024

Với những người trong giới kinh doanh, cụm từ FAME (finance, accounting, management, economics) dịch là: tài chính, kế toán, quản trị và kinh tế, chắc hẳn vô cùng quen thuộc. Sự phổ biến của FAME còn ngày càng lan rộng và được quan tâm, đặc biệt khi kế toán và tài chính là hai lĩnh vực luôn được nhiều người đem ra so sánh và băn khoăn để theo học. Để trả lời câu hỏi: Nên học kế toán hay tài chính? Các bạn hãy cùng nghiên cứu bài so sánh dưới đây để đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự nghiệp của mình nhé! Nếu thực sự muốn trở thành chuyên gia thì bạn nên chuyên sâu một lĩnh vực vì giữa kế toán và tài chính là cả một sự khác biệt. Nếu như kế toán nghiên cứu một phạm vị tương đối hẹp, tập trung vào việc quản lý các báo cáo tài chính hàng ngày thì tài chính có phạm vi rộng hơn, sử dụng cùng một thông tin này để dự đoán tăng trưởng trong tương lai và phân tích chi tiêu để hoạch định chiến lược tài chính của công ty. Theo dữ liệu tiền lương của Hoa Kỳ do PayScale thu thập, sự nghiệp tài chính có tiềm năng sinh lợi hơn hầu hết các nghề liên quan kế toán. Điều này là do thực tế rằng sự nghiệp tài chính thường tập trung vào việc quản lý con số hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp hoặc tổ chức, trái với việc kế toán ghi nhận thu nhập và chi tiêu trong quá khứ và hiện tại. Điều này có nghĩa là những người trong ngành tài chính thường có trách nhiệm dự đoán và phân tích tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng, đánh giá các nguồn lực tiền tệ, sử dụng số liệu thống kê và báo cáo kế toán, đồng thời tìm kiếm các giải pháp tài chính trong tương lai. Những người học tài chính thường có sự chuẩn bị để tiếp tục theo đuổi trình độ sau đại hơn những người học kế toán, một phần bởi đặc thù yêu cầu phát triển thường xuyên của ngành. Do đó họ thường có lợi thế hơn từ sự hiểu biết sâu sắc về các lý thuyết và mô hình làm cơ sở cho các quy trình ở mức bề mặt. Điều này giúp những người học tài chính có thể đưa ra quyết định kinh doanh tốt ở cấp độ quản lý. Theo dự báo, cơ hội việc làm cho kế toán và kiểm toán viên sẽ tăng hơn 13% trong thập kỷ tới năm 2022, trong khi cơ hội cho các nhà phân tích tài chính dự đoán sẽ tăng gần 16% trong thời gian này. Và mặc dù những cơ hội cho các ngành này này tương đối phong phú thì một bằng cấp đào tạo sau đại học đến từ những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng thực sự mới có thể giúp bạn nổi bật!

– Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định: Có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành). Thông qua bài viết trên, FTS đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cơ bản về các điểm giông và khác nhau giữa hai ngành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Mong rằng các kiến thức hữu ích trên sẽ giúp quý độc giả dễ dàng phân biệt và sử dụng các thuật ngữ trên trong các trường hợp khác nhau trong lĩnh vực kế toán.

Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp. Các đối tượng bao gồm các cổ đông, cơ quan chức năng như thuế, thanh tra…, các chủ nợ, ngân hàng… chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu quản lý vĩ mô.

Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp giúp đưa ra những quyết định kinh doanh gắn liền với tương lai của tổ chức và làm nền tảng cho việc quản trị doanh nghiệp theo hệ thống, hướng đến phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

So sánh kế toán cong và tài chính năm 2024

Do có sự khác nhau về đối tượng và mục đích sử dụng thông tin, nên giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính có những điểm khác biệt về cơ bản như sau:

1. Đối tượng sử dụng thông tin

  • Kế toán quản trị: là các thành viên bên trong doanh nghiệp: Các chủ sở hữu, Ban giám đốc, những nhà quản lý, giám sát viên, …
  • Kế toán tài chính chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp như các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính…).

2. Đặc điểm thông tin

  • Kế toán tài chính: phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận.
  • Kế toán quản trị: do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và tùy thuộc vào từng quyết định cụ thể của người quản lý, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung. Các quy định của Nhà nước về kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn.

3. Tính pháp lý của kế toán

  • Kế toán tài chính: có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận.
  • Kế toán quản trị: mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp.

4. Đặc điểm của thông tin

  • Kế toán tài chính: chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Thông tin của kế toán tài chính là thông tin phản ánh về những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, đã xảy ra. Trong khi đó, thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra.
  • Kế toán quản trị: được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị. Thông tin kế toán tài chính chủ yếu là các thông tin kế toán thuần tuý, được thu thập từ các chứng từ kế toán. Trong kế toán quản trị, thông tin được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kế toán quản trị còn phải vận dụng nhiều phương pháp khác như thống kê, hoạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được phù hợp với mục đích ban đầu.

5. Hình thức báo cáo sử dụng

  • Kế toán tài chính: là các báo cáo kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp (gọi là các Báo cáo tài chính) phản ánh tổng quát về nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Các báo cáo bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Kế toán quản trị: đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn kho của hàng tồn kho…).

6. Kỳ báo cáo

Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính, tùy theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Báo cáo của kế toán tài chính được lập theo định kỳ, thường là hàng năm.

Với 6 tiêu chí phân biệt trên, chắc chắn các đối tượng liên quan sẽ dễ dàng so sánh, phân biệt sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính, giúp doanh nghiệp vận hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Nguồn: erpviet.vn


Hiện nay, người làm Kế toán Quản trị tại Việt Nam có thể nâng tầm chuyên môn của mình với chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế – Kế toán Quản trị Hoa Kỳ CMA. Đây là chứng chỉ được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants) và hiện có hơn 140.000 hội viên sinh hoạt tại 300 chapters được công nhận tại hơn 150 quốc gia.

Khác với các chứng chỉ học thuật khác, chứng chỉ CMA có thời gian học ngắn, người học có thể hoàn thành chương trình CMA trong 192 giờ học và ôn thi.