Sống gấp là gì

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lối sống của đa phần thế hệ người Việt hiện đại là sự gấp gáp, hối hả, vội vã. Vậy vì sao chúng ta lại sống gấp vậy? Tại sao cuộc sống luôn phải gắn liền với cụm từ "tranh thủ"?

Phải chăng người ta quá bận rộn, không còn thời gian rảnh? Câu trả lời là "không". Những người sống gấp hầu hết đều không phải những nhân vật nổi tiếng hay có một vai trò quá quan trọng trong một tổ chức, doanh nghiệp, và thời gian rảnh lại chính là thứ họ có nhiều nhất. Họ không phải bận công to việc lớn gì, mà họ bận lướt web, lên mạng xã hội, "cày" game, chụp hình tự sướng, quay clip câu like...

Họ không có thời gian xem những bộ phim kinh điển và mang nhiều tính giáo dục tư duy hay giáo dục lối sống, nhưng họ có đến 20 tiếng mỗi ngày để xem hàng trăm clip nhảm nhí trên Tiktok, hàng chục video trên Facebook. Dừng xe khi chờ đèn đỏ, số đếm mới báo về giây thứ ba là người ta đã ào ào vọt lên nhanh. Có lẽ họ sợ chậm mất một vài giây để đến nơi hẹn?

Đó là lối sống chớp nhoáng, thiên về số lượng chứ không có chiều sâu chất lượng. Một trong những hệ lụy là lao động ngày nay rất ít sáng tạo và ưa "nhảy việc". Lối sống bốc đồng, gấp gáp của giới trẻ cũng ngày càng gia tăng. Thậm chí, đến cả lúc ăn, họ cũng phải tranh thủ cắm mặt vào cái điện thoại, sợ bỏ lỡ thông tin vàng ngọc nào đó. Ăn xong ra khỏi quán là không nhớ mình vừa ăn gì?

>> Sống chậm là gì?

Đối nghịch với sống gấp là thứ mà người ta vẫn gọi là "sống chậm". Thế nhưng khái niệm "sống chậm" đó ngày càng (vô tình hoặc cố tình) bị hiểu lệch đi. Người già chậm chạp, lề mề có thể thông cảm được. Giờ nhiều người trẻ cũng chậm chạp, lề mề rồi ngụy biện rằng đó là "sống chậm". Làm một việc thì bằng thời gian người ta làm ba, bốn việc, mà kết quả thậm chí còn tệ hơn, do sự lề mề, thiếu tập trung, vừa mò mẫm công việc lại vừa phải dán mắt vào cái điện thoại hoặc tranh thủ làm việc riêng... Đó là lối sống ù lỳ, trì trệ, mơ ngủ thì đúng hơn.

Bởi cái chậm này là chậm về tốc độ thao tác chứ không phải sự bình thản trong tư duy. Có thể coi là một dạng sống gấp với tốc độ chậm. Trong thời đại mà thế giới biến đổi từng giây, từng phút như hiện nay, cần có những con người nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát nhưng tỉnh táo, nhạy bén để luôn thích nghi, bắt kịp, và thậm chí dẫn dắt cuộc chơi.

Tôi đã và đang quản lý nhiều nhân viên mang cả hai phong cách gấp và chậm. Người thì làm gì cũng ào ào cho xong để tính công, chất lượng vô cùng tệ. Người lại cứ lừ đừ như xe lu, luôn chậm tiến độ, nhưng chất lượng cũng chẳng ra gì.

Trong khi đó, những nhân viên xuất sắc luôn làm việc rất nhanh, nhưng kèm theo đó là sự cẩn thận, kỹ lưỡng, trách nhiệm, và đương nhiên, chất lượng tuyệt hảo. Vậy nên, hãy sống nhanh, sống chất thay vì sống gấp.

Phan Hùng Mạnh

>>Theo bạn, nên sống nhanh hay sống chậm? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

Vội vã “xâm lấn” cả bữa ăn

Hoàng Mạnh Linh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là giám đốc một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các thiết bị điện tử tại Hà Nội. Anh là một lãnh đạo 8X năng động, tài giỏi với phong cách làm việc quyết đoán, nhanh chóng.

Dường như một ngày làm việc của chàng giám đốc trẻ không ngừng nghỉ. Sáng nào, trước 8 giờ, anh cũng đã có mặt tại Công ty để bắt tay vào giải quyết công việc. Hết giờ làm việc, anh tham gia các khóa học thêm hoặc luyện tập thể dục thể thao, rồi lại đi gặp gỡ đối tác... Linh rất ít có thời gian để quây quần bên bữa cơm cùng người vợ trẻ và gia đình bé nhỏ.

Nhịp sống hối hả khiến nhiều bạn trẻ quay cuồng phấn đấu, ganh đua, thể hiện bản thân, làm việc khẩn trương hơn. Nguyễn Ngọc Quỳnh Nhi (Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm việc tại một Công ty liên doanh với Nhật Bản, phần do công việc quá bận rộn, phần muốn khẳng định năng lực với sếp và thể hiện mình với tập thể, Nhi cả ngày cắm cúi với công việc.

Nhi chia sẻ: “Mỗi ngày, mình rời nhà đến công ty khi trời chưa nắng và quay về lúc mặt trời tắt nắng. Lương và chế độ đãi ngộ của mình tương đối cao nhưng mình lại chẳng có thời gian đi mua sắm hay tụ tập cùng bạn bè. Tuy mệt mỏi áp lực, nhưng mình sợ nếu không cố gắng thì sẽ tự hậu nên cứ bị cuốn vào công việc”.

Cũng vì tất bật trong guồng quay công việc mà Nguyễn Ngọc Quỳnh Nhi chưa bao giờ tự vào bếp nội trợ một bữa cơm cho gia đình, mặc dù cô gái đã bước sang tuổi 30.

Môi trường, công việc và nhiều yếu tố khách quan buộc mỗi người đều phải sống với nhịp nhanh hơn. Tuy nhiên, sống gấp cũng có nhiều mặt trái. (ảnh minh họa)

Cần làm việc và nghỉ ngơi khoa học

Từ ngày rời quê lên Thủ đô làm việc, Lí Thu Hà (SN 1989, quê ở Lào Cai) đã phải điều chỉnh bản thân, từ lối sống, cách nghĩ cho đến cách ăn mặc. Ngày ở quê, cô gái là lao động chính của gia đình. Hà làm việc đồng áng nên bất chấp giờ giấc, việc hôm nay không xong thì để sang ngày hôm sau, tuần sau.

Nhưng từ khi vào làm công nhân tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), Hà phải đến công ty đúng giờ, làm việc trong dây chuyền sản xuất hiện đại nên cô phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc một cách quy củ và nhanh chóng, chuyên nghiệp. Mỗi khi khối lượng công việc nhiều lên Hà lại đăng kí tăng ca. Vì vậy, cô gái chẳng còn thời gian để vui chơi, giải trí.

Môi trường, công việc và nhiều yếu tố khách quan buộc mỗi người đều phải sống với nhịp nhanh hơn. Tuy nhiên, sống gấp cũng có nhiều mặt trái.

Bác sĩ Đặng Tất Thắng (Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn) cho biết, khi làm việc ở cường độ cao, áp lực lớn mà cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lí thì sẽ dẫn đến tình trạng stress và gây ra nhiều hệ quả về sức khỏe.

Giữa não và các bộ phận trong con người mối liên hệ chặt chẽ. Ví dụ, khi làm việc vội vã, nhanh chóng, đầu óc căng thẳng, cơ thể dễ bị rối loạn tiêu hóa hấp thu, giảm khả năng tư duy, hiệu quả công việc không cao chưa kể về lâu dài còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nhiều chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực đã chỉ ra tác hại của sự căng thẳng, stress đối với sức khỏe con người. Tác hại dai dẳng nhất của stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần.

Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, căng thẳng, mệt mỏi sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán…đồng thời dễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên….

Các chuyên gia khuyến cáo, người trẻ cần làm việc, nghỉ ngơi một cách khoa học; không nên làm việc nhanh quá để tổn hại sức khỏe và cũng đừng chậm quá để tuột mất thời cơ.

Theo Lê Dung

Tuổi trẻ thủ đô

Sống gấp là gì

Suy nghĩ về cách sống vội vàng và cách sống thong thả

1. Giải thích:

– Sống vội vàng: Sống vội vàng nghĩa là sống gấp gáp, nhanh chóng, khẩn trương, sống thúc giục, hối hả. Sống không chần chừ, do dự, cố tận hưởng cho kì hết niềm vui, sự sung sướng và hạnh phúc ở trên đời một cách nhanh nhất, nhiều nhất.

– Sống thong thả:

2. Bàn luận:

Cách sống vội vàng.

* Ưu điểm:

– Cuộc đời mỗi người là hữu hạn và ngắn ngủi, cách sống vội vàng sẽ giúp chúng ta trải nghiệm nhiều hơn để tâm hồn thêm phong phú.

– Sống vội vàng cũng đồng nghĩa với việc ta có thể làm được nhiều việc hơn, cống hiến nhiều hơn, để có cuộc đời ý nghĩa hơn. Dẫn chứng: Dù chỉ sống 27 năm trên cuộc đời, nhưng di sản văn học của Vũ Trọng Phụng rất đồ sộ: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp. Đó là kết quả của quá trình lao động không ngừng nghỉ. Chống chọi với sự giày vò của bệnh lao, từ căn nhà phố Hàng Bạc, Vũ Trọng Phụng đã cho ra đời những kiệt tác hiện thực của văn học và tạo ra những tiếng vang lớn.

* Nhược điểm:

Nếu sống quá nhanh, quá vội vã, chúng ta dễ đánh rơi từng khoảnh khắc quý giá trong cuộc đời, không kịp ngoái lại và trân trọng những vẻ đẹp bình dị. Nhiều người qua đam mê công việc mà bỏ bê gia đình, dần trở nên cô độc…

* Nhận xét: Sống vội vàng không nên là sống gấp. Sống vội vàng cần gắn với “tận hưởng và tận hiến”. Là lý lẽ sống trân trọng từng phút giây trôi qua trong cuộc đời, trân trọng những người mình gặp gỡ, trân trọng những điều mình đang có trong tay, hướng về tương lai bằng một lòng yêu đời thiết tha, trìu mến.

Cách sống thong thả:

* Ưu điểm:

– Sống thong thả khiến ta có thời gian chiêm nghiệm cuộc sống, để nhận ra những vẻ đẹp bình dị khuất lấp sau thiên nhiên, con người và cuộc sống. Sống chậm lại, dành cho cuộc đời những khoảng lặng để cảm nhận những vẻ đẹp của cuộc sống và rút ra được những bài học sâu sắc từ việc chiêm nghiệm, nghiền ngẫm con người và cuộc đời; sống chậm lại, nghỉ ngơi để tiếp tục sống thật ý nghĩa.

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước thời cuộc nhiễu loạn đã lui về ở ẩn để giữ trọn khí tiết, trong cảnh sống “Nhàn”, ông đã cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời gian tuần hoàn:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Sống thong thả cho ta thời gian để suy ngẫm, tích lũy vốn sống, rút ra được những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người. Dẫn chứng: Trí Nghĩ, tăng lữ thời Tùy, Trung Quốc, người có công khai sinh ra Thiên Thai Tông, đã dành ra 8 năm trời chỉ để làm một việc duy nhất là đóng chặt cửa ở trong nhà đọc kinh Phật

* Nhược điểm:

– Chúng ta không bao giờ biết được giới hạn cuộc đời mình là ở đâu, nếu sống quá thong thả, ta có thể lãng phí rất nhiều thời gian quý giá mà chưa kịp làm điều gì tốt đẹp, ý nghĩa.

* Nhận xét: Hai cách sống này tưởng như đối lập nhưng đều có những điểm tích cực và hạn chế riêng, chúng ta cần có sự lựa chọn thông minh để sống một cách tích cực nhất, ý nghĩa nhất.

3. Cuộc sống, chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa hai lối sống: thong thả và vội vàng.

– Cuộc sống vốn đa dạng, luôn biến đổi, là một bài toán không bao giờ chỉ có một lời giải, buộc chúng ta phải linh hoạt, thích nghi.

+ Có những việc dù muốn vội vàng nhưng buộc ta phải thong thả: Quá trình học tập không thể vội vàng, đốt cháy giai đoạn, mà phải từ tốn lĩnh hội từng nấc, từng nấc để tiến bộ từng ngày.

+ Nhưng cũng có những việc không thể thong thả mà phải gấp gáp, vội vàng: Ví dụ như công tác cứu hộ, cứu nạn trong thiên tai, thảm họa.

+ Có những khi cách sống thong thả sẽ giúp chúng ta giải quyết mọi việc nhanh hơn, và có những khi sự vội vàng chỉ khiến ta giải quyết mọi việc chậm hơn: Khi tắc đường, nếu mọi người thong thả di chuyển trong trật tự thì sẽ tiết kiệm thời gian, còn nếu mọi người chen lấn, giành đường, thì sẽ càng khiến việc tắc đường thêm trầm trọng, càng tốn nhiều thời gian.

⇒ Cuộc sống cần nghỉ ngơi, nhưng cuộc sống không bao giờ ngơi nghỉ, tùy tình huống, tùy tình tính chất công việc mà ta sống vội vàng hay sống thong thả. Nhưng tính kiên trì và ý thức tiết kiệm thời gian là hai đức tính mà mỗi chúng ta đều phải rèn luyện, để ta có thể vội vàng mà không cẩu thả, thong thả mà không lười nhác. Có như vậy, ta mới có thể sống một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn.

4. Phê phán:

– Những người sống quá vội vã mà vô tâm, thờ ơ với cuộc sống chung quanh.

– Những người sống quá thong thả, trở nên biếng nhác, không làm gì để đóng góp cho cuộc đời.

5. Bài học nhận thức :

– Dù sống vội vàng hay thong thả thì mỗi cách sống đều cố những điểm thú vị riêng. Điều quan trọng là cho dù sống vội vàng hay thong thả, thì sự lựa chọn của ta cũng phải hài hòa với lợi ích của người khác, không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của những người xung quanh.

– Sống thong thả không khó, nhưng chính việc quyết tâm từ bỏ được các thói quen của văn hóa hưởng thụ vật chất để có thể sống thong thả hơn mới thật là khó. Hãy biết thoát khỏi sự ràng buộc của công việc, biết quý trọng sức khỏe và thời gian, làm việc hết hiệu quả hơn, tìm kiếm niềm vui trong công việc, trong gia đình và cuộc sống.

Tham khảo:

Nghị luận: Sống có lý tưởng, sống sôi nổi và làm việc nhiều hơn

Lí tưởng không chỉ là ngọn đèn chỉ lối, là yếu tố chỉ dẫn mà nó còn chính là đích đến cuối cùng trong cuộc đời mỗi người. Khi có lí tưởng mỗi người luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt những công việc cần làm, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân.

Khi hoàn thành tốt mọi công việc, bản thân ngày càng hoàn thiện thì thành công là điều tất yếu, lí tưởng dẫn dắt mỗi con người đến thành công. Lý tưởng sống mạnh mẽ, cao đẹp là động lực để con người vượt qua khó khăn, vấp ngã để hướng đến tương lai. Nhờ lí tưởng cao đẹp, của mỗi cá nhân mà xã hội trở nên tốt đẹp hơn bởi khi đó sẽ có tập hợp những lí tưởng tích cực, mỗi người đều hành động vì lí tưởng của mình.

Lí tưởng là cái cốt lõi thể hiện vai trò, giá trị mục đích sống của con người. Sống mà không có lí tưởng đơn thuần là sự tồn tại vô nghĩa. “Linh hồn của con người cần lí tưởng hơn thực tế. Chúng ta tồn tại nhờ thực tế nhưng chúng ta sống vì lí tưởng” (Victor Hugo).

Không phải chỉ khát khao những điều cao xa mới là có lí tưởng đẹp, lí tưởng cao cả. Lí tưởng cao cả còn là những suy nghĩ chân thành, tích cực, hướng con người ta đến cái thiện, cái đẹp. Nếu không có lí tưởng, con người sẽ sống mà không có mục đích, lãng phí thời gian vào những điều vô bổ, dễ sa vào những hành động tội lỗi.

Cần phân biệt đâu là lí tưởng cao đẹp, tích cực đâu là những dục vọng tầm thường, những ham muốn phi nhân tính ảnh hưởng đến cộng đồng.

Cách sống của thế hệ trẻ ngày nay đang có xu hướng đi ngược lại quan niệm sống cao đẹp, tích cực, sôi nổi. Một bô phận giới trẻ thì sống gấp gáp, xô bồ, lao vào guồng quay của công việc vì danh lợi, tiền tài mà quên đi mất những tình cảm yêu thương của người thân xung quanh mình. Họ xem trọng vật chất hơn là những giá trị tinh thần. Một bộ phận khác thì sống mà không xác định được lý tưởng cho đời mình, sống vật vờ, không có chút niềm vui hay động lực nào. Cuộc sông của họ như cái “Ao đời bằng phẳng”, nhàn nhạt, mờ mờ như cánh bèo trôi dạt lông bông, không biết ngày mai ra sao. Cả hai bộ phận giới trẻ này đáng là vấn đề đễ mỗi thanh niên chúng ta phải suy ngẫm về lối sống của mình hiện nay.

Bên cạnh đó, cũng không có ít một số bộ phận giới trẻ không ngừng học hỏi, sống có nghị lực và hoài bão, đem hết thì giờ và sức lực tuổi trẻ của mình để cống hiến cho lý tưởng, cho xã hội. Giới trẻ này đẵ sống đúng với quan niệm sống mà Xuân Diệu muốn gửi gắm qua bài thơ Vội vàng.

Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của con người, cái tuổi tràn đầy sức sống, nhiệt huyết, bào hoài vọng, đam mê. Vì vậy, không quan trọng là sống dài hay ngắn mà là sống như thế nào, sống ra làm sao để cuộc đời mình có ý nghĩa nhất – đó là ý nghĩa mà Xuân Diệu muốn gửi đến qua bài thơ Vội vàng.

Mỗi thanh niên phải tự xác định cho mình một lý tưởng, một hoài bão trong cuộc đời để từ đó mà phần đấu, xác định mục tiêu để không ngừng vươn lên, phần đấu. Và cũng không nên rơi vào lối sống gấp gáp, coi trọng vật chất hiện nay mà quên đi những giá trị tinh thần đáng quý và gần gũi.

Cần có thái độ lên án những người sống không có lí tưởng để họ tự nhận thức lại bản thân, tự xác định mục đích sống. Mặt khác, cần biết trân trọng những người có lí tưởng sống tích cực, lấy đó làm tấm gương để tự hoàn thiện mình. Bản thân cần phải tự xác định đâu mới thực sự là lí tưởng sống tích cực, lấy đó làm kim chỉ nam để thực hiện mọi công việc, có như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa.

“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời” (Belinsky). nghĩa là lí tưởng sống là yếu tố tất yếu phải có trong mỗi người trẻ, không có lí tưởng sống sẽ không có cuộc sống thực sự. “Muốn chuẩn bị tốt cho tương lai, cách tốt nhất là đem trí tuệ và nhiệt tình để làm tốt công việc hiện tại” (W.osler). Mỗi người cần đem trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho sự nghiệp chung của toàn xã hội: xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Đó mới là lý tưởng sống cao đệp nhất của thế hệ thanh niên ngày nay.

Tham khảo:

Nghị luận: Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn

Sống chậm lại là để cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều hơn, để đừng lướt qua nhau một cách vội vã, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai, giúp tâm hồn mỗi người trẻ tuổi trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn (dẫn chứng).

Suy nghĩ khác đi là biết cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng, có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng, biết lắng nghe lòng mình (dẫn chứng).

Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn, biến mình trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn; biết sống vị tha, bao dung, sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp (dẫn chứng).

Cuộc sống trôi đi vội vàng, chúng ta đã quên mất xung quanh mình còn ai, còn những người cần được quan tâm và chia sẻ. Khi chúng ta sống chậm lại một chút, thì suy nghĩ chúng ta sẽ khác đi. Xung quanh mình còn rất nhiều người cần phải quan tâm, cần phải sẻ chia. Nhưng nếu sống vội vàng thì chúng ta không thể yêu thương được người khác như chúng ta muốn. Nếu bạn cứ sống vội, sống nhanh, không yêu thương những người xung quanh thì bạn sẽ trở thành người ích kỷ, sống chỉ vì bản thân mình. Sống chậm không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; tránh sống gấp, sống ẩu, sống vì những mục đích hiện sinh tầm thường. Hãy biết sống chậm lại đ có thể cảm nhận những gì tốt đẹp của cuộc đời này

Bởi vậy để có thể nghĩ cho bản thân và cho người khác thì sống chậm là cách bạn có thể làm được điều đó. Hằng ngày chúng ta vẫn vội vàng đi làm, đi học, tất tả ngược xuôi với công việc. Thời gian mà chúng ta giành cho nhau rất ít ỏi, thậm chí là không có, rồi dẫn đến quên lãng. Khi chậm lại, dù chỉ là một chút, chúng ta cũng đã có thể hiểu được rằng mình cần làm gì, nên làm gì, quan tâm những ai để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Khi nghĩ được khác đi, nghĩ cho người khác nữa thì chắc chắn rằng tình yêu thương cũng sẽ lớn dần hơn. Có thể những ngày chúng ta sống vội, sống nhanh chúng ta ngay cả việc quan tâm đến bản thân mình cũng không có thì quan tâm đến người khác còn xa vời quá. Suy nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản, “bệnh hoạn” mà phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội.

Yêu thương nhiều hơn có nghĩa là dành tình yêu cho mọi người xung quanh, quan tâm họ một chút, có thể chỉ là mỉm cười với nhau thì cuộc sống cũng trở nên tốt đẹp. Yêu thương nhiều hơn: cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc. – Đặng Thùy Trâm.

Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau bắt nguồn từ suy nghĩ đó.

Thật đáng buồn khi trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô cảm. Họ chỉ biết đến bản thân mình mà hững hờ với mọi người xung quanh, tự tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng Những người như thế thật đáng chê trách.

Triết lý sống “Sống chậm lại! Nghĩ khác đi! Yêu thương nhiều hơn!” đã cho chúng ta một cách sống đúng đắn và rất thiết thực trong cuộc sống hiện đại, xã hội xô bồ hiện nay. Với tôi, dùng một ít thời gian để hít thở không khí trong lành, một ít thời gian để đọc cuốn sách bồi bổ tâm hồn, một ít thời gian để lắng nghe những tâm sự của người thân và quan tâm hơn đến mọi người,… những giây phút thảnh thơi ấy đã khiến tôi nhận ra được nhiều điều giá trị mà cuộc sống ban tặng. Hãy hãm phanh lại, sống theo cách của riêng mình, thì tôi, và cả bạn nữa, sẽ khám phá ra những điều đáng quý và thêm yêu cuộc sống.