Sóng cơ học nào sau đây không phải là sóng ngang

Sóng cơ học nào sau đây không phải là sóng ngang
Sóng ngang phẳng

Sóng ngang là sóng lan truyền trong đó các dao động diễn ra theo phương vuông góc với phương truyền năng lượng (phương truyền sóng). Trong hệ tọa độ vuông góc nếu sóng lan truyền theo phương x dương, thì dao động diễn ra ở hướng lên và xuống trong mặt y-z.

Ví dụ: Thổi vào mặt nước, sóng tạo thành và lan truyền trên mặt nước. Các phần tử nước dao động theo phương thẳng đứng còn phương truyền sóng là phương ngang nên sóng nước trong trường hợp này là sóng ngang.

Sóng ngang cơ học chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.

Thoạt nhìn thì chúng ta có cảm giác sóng ngang chuyển động theo chiều ngang nhưng thực chất thì các phần tử của sóng chuyển động lên và xuống theo chiều vuông góc với phương truyền sóng liên tiếp nhau tạo thành sóng ngang.

Ví dụ: Sóng nước, sóng điện từ,

Sóng cơ học nào sau đây không phải là sóng ngang
Biểu diễn sóng điện từ truyền theo phương y {\displaystyle y}
Sóng cơ học nào sau đây không phải là sóng ngang

Giải thích sự tạo thành sóng

Dùng 1 sợi dây mềm, dài, căng ngang,một đầu được gắn vào tường, đầu kia dùng tay giữ. Ta truyền cho đầu dây một xung lượng của lực bằng cách dùng bàn tay đưa nhanh đầu dây từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp. Ta thấy xuất biến dạng ở đầu dây và biến dạng này lan truyền trên dây về phía đầu kia.

Lúc đầu, đầu dây được kéo lên cao. Đầu dây này liên kết với các phần tử liền kề nên các phần tử này cũng được kéo lên cao bằng 1 lực hướng lên. Chừng nào mà các điểm kế tiếp của dây còn kéo điểm kề sau nó lên cao thì biến dạng còn dịch chuyển dọc theo dây về phía đầu kia. Cũng trong thời gian đó thì bàn tay trở về vị trí ban đầu, mỗi phần tử của dây cũng bị kéo về phía dưới sau khi đã đạt tới điểm cao nhất.

Bàn tay dao động là nguồn của sóng và lực liên kết giữa các phần tử liền kề đã truyền xung lượng của lực dọc theo dây.

Các sóng ngang khác (sóng nước…) được tạo ra và lan truyền trong môi trường theo một cách tương tự như vậy

Đặc điểm của sự truyền sóng

Sự lan truyền của biến dạng trong một môi trường gọi là chuyển động sóng. Chuyển động sóng có các đặc điểm sau đây:

- Các phần tử của môi trường chỉ chuyển động trong một phạm vi không gian rất hẹp, trong khi sóng thì truyền đi rất xa.

- Tốc độ truyền sóng chỉ phụ thuộc vào tính chất của môi trường chứ không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của nguồn hay của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua

Các đại lượng đặc trưng

Các đại lượng đặc trưng là:

  • Biên độ (A)
  • Chu kỳ (T)
  • Tần số (f)
  • Bước sóng (λ)

Phương trình sóng

Phương trình sóng có dạng:

- Tại t=0: u = A c o s 2 π   λ   {\displaystyle u=Acos{2\pi \ \over \lambda \ }}

Sóng cơ học nào sau đây không phải là sóng ngang

- Tại thời điểm t: 2 π   λ   ( x − v t ) {\displaystyle {2\pi \ \over \lambda \ }(x-vt)}

Sóng cơ học nào sau đây không phải là sóng ngang

Xem thêm

  • Sóng dọc

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Interactive simulation of transverse wave
  • Wave types explained with high speed film and animations
  • Transverse and Longitudinal Waves

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sóng_ngang&oldid=67759188”

Dưới đây là Video Ôn tập 20 câu ôn lý thuyết sóng cơ học bao gồm nhiều câu hỏi lý thuyết hay và khó, phân chia theo các mức độ, đòi hỏi tư duy logic nhằm nâng cao chất lượng kiến thức cho các em học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT sắp tới. 

Câu 1: Chọn nhận xét sai về quá trình truyền sóng
      A. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian
      B. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền trạng thái dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian
      C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian
      D. Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng theo thời gian

Lời giải

Quá trình truyền sóng ⇒ phần tử vật chất dao động tại chỗ
⇒ Chọn D

Câu 2: Nhận xét nào là đúng về sóng cơ học          
      A. Sóng cơ học truyền trong môi trường chất lỏng thì chỉ truyền trên mặt thoáng
      B. Sóng cơ học không truyền trong môi trường chân không và cả môi trường vật chất
      C. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường
      D. Sóng cơ học chỉ truyền được trong môi trường vật chất

Lời giải Sóng cơ học truyền trong môi trường vật chất

⇒ Chọn D

Câu 3: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào

      A. Môi trường truyền sóng                                          B. Phương dao động của phần tử vật chất
      C. Vận tốc truyền sóng                                               D. Phương dao động và phương truyền sóng

Lời giải Phân loại sóng ngang và sóng dọc dựa vào phương dao động và phương truyền sóng 

⇒ Chọn D

Câu 4: Sóng ngang (sóng cơ)
      A. Chỉ truyền được trong chất rắn.  
      B. Truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
      C. Không truyền được trong chất rắn 
      D. Truyền được trong chất rắn, chât lỏng và chất khí

Lời giải
Sóng ngang truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
⇒ Chọn B

Câu 5: Bước sóng \(\lambda\) của sóng cơ học là:
      A. là quãng đường sóng truyền đi trong thời gian 1 chu kỳ sóng
      B. là khoảng cách giữa hai điểm dao động đồng pha trên phương truyền sóng   
      C. 
là quãng đường sóng truyền được trong 1s
      D. là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm vuông pha trên phương truyền sóng

Lời giải
Bước sóng \(\lambda\) là quãng đường sóng truyền đi được trong 1 chu kỳ
⇒ Chọn A

Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng đối với quá trình truyền sóng?
      A. Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng
      B. Năng lượng sóng càng giảm khi sóng truyền đi càng xa nguồn
      C. Pha dao động không đổi trong quá trình truyền sóng
      D. Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào tần số của sóng

Lời giải
Trong quá trình truyền sóng thì tần số f không đổi \(\Rightarrow v\notin f\)
⇒ Chọn D

Câu 7: Trong hiện tượng sóng trên mặt nước do một nguồn sóng gây ra, nếu gọi bước sóng là l, thì khoảng cách giữa n vòng tròn sóng (gợn nhô) liên tiếp nhau sẽ là:

      A. n\(\lambda\)                                   B. (n- 1)\(\lambda\)                       C. 0,5n\(\lambda\)                         D. (n+1) \(\lambda\)

Lời giải

Sóng cơ học nào sau đây không phải là sóng ngang
⇒ gợn liên tiếp có (n-1)\(\lambda\)

⇒ Chọn B

Câu 8: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự truyền của sóng cơ học?
      A. Tần số dao động của sóng tại một điểm luôn bằng tần số dao động của nguồn sóng.
      B. Khi truyền trong một môi trường nếu tần số dao động của sóng càng lớn thì tốc độ truyền sóng càng lớn.
      C. Khi truyền trong một môi trường thì bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số dao động của sóng.
      D. Tần số dao động của một sóng không thay đổi khi truyền đi trong các môi trường khác nhau.

Lời giải
Trong 1 môi trường truyền sóng thì tốc độ truyền sóng v là hằng số 
⇒ Chọn B

Câu 9: Chọn câu trả lời sai
      A. Sóng cơ học là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
      B. Sóng cơ học là sự lan truyền các phần tử trong một môi trường.
      C. Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì là T.
      D. Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn trong không gian với bước sóng \(\lambda\).

Lời giải
Trong sóng cơ học các phần tử dao động tại chỗ 
⇒ Chọn B

Câu 10: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
      A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
      B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng
      C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
      D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.

Lời giải Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất dao động tại chỗ

⇒ Chọn B

Câu 11: Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
      A. Tần số sóng.                                                           B. Bản chất của môi trường truyền sóng.
      C. Biên độ của sóng.                                                    D. Bước sóng.

Lời giải
Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất của môi trường 
⇒ Chọn B

Câu 12: Quá trình truyền sóng là:
      A. quá trình truyền pha dao động trong đó các phần tử đứng yên tại chỗ.
      B. quá trình truyền năng lượng.
      C. quá trình truyền phần tử vật chất.                         
      D. quá trình truyền pha dao động trong đó các phần tử truyền theo sóng.

Lời giải
Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng
⇒ Chọn B

Câu 13: Điều nào sau đây đúng khi nói về bước sóng.
      A. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
      B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha nhau trên phương truyền sóng.
      C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha.
      D. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động vuông pha trên phương truyền sóng.

Lời giải \(\lambda =v.T\)  quãng đường sóng truyền đi được trong 1 chu kỳ

⇒ Chọn A

Câu 14: Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
      A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
      B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
      C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
      D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.

Lời giải
Tốc truyền sóng: \(v_1=\frac{\lambda }{T}=\lambda f\) Tốc độ của phần tử môi trường: \(v_2=-\omega .a.sin(\omega t +\varphi )\) \(\Rightarrow v_1\neq v_2\)

⇒ Chọn C

Câu 15: Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng

      A. tăng 4 lần.                      B. tăng 2 lần.                   C. không đổi.                    D. giảm 2 lần.

Lời giải \(v=\lambda .f\Rightarrow \lambda =\frac{v}{f}\) f tăng 2 lần ⇒ \(\lambda\) giảm 2 lần

⇒ Chọn D

Câu 16: Một sóng cơ truyền trên một đường thẳng và chỉ truyền theo một chiều thì những điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng trên phương truyền sẽ dao động;

      A. cùng pha với nhau          B. ngược pha với nhau    C. vuông pha với nhau      D. lệch pha nhau bất kì

Lời giải \(d=k.\lambda ,k\in z\): Dao động cùng pha

⇒ Chọn A

Câu 17: Một sóng trên mặt nước. Hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng và dao động vuông pha với nhau thì cách nhau một đoạn bằng:
      A. bước sóng                                                              B. nửa bước sóng
      C. hai lần bước sóng                                                   D. một phần tư bước sóng

Lời giải Dao động vuông pha: \(d=(2k+1)\frac{\lambda }{4},k\in Z\) Gần nhau nhất \(\Rightarrow d_{min}=\frac{\lambda }{4}\)

⇒ Chọn D

Câu 18: Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây sai?
      A. Sóng có hạt vật chất của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng là sóng dọc
      B. Sóng ngang không truyền được trong chất lỏng và chất khí.
      C. Sóng ngang và sóng dọc đều truyền được trong chất rắn với tốc độ như nhau.
      D. Sóng tạo ra trên lò xo có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang.

Lời giải
Sóng ngang và sóng dọc trong chất rắn có tốc độ như nhau ⇒ Sai
⇒ Chọn C

Câu 19: Khi biên độ sóng tại một điểm tăng lên gấp đôi, tần số sóng không đổi thì
      A. năng lượng sóng tại điểm đó không thay đổi.        B. năng lượng sóng tại điểm đó tăng lên 2 lần.
      C. năng lượng sóng tại điểm đó tăng lên 4 lần.          D. năng lượng sóng tại điểm đó tăng lên 8 lần.

Lời giải a tăng gấp đôi f: không đổi

W tỉ lệ với a2 ⇒ W tăn 4 lần


⇒ Chọn C

Câu 20: Đối với sóng truyền theo một phương thì những điểm dao động ngược pha nhau cách nhau một khoảng

      A. d = (2k + 1) \(\frac{\lambda }{2}\); k = 0; 1; 2...                                    B. d = (k + \(\frac{1}{2}\)) \(\frac{\lambda }{2}\); k = 0; 1; 2; 3...

      C. d =k \(\frac{\lambda }{2}\); k = 1; 2; 3...                                              D. d =k.l; k = 1; 2; 3...

Lời giải
Dao động ngược pha
\(d=(2k+1)\frac{\lambda }{2}, k=0,1,2,...\)

⇒ Chọn A