So sánh nguyễn ánh và nguyễn huệ

So sánh giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh

Các câu hỏi tương tự

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì mới so với Phan Bội Châu?

B. Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với lớp người đi trước?

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:

+ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước đã diễn ra tuy nhiên các phong trào yêu nước này lại thất bại, song nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng khoa học dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và nhất là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bằng lòng yêu nước mãnh liệt và tầm nhìn sáng suốt của mình, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, sau gần 10 năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tòi, hoạt động không ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục. Tháng 7/1920, lần đầu tiên Người đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo số ra ngày 16 và 17/7/1920. Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, cứu dân cứu nước là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người.

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước. Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1927, những bài giảng của người trong các lớp huấn luyện được in thành sách lấy tên là Đường Kách mệnh.

Cùng với đó, Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí.

Trong những năm 1928 – 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào “vô sản hoá” đã làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác.

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Công (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Với sự nhất trí cao, Hội nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. BẠN NÀO GIỎI TÓM TẮT LỊCH SỬ RÚT GỌN LẠI CHO MÌNH DỄ HỌC THUỘC ĐC KO Ạ :)

Nhà thơ Tố Hữu viết:

“Ba mươi năm bước chân không mỏi

Mà bây giờ mới tới nơi”

Đó là hai câu thơ viết về quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người về Tổ Quốc. Vậy Nguyễn Ái Quốc về nước vào ngày tháng năm nào và ở đâu?

A. Ngày 25/1/1941, tại Pác Bó, Cao Bằng.

B. Ngày 28/1/1942, tại Tân Trào, Tuyên Quang.

C. Ngày 28/1/1941, tại Pác Bó, Cao Bằng.

D. Ngày 28/2/1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang.

Năm 1786, sau khi đánh thắng nhà Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ (lúc ấy còn có tên là Nguyễn Quang Bình) kéo quân ra Bắc với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”. Mặc dù khi ấy đã có chính thất Phạm Thị Liên ở đất miền Nam song Nguyễn Huệ vẫn nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh mai mối để lấy công chúa Ngọc Hân, nàng công chúa tài sắc vẹn toàn của vua Lê Hiển Tông.

So sánh nguyễn ánh và nguyễn huệ

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung

Tình cảm sâu đậm mà Ngọc Hân dành cho chồng có lẽ là phải sau khi đã lấy nhau, trước đó, mối nhân duyên này vẫn là cuộc hôn nhân mang đầy tính chính trị. Khi quyết định lấy Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đã nói câu nói để đời: “Vì dẹp loạn mà ra, để rồi lấy vợ mà về; bọn trẻ nó cười cho thì sao. Tuy nhiên, ta mới chỉ quen gái Nam Hà, chưa biết con gái Bắc Hà, nay cũng nên thử một chuyến xem có tốt không” (Hoàng Lê Nhất thống chí). “Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ quyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng” (Truyện Kiều) thật đúng với cặp trai anh hùng Nguyễn Huệ và gái thuyền quyên Ngọc Hân. Là bậc anh hùng trăm trận trăm thắng, tuổi đời lại gấp đôi tuổi Ngọc Hân (khi ấy cô dâu 16 tuổi, còn chàng đã ở tuổi 33) nên Nguyễn Huệ vẫn mang tính cách cao ngạo của một vị tướng. 

Cưới nhau sau mấy ngày, nhân lần đi cáo yết Thái miếu nhà Lê, Nguyễn Huệ cùng công chúa gióng kiệu đi cùng, Nguyễn Huệ đã tự hào hỏi Ngọc Hân: “Con trai con gái nhà vua, đã có mấy người được vẻ vang như nàng chăng?”. Nàng công chúa “cành vàng lá ngọc” đã trả lời đức phu quân: “…thiếp có duyên, lấy được lệnh công, ví như hạt mưa, bụi ngọc bay ở giữa trời, được sa vào chốn lâu đài như thế này, là sự may mắn của thiếp mà thôi”. Đó là công chúa lấy ý từ câu ca cổ: “Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra cánh đồng”. Hoàng Lê Nhất thống chí cho biết Nguyễn Huệ nghe Ngọc Hân trả lời như vậy thì thích thú lắm. Mới hay, các bậc anh hùng chiến trận suốt ngày mải miết kiếm cung, quanh năm ngửi mùi khét lẹt của thuốc súng nên rất cần cái gì mềm mại, thơm tho, cần những lời êm dịu bên tai. Phải chăng vì vậy mà mối tình Ngọc Hân - Quang Trung ngày càng sâu đậm.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua và phong Ngọc Hân là Hữu cung Hoàng hậu. Năm sau, năm 1789, khi dẫn đại quân vào giải phóng Thăng Long, tương truyền, ngài đã vào làng hoa Ngọc Hồi chọn một cành đào đẹp nhất cho phi ngựa trạm mang về Phú Xuân báo tiệp để Ngọc Hân biết. Cành đào Nguyễn Huệ là thật hay chỉ là giai thoại thì đó vẫn là câu chuyện đẹp lung linh trong tâm khảm hậu thế về mối tình của bậc trai tài gái sắc. Cũng ngay năm thắng trận ấy, năm 1789, Ngọc Hân được phong là Bắc Cung Hoàng hậu. “Ngày vui ngắn chẳng tày gang” (Truyện Kiều), năm 1792, niên hiệu Quang Trung thứ 5, nhà vua băng hà ở tuổi 39. Tương truyền, Ngọc Hân chính là tác giả bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn. Bà đã viết những lời da diết này để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.

Sau khi Quang Trung qua đời, Thái tử Quang Toản 10 tuổi lên ngôi với niên hiệu Cảnh Thịnh. Năm 1795, Lê Ngọc Hân đã làm mai để công chúa Ngọc Bình, em cùng cha khác mẹ với Ngọc Hân lấy Quang Toản. Năm ấy, vua Cảnh Thịnh 13 tuổi còn công chúa Ngọc Bình 11 tuổi. Cuộc hôn nhân chính trị Ngọc Bình - Cảnh Thịnh đã tạo ra mối quan hệ phức tạp. Ngọc Hân là vợ của Quang Trung, Ngọc Bình em ruột bà lại lấy con trai Quang Trung, vậy là hai chị em ruột lại có mối quan hệ mẹ chồng (kế) - nàng dâu. Quang Trung là cha lấy chị, Quang Toản là con lấy em, họ vừa là cha con, vừa có mối quan hệ "cọc chèo" và có chung nhạc phụ là hoàng đế Lê Hiển Tông nhà Lê mạt. Thế nhưng, câu chuyện vẫn chưa dừng tại đó khi năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc, cả triều đình nhà Cảnh Thịnh Tây Sơn bỏ chạy khỏi kinh thành Phú Xuân, Ngọc Bình chạy theo không kịp và ở lại Phú Xuân. Thấy hoàng hậu nhà Tây Sơn trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, Nguyễn Ánh muốn lấy bà làm vợ. Mặc cho triều thần can ngăn đó là “vợ giặc ngụy”, Nguyễn Ánh vẫn bỏ ngoài tai tất cả khi trả lời bề tôi cả nước có cái gì không phải của nhà Tây Sơn, sá chi một người đàn bà.

Anh hùng khó qua ải mỹ nhân. Công chúa triều Lê, hoàng hậu nhà Tây Sơn đã trở thành phi tần của Gia Long nhà Nguyễn - một triều đại đối nghịch với nhà Tây Sơn - như vậy đó. Trong số 21 người vợ của vua Gia Long, Lê Ngọc Bình được xếp thứ 3 sau Thừa Thiên cao Hoàng hậu (Tống Thị Lan, mẹ đẻ Hoàng tử Cảnh) và Thuận Thiên cao Hoàng hậu (Trần Thị Đang, mẹ đẻ Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng), như vậy đủ thấy Gia Long rất yêu quý bà. Sách Nguyễn Phúc tộc thế phả do Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc xuất bản (Nxb Thuận Hóa - Huế, 1995) cho biết: Năm Nhâm Tuất (1802) bà vào hầu Thế Tổ (tức Gia Long) và được phong là Tả Cung tần. Bà sinh với vua Gia Long hai hoàng tử là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân, Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự; 2 công chúa là Nguyễn Phúc Ngọc Khuê và Nguyễn Phúc Ngọc Ngôn. Bà mất năm Canh Ngọ, tức mới 26 tuổi (ta), được tặng Đức Phi và ban tên thụy là Cung Thận.

“Số đâu có số lạ lùng/ Con vua lại lấy hai chồng làm vua”, đó là những câu ca của dân gian truyền tụng về số phận kỳ lạ của một nàng công chúa nhà Lê nhưng cuối cùng lại trở thành hoàng hậu của nhà Tây Sơn và phi tần của nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn (Tây Sơn) và nhà Nguyễn (Gia Miêu) là hai triều đại đối nghịch nhau kịch liệt trong lịch sử. Thế nhưng qua chuyện tình đầy éo le ấy, Gia Long và Nguyễn Huệ lại là anh em cọc chèo, quả là một sự sắp đặt trớ trêu của lịch sử.