So sánh v a b với va vb

Trước khi khảo sát các định nghĩa cơ bản về mạch điện, chúng ta cần nhắc lại các ý niệm vật lý cơ bản như sau: Trong vật dẫn điện, các electron nằm trên tầng ngoài cùng của nguyên tử có khả năng di chuyển dưới tác dụng nhiệt (tại nhiệt độ môi trường) được gọi là " electron tự do ". Trong vật liệu cách điện, các electron trên tầng ngoài cùng không tự do chuyển động. Tất cả các kim loại đều là chất dẫn điện. Dòng điện là dòng chuyển động thuần nhất của các electrons qua vật dẫn. 1.1. KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN – CÁC PHẦN TỬ HÌNH THÀNH MẠCH ĐIỆN: Mạch điện là một mạch vòng hình thành liên tục (không gián đoạn) bởi các vật dẫn, cho phép dòng electrons đi qua một cách liên tục, không có điểm mở đầu và không có điểm kết thúc. Mạch điện được gọi là gián đoạn (hở mạch) khi các vật dẫn không tạo thành mạch vòng khép kín và các electrons không thể di chuyển liên tục qua chúng. Sơ đồ khối mô tả các thành phần mạch điện trình được bày trong hình 1.1. HÌNH 1.1: Sơ đồ khối mô tả các thành phần của mạch điện. Các phần tử chính tạo thành mạch điện thường được quan tâm là: Phần Tử Nguồn và Phần Tử Tải. Phần Tử Nguồn bao gồm các thiết bị biến đổi các dạng năng lượng: cơ năng, hóa năng , quang năng, nhiệt năng.. . sang điện năng (như máy phát điện, pin , accu .. .) Phần Tử Tải bao gồm các thiết bị hay các linh kiện nhận điện năng để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt năng (điện trở), cơ năng (động cơ điện),hóa năng (bình điện giải) ….. Trong một số các mạch điện có thể không chứa thành phần chuyển đổi. Chức năng chính của thành phần chuyển đổi dùng biến đổi thông số điện áp nguồn cung cấp (như trường hợp máy biến áp) hoặc biến đổi thông số tần số (trường hợp của bộ biến tần).

Điện áp là gì? là câu hỏi được khá nhiều người đặc biệt quan tâm. Để tìm hiểu xem điện áp là gì và có ý nghĩa như thế nào với đời sống của chúng ta. Xin mời theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm điện áp nhé!

Xem thêm: Ổ cắm điện âm tường loại nào tốt

Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.

Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng, hoặc sự mất đi, sử dụng hoặc năng lượng lưu trữ.

So sánh v a b với va vb
Điện áp là gì

Nối một cách đơn giản, điện áp chính là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điểm mà chúng ta cần đo hay so sánh.

Ví dụ ở bảng điện nhà bạn có điện thế là 220v và dưới đất có điện thế là 0v, thì chúng ta sẽ đo từ bảng điện xuống đất sẽ được 220v. Hay ở bảng điện A có điện thế là 220v, ở bảng điện B có điện thế là 180v, thì ta đo từ bảng A xuống bảng B sẽ được điện áp là 40v .

Hay nói một cách tổng quát hơn là: điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu là UAB) xác định bởi công thức:

UAB = VA – VB = -UBA

Với VA và VB là điện thế của A và B so với gốc (điểm nối đất hay còn gọi là nối mát).

Ký hiệu điện áp:

Điện áp hay hiệu điện thế có ký hiệu là V hoặc U

Đơn vị tính của điện áp là V (Vol – vôn)

So sánh v a b với va vb
Ký hiệu điện áp

Nếu theo khái niệm về điện áp là gì ở trên, kết hợp với ký hiệu vật lý này ta sẽ có thể đơn giản về định nghĩa ở trên dễ hơn như sau:

Ta có 2 điểm A và B để đo công thực hiện hay sự chênh lệch điện thế ở 2 điểm đó. Ta sẽ có: V(AB) = V(A) – V(B) = -V(AB).

Tính tại 1 điểm thì V = U = I.R.

Giải thích ký hiệu:

I: là cường độ dòng điện (Đơn vị tính là A – ampe)

R: là điện trở hay phần cản điện ( đơn vị tính là ôm)

Một số khái niệm khác liên quan tới điện áp phổ biến:

Điện áp định mức:

Điện áp định mức cửa lưới điện là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. Điện áp định mức là đại lượng quan trọng nhất của lưới điện. Nó đóng vai trò quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị và giá thành của lưới điện

So sánh v a b với va vb
Điện áp định mức

Với lưới điện sẽ có 2 loại điện áp: điện áp dây và điện áp pha. Điện áp danh định là điện áp dây. Chỉ ở lưới điện hạ áp mới được dùng điện áp pha và giá trị điện áp này viết dưới điện áp dây sau dấu phân số.

Điện áp xoay chiều:

Điện áp xoay chiều (AC) là điện áp có chiều và cường độ điện thế thay đổi theo thời gian cả về độ lớn và chiều. Điện áp xoay chiều có 2 loại là điện áp xoay chiều 1 pha và điện áp xoay chiều 3 pha.

Điện áp xoay chiều 1 pha: là một dạng điện áp dùng chỉ 1 đường dây pha trên hệ thống dẫn diện 2 dây là:

  • Dây L: Được gọi là dây pha hay dây nóng
  • Dây N: được gọi là dây trung tính – dây lạnh

Điện áp xoay chiều 3 pha là dạng điện áp dùng trên 3 dây pha L1, L2, L3 khác nhau về hiệu điện thế. Có teher thêm 1 dây N để an toàn hơn. Và đặc biệt, chúng ta có thể lấy nguồn điện 1 pha 2 dây từ nguồn điện 3 pha này.

Điện áp DC là gì?

Điện áp một chiều hay còn biết tới là điện áp DC: Đây là hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện đi qua mạch một chiều, cường độ điện thế có thể thay đổi độ lớn những không thay đổi về chiều.

Điện áp pha là gì?

Điện áp pha là điện áp giữa dây pha và dây trung tính, điện áp dây là điện áp giữa 2 dây pha.

So sánh v a b với va vb
Điện áp pha

Hiểu một cách đơn giản nó chính là điện áp nằm trên dây đó. Ví dụ điện áp nhà bạn là 220V thì dây pha chính bằng 220V.

Điện áp dây: là điện áp đo được giữa 2 đường dây pha. Ví dụ: pha A và pha B có điện áp mỗi pha bằng 220V. Theo công thức tính dòng điện Sin thì điện áp giữa 2 pha bằng Căn bậc 3 ( khoảng 1,7) x 220v = 380v (0,4KV).

Điện áp tức thời là gì?

Trị số của dòng điên, điện áp Sin ở một thời điểm t gọi là trị số tức thời. Điện áp tức thời được tính theo cường độ dòng điện tức thời.

Trong đó:

  • U : hiệu điện thế tức thời
  • I : Cường độ dòng điện tức thời
  • R : Điện trở

Cường độ dòng điện tức thời được định nghĩa là cường độ dòng điện trung bình ( với điều kiện thời gian đang xét rất nhỏ)