So sánh vas other comprehensive income

Tài liệu này là một trong chuỗi các ấn phẩm hướng dẫn do Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam lập và chuyển đổi các báo cáo tài chính từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).

Trong ấn phẩm kỳ trước về so sánh những khác biệt chính giữa VAS và IFRS (Tại đây [ 1805 kb ]), chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người đọc quan tâm đến chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS, cũng như các câu hỏi chuyên sâu về chuyển đổi kế toán đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính.

Một trong các vấn đề được nhiều người đọc quan tâm và đặt câu hỏi khi chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS là áp dụng chính sách ghi nhận doanh thu phù hợp theo IFRS, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều kênh phân phối bao gồm bán hàng trực tiếp, bán hàng qua đại lý, bán hàng qua đơn vị phân phối và việc áp dụng linh hoạt các chương trình chiết khấu, giảm giá, hoàn tiền. Việc các hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản nêu trên dẫn đến việc hạch toán kế toán khác nhau theo IFRS và do đó, cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng chính sách kế toán theo IFRS một cách phù hợp.

Trong ấn phẩm này, chúng tôi tổng hợp các nội dung khác biệt chính trong ghi nhận doanh thu bán hàng, và các tình huống cụ thể trong các trường hợp doanh nghiệp bán hàng thông qua các kênh bán hàng khác nhau, bao gồm các chương trình thúc đẩy bán hàng. Mặc dù các nội dung trong ấn phẩm này không bao trùm hết các tình huống liên quan đến ghi nhận doanh thu trong thực tiễn, ấn phẩm này sẽ mang đến các thông tin hữu dụng cơ bản cho người sử dụng trong công tác ghi nhận kế toán doanh thu theo IFRS.

Trong các ấn phẩm tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp các hướng dẫn chuyên sâu các khác biệt giữa VAS và IFRS và các chủ đề khác nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi. Chúng tôi hy vọng ấn phẩm hướng dẫn này sẽ hữu dụng cho Quý vị trong việc thực hiện những bước phân tích đầu tiên về các khác biệt chính.

Khi xây dựng các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS), quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống IAS. VAS cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của DN Việt Nam. Do vậy, VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin về BCTC của các DN. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS. Điều này thể hiện qua một số nội dung chính sau.

So sánh vas other comprehensive income

Khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS đầu tiên là về nội dung trong Báo cáo tài chính

VAS quy định báo cáo tài chính không bắt buộc phải có báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu như chuẩn mực IAS 01. Theo IAS chúng ta có năm cấu phần gồm: Statement of Financial Position, Statement of Comprehensive Income, Statement of Cashflow, Statement of Changes in Equity, và Notes to Financial Statement. Trong khi VAS chỉ có bốn cấu phần Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính, riêng báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ được coi như một phần của thuyết minh báo cáo tài chính.

Chưa cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý

Khác biệt cơ bản nhất là VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính – làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IAS/IFRS – VAS 21 không quy định trình bày Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng biệt như IAS 1, mà chỉ yêu cầu trình bày trong thuyết minh BCTC.

Hình thức báo cáo tài chính và hệ thống tài khoản

Chế độ kế toán Việt Nam quy định mẫu biểu báo cáo một cách cứng nhắc, làm giảm tính linh hoạt và đa dạng của hệ thống BCTC, trong khi IAS/IFRS không đưa ra mẫu biểu cụ thể của báo cáo hay một mã tài khoản nào. Báo cáo tài chính được lập và trình bày tùy vào cách quản lý của doanh nghiệp.

IAS/IFRS chỉ quy định về hình thức của các báo cáo tài chính theo IAS 1 mà không quy định về hệ thống tài khoản kế toán. Doanh nghiệp được phép tự tạo ra hệ thống tài khoản kế toán để phù hợp hơn với yêu cầu về báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị.

Việc bắt buộc đối với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đoàn. khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS

Phương pháp tính giá hàng tồn kho

IAS 2 cho phép sử dụng các phương pháp ước tính giá trị hàng tồn kho như thực tế đính danh, nhập trước xuất trước FIFO và bình quân gia quyền. Còn VAS 2, ngoài 3 phương pháp trên, còn cho phép áp dụng cả phương pháp “Nhập sau – Xuất trước” (LIFO) trong khi IAS/ IFRS không cho phép áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, Thông tư 200 ban hành năm 2014 đã bỏ phương pháp tính giá hàng tồn kho “Nhập sau – Xuất trước” (LIFO).

Giá trị ghi nhận ban đầu

VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc (at cost). IAS 16 cho phép hai cách kế toán (a) ghi nhận tài sản theo giá gốc (cost) hoặc (b) đánh giá lại theo giá trị hợp lý (fair value).

  • Mô hình giá gốc (Cost): Tài sản được ghi sổ theo giá gốc của nó trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế.
  • Mô hình đánh giá lại (Revaluation model): Tài sản được ghi theo số tiền đánh giá lại. Theo số tiền đánh giá lại (revalue amount) là giá trị hợp lý (fair value) tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế. Chuẩn mực kế toán IAS 16 yêu cầu mô hình này chỉ được sử dụng nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể đo lường được một cách đáng tin cậy (be measured reliably).

VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại tài sản cố định là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập DN và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm. Trong khi đó, theo IAS 16, DN được phép lựa chọn mô hình đánh giá lại tài sản theo giá trị hợp lý và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm, đồng thời được ghi nhận phần tổn thất này theo quy định tại IAS 36.

So sánh vas other comprehensive income

Phân bổ lợi thế thương mại

Theo VAS 11, khi có giao dịch hợp nhất kinh doanh, lợi thế thương mại sẽ được phân bổ dần trong thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày mua. Trong khi đó, theo IFRS 03, các giá trị lợi thế thương mại tổn thất phải được đánh giá lại.khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS

VAS không có chuẩn mực tương đương bên IAS/IFRS

Nhiều chuẩn mực báo cáo quốc tế không có chuẩn mực VAS tương đương. Cụ thể như sau:

  • IAS 19: Quy định phương pháp hạch toán và trình bày các khoản phúc lợi cho người lao động bao gồm các khoản phúc lợi ngắn hạn, dài hạn, trợ cấp thôi việc;
  • IAS 20: Quy định việc hạch toán và trình bày các khoản trợ cấp và hình thức tài trợ khác của Chính phủ;
  • IAS 32: Trình bày về công cụ tài chính (Thông tư số 210/2009/TT-BTC yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng các quy định của IAS 32 và IFRS 7 về trình bày và công bố các công cụ tài chính từ năm 2011);
  • IAS 39: Thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, dừng ghi nhận và xác định giá trị tài sản tài chính và nợ tài chính (được thay thế bởi IFRS 9, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • IFRS 09: Quy định về các yêu cầu ghi nhận và dừng ghi nhận, phân loại và đo lường các tài sản tài chính và các khoản nợ phải trả tài chính, suy giảm giá trị về kế toán phòng ngừa rủi ro chung (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • IFRS 14: Các khoản hoãn lại theo luật định (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016).
  • IAS 26, 41, 06: Các chuẩn mực về ngành nghề hoặc hoạt động đặc thù bao gồm kế toán và báo cáo quỹ hưu trí, ngành nông nghiệp, thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.
  • IAS 29, 36, 02, 15: Các chuẩn mực về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể: BCTC trong điều kiện siêu lạm phát, tổn thất tài sản, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, hay tài sản nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục.
  • IFRS 13: Đo lường giá trị hợp lý.
  • IAS 27: Phương pháp kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết trên BCTC riêng;
  • IFRS 12: Thuyết minh lợi ích từ các đơn vị khác để có thể đánh giá bản chất và rủi ro liên quan đến phần lợi ích của đơn vị trong các đơn vị khác và ảnh hưởng của những lợi ích này lên tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị (việc trình bày lợi ích trong công ty con, công ty liên doanh và liên kết chịu sự điều chỉnh của VAS 25, 08 và 07).

So sánh vas other comprehensive income

Những thông tin về các điểm khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS bên trên, EXPERTIS hi vọng giúp người đọc có những kiến thức cơ bản về các chuẩn mực IFRS. Các nội dung cần vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi, vui lòng liên hệ với Bộ phận Tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ.