Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    Loạt bài Giải bài tập Sinh học 6 | Soạn Sinh học 6 được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 6. Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    ... bài tập và trả lời câu hỏi Sinh học lớp 6 bám sát nội dung sgk Sinh học 6 ... Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 116: - Đọc nội dung của bảng dưới đây ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 116 - Bài 36 - SGK môn Sinh học lớp 6– Giải bài tập Bài 36: Tổng kết về cây có hoa SGK môn Sinh...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    7 thg 4, 2022 · Nội dung bài xích Trả lời thắc mắc 1 2 3 bài bác 36 trang 117 sgk Sinh học 6 bao gồm đầy đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    Soạn Sinh 6: Câu hỏi thảo luận trang 116 Sinh 6 Bài 36. Tuyển tập các bài soạn Sinh 6 đầy đủ đáp án, lời giải bám sát nội dung SGK Sinh 6.

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    Trả lời câu hỏi Sinh học 6 Bài 36 Trang 116 : - Đọc nội dung của bảng dưới đây về ... Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Sinh học lớp 6 hay, ngắn nhất khác:.

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    4 thg 5, 2022 · Giải câu hỏi 1 Bài 36 Trang 116 SGK Sinh học lớp 6, phần câu hỏi thảo luận Bài 36: Tổng kết về cây có hoa trong sách giáo khoa sinh học lớp ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    BÀI 36: Tổng kết về cây có hoa. Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 116: Chọn các mục tương ứng giữa chức năng và cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào sơ đồ ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    1c, 2e, 3d, 4b, 5g, 6a Hỗ trợ học tập, giải bài tập, tài liệu miễn phí Toán học, Soạn văn, Địa lý... Hệ thống bài tập đầy đủ, ngắn gọn, bám sát SGK giúp học ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    Trả lời câu hỏi SGK. Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 116: Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 117: · Giải bài tập SGK. Bài 1 (trang 117 sgk Sinh học 6): · Trò ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    9 thg 9, 2018 · Với những hướng dẫn chi tiết, bạn không chỉ hoàn thành bài tập của mình mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học sinh 6 bài 36 ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    ✓ Bài 36. Tổng kết về cây có hoa | Loigiaihay. Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 116 SGK Sinh học 6.Đọc nội dung c̠ủa̠ bảng sau đây về các chức năng chính ...

    Xem chi tiết »

  • Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    6 thg 4, 2018 · ... trang 116,Bài 36: Tổng kết về cây có hoa,Sinh học Lớp 6,bài tập Sinh học Lớp 6,giải bài tập Sinh học Lớp 6,Sinh học,Lớp 6 | HocFull.com.

    Xem chi tiết »

  • Xuất bản ngày 09/09/2018 - Tác giả: Hiền Phạm

    Giải câu hỏi trang 116 SGK sinh 6 giúp bạn trả lời câu hỏi thảo luận trang 116 sách giáo khoa sinh học 6 tốt và nắm vững các kiến thức của bài học.

    Muốn trả lời câu hỏi trang 116 sgk sinh học 6 tốt thì bạn đừng bỏ qua bài viết này!  Với những hướng dẫn chi tiết, bạn không chỉ hoàn thành bài tập của mình mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học sinh 6 bài 36

    Câu hỏi trang 116 SGK sinh 6

    Đọc nội dung của bảng sau đây về các chức năng chính và các đặc điểm cấu tạo của các cơ quan ở cây có hoa, hãy chọn những mục tương ứng giữa chức năng và cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào hình 36.1.

    Các chức năng chính của mỗi cơ quanĐặc điểm chính về cấu tạo
    1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạta. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút
    "2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây
    Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước"
    b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây
    3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh và tạo quả, kết hạtc. Gồm vỏ quả và hạt
    4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của câyd. Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái
    5. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giốnge. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được
    6. Hấp thụ nước và các muối khoáng cho câyg. Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

    - Sau khi đã điền vào sơ đồ, nhìn vào đó trình bày một cách hệ thống toàn bộ đặc điểm cấu tạo và chức năng của tất cả các cơ quan ở cây có hoa

    - Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan

    Trả lời câu hỏi trang 116 SGK sinh 6

    Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    Cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở thực vật có hoa

    Cơ quanCác chức năng chính của mỗi cơ quanĐặc điểm chính về cấu tạo
    RễHấp thụ nước và các muối khoáng cho câyCó các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút

    Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây

    Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước

    Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được
    Mạch gỗ , mạch dâyVận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của câyGồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây
    HoaThực hiện thụ phấn, thụ tinh và tạo quả, kết hạtMang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái
    QuảBảo vệ hạt và góp phần phát tán hạtGồm vỏ quả và hạt
    HạtNảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giốngGồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ

    Nhận xét về cấu tạo và chức năng của các cơ quan : Cây có hoa là một thể thống nhất và có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.

    Tham khảo

    • Câu hỏi trang 117 SGK Sinh 6
    • câu 3 trang 117 sgk sinh 6

    Trên đây là nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 116 SGK sinh học 6 đã được Đọc Tài Liệu biên tập để giúp bạn tham khảo để có thể hoàn thành tốt câu trả lời của mình. Mong rằng với những tài liệu hỗ trợ soạn sinh 6 của chúng tôi sẽ giúp bạn học tốt và luôn đạt được kết quả cao cho môn học này.

    Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập SGK, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (ngắn gọn nhất), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

     Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

    Trả lời câu hỏi SGK

    Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 116: 

    Chọn các mục tương ứng giữa chức năng và cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào sơ đồ H.36.1

    Lời giải:

    1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-g, 6-a

    Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 117:

    - Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?

    - Qua các thông tin trên, cho biết giũa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ như thế nào?

    Lời giải:

    * Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.

    - Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

    - Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.

    - Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.

    - Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

    - Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.

    - Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

    * Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

    Giải bài tập SGK

    Bài 1 (trang 117 sgk Sinh học 6): 

    Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?

    Lời giải:

    *) Rễ

    -> Chức năng: 

    - Giữ cây bám vào đất.

    - Hấp thu nước và muối khoáng cho cây.

    *) Thân

    -> Chức năng: 

    - Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá đến các bộ phận của cây.

    - Nâng lá lên cao để thuận tiện quang hợp và nâng hoa lên cao để thuận tiện thụ phấn.

    *) Lá

     -> Chức năng: Quang hợp để tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây.

    *) Hoa

     -> Chức năng: Vai trò sinh sản: thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

    *) Quả

     -> Chức năng: Chứa đựng và bảo vệ hạt.

    *) Hạt

     -> Chức năng: Chứa phôi, thực hiện nảy mầm và duy trì thế hệ sau.

    Bài 2 (trang 117 sgk Sinh học 6): 

    Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho ví dụ.

    Lời giải:

       + Các bộ phận trong cùng một cơ quan có tác động qua lại lẫn nhau để giúp cơ qan đó thực hiện được chứa năng riêng.

         Ví dụ: Lá cây có nhiệm vụ chính là quang hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần sự phối hợp của các loại tế bào ở lá. Các tế bào biểu bì bảo vệ lá tránh bị tổn thương bởi ánh sáng quá mạnh. Các tế bào mô giậu hấp thụ năng lượng ánh sáng để diệp lục có thể sử dụng năng lượng đó làm nên chất hữu cơ. Tế bào mô xốp dự trữ chất dinh dưỡng. Gân lá cung cấp nước, khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng vào hệ thống mạch rây ở thân. Các tế bào khí khổng giúp thoát hơi nước để làm mát lá và hấp thụ khí CO2.

       + Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giúp cây phát triển ổn định.

         Ví dụ: Cây muốn sống và sinh trưởng tốt thì lá cây phải quang hợp. Nhưng lá sẽ không thể quang hợp nếu: rễ cây không hấp thu được nước và muối khoáng, hoặc mạch rây không vận chuyển nước và muối khoáng tới lá, hoặc thân không vươn cao để giúp lá lấy được nhiều ánh sáng mặt trời,…Như vậy, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

    Bài 3 (trang 117 sgk Sinh học 6): 

    Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp ?

    Lời giải:

         Rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp vì:

         + Đất khô cằn, ít được tưới bón sẽ ít nước và chất dinh dưỡng, rễ không thể lấy được nước và muối khoáng cho cây.

         + Cây không có nước và khoáng sẽ không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để phát triển do đó cây sẽ còi cọc, chậm lớn, cho năng suất thấp.

         + Lá cây không có các chất khoáng cần thiết sẽ không thể tổng hợp được diệp lục nên lá thường không xanh tốt, làm giảm hiệu suất quang hợp, không tạo được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

    Trò chơi giải ô chữ sinh học lớp 6 bài 36

    Hãy chọn các chữ cái để điền vào các dòng của ô chữ dưới đây :

    Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    1. Bốn chữ cái : Tên một loại chất lỏng quan trọng mà rễ hút vào cây.

    2. Bốn chữ cái : Tên một cơ quan sinh dưỡng có chức năng vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất hữu cơ do lá chế tạo đến các bộ phận khác của cây.

    3. Bảy chữ cái : Tên một loại mạch có chức năng vận chuyển chất hữu cơ do lá đã chế tạo được.

    4. Bảy chữ cái : Tên gọi chung cho nhóm các quả : mơ, đào, xoài, dừa, ...

    5. Năm chữ cái : Tên một loài rễ biến dạng có ở thân cây trầu không, nhờ rễ này cây có thể leo lên cao.

    6. Ba chữ cái : Tên một cơ quan sinh sản của cây có chức năng tạo thành cây mới, duy trì và phát triển nòi giống.

    7. Ba chữ cái : Tên một cơ quan sinh sản của cây chứa các hạt phấn và noãn.

    8. Tám chữ cái : Chỉ quá trình lá cây sử dụng nước và khí cacbônic để chế tạo ra tinh bột và nhả khó ôxi nhờ chất diệp lục, khi có ánh sáng.

    Trả lời

    1. Nước

    2. Thân

    3. Mạch rây

    4. Quả hạch

    5. Rễ móc

    6. Hạt

    7. Hoa

    8. Quang hợp

    Bộ câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?

    A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

    B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan

    C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan

    D. Tất cả các phương án đưa ra

    Đáp án: D

    Giải thích: Cây có hoa là một thể thống nhất vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan, khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây – SGK trang 117.

    Câu 2. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây ?

    1. Hạt

    2. Rễ

    3. Thân

    4. Lá

    A. 1, 2, 3

    B. 1, 2, 4

    C. 1, 2, 3, 4

    D. 1, 3, 4

    Đáp án: C

    Giải thích: Cây con có thể được hình thành từ: rễ, thân, lá, hạt – SGK trang 116.

    Câu 3. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?

    A. Quả khô      B. Quả mọng

    C. Quả thịt      D. Quả hạch

    Đáp án: C

    Giải thích: Các loại quả: mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi đều là quả thịt.

    Câu 4. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?

    A. Hạt      B. Lông hút

    C. Bó mạch      D. Chóp rễ

    Đáp án: B

    Giải thích: Lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng – Bảng SGK trang 116.

    Câu 5. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng ?

    A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân

    B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn

    C. Quá trình quang hợp ở lá

    D. Tất cả các phương án đưa ra

    Đáp án: D

    Giải thích: Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì bị ảnh hưởng: sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân; sự phân chia của mô phân sinh ngọn; quá trình quang hợp ở lá – SGK trang 117

    Câu 6. Cây nào dưới đây không sống trên cạn ?

    A. Chuối      B. Nong tằm

    C. Cau      D. Trúc đào

    Đáp án: B

    Giải thích: Cây nong tằm sống ở dưới nước, có lá lớn, nằm trên mặt nước.

    Câu 7. Cây nào dưới đây có rễ chống ?

    A. Tất cả các phương án đưa ra

    B. Đước

    C. Ngô

    D. Mắm

    Đáp án: A

    Giải thích: Cây có rễ chống giúp chúng đứng vững ở những vùng đầm lầy, đất bùn... VD: đước, mắm, ngô… SGK trang 120, 121.

    Câu 8. Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây ?

    1. Thân mọng nước

    2. Rễ chống phát triểnv

    3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất

    4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai

    A. 1, 3, 4

    B. 1, 2, 3

    C. 2, 3, 4

    D. 1, 2, 3, 4

    Đáp án: A

    Giải thích: Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có: thân mọng nước, rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất, lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai – SGK trang 121.

    Câu 9. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?

    A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng

    B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn

    C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước

    D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể

    Đáp án: C

    Giải thích: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước – Hình 36.3 – SGK trang 120.

    Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn ?

    A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na

    B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước

    C. Giang, si, vẹt, táu, lim

    D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun

    Đáp án: B

    Giải thích: Những cây sống trong vùng ngập mặn: bần, sú, vẹt, mắm, đước – SGK trang 120, 121.

    Lý thuyết trọng tâm

    I. Cây là một thể thống nhất

    1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa

    Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa

    Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    - Cây có hoa là một thể thống nhất vì:

       + Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.

       + Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.

    → Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

    II. Cây với môi trường

    1. Các cây sống dưới nước

    - Môi trường nước có sức nâng đỡ, nhưng lại thiếu ôxi.

    Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    2. Các cây sống trên cạn

    - Các cây sống trên cạn luôn phụ thuộc vào các yếu tố: nguồn nước, sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, gió, mưa…), loại đất khác nhau.

    Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    3. Cây sống trong những môi trường đặc biệt

    Soạn sinh học lớp 6 bài 36 trang 116

    - Một số loại cây sống trong 1 số điều kiện không thích hợp:

       + Cây đước: có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy.

       + Cây xương rồng mọng nước, lá biến thành gai.

       + Cây cỏ thấp nhưng rễ rất dài.

    ►►Tải free hướng dẫn soạn sinh học lớp 6 bài 36: Tổng kết về cây có hoa file word, pdf tại đường link dưới đây:

    Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

    ►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn sinh như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.