Sốt có nên ăn trứng

Trứng gà, vịt là loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, từ trứng gà, vịt có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, có những người lại tuyệt đối không ăn trứng gà, vịt vì nó không tốt cho sức khỏe của họ.

Những người bị sốt (nhất là trẻ em) ăn trứng gà , vịt sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng.Khi bị sốt tuyệt đối không nên ăn trứng gà, vịt

Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, vịt mà nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.

Những người bị tiêu chảy tuyệt đối không nên ăn trứng gà, vịt

Đối với bệnh nhân tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm.

Việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn. Cơ năng sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường. Chức năng đồng hóa vốn có bị ảnh hưởng, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại.

Phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vào lúc này, nếu không để cho đường ruột được nghỉ ngơi thích đáng thì không những làm mất đi tác dụng bồi dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho bệnh nặng thêm.

Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, bệnh nhân không được ăn trứng gà, vịt.

Bệnh nhân bị viêm gan và gan nhiễm mỡ tuyệt đối không nên ăn trứng gà, vịt

Trứng vịt và lòng đỏ trứng gà là thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao.

Theo phân tích, trong 100g trứng vịt có chứa 14,7g mỡ, còn chất protein chỉ có 13g, lượng cholesterol là 634mg, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cao tới 1522mg.

Chúng đều tiến hành trao đổi chất trong gan, kết quả càng tăng thêm gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan, vì vậy người viêm gan và gan nhiễm mỡ không nên ăn.

Trang chủ > Tin tức > Thông tin sức khỏe > Khi bị sốt nên và không nên ăn gì?

Việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý khi bị sốt sẽ giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi bị sốt nên và không nên ăn gì. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời bổ ích.

Khi bị sốt nên:

Uống nhiều nước: Thông thường, khi cơ thể mất nước các vi rút vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn. Do vậy, khi bị sốt bạn nên uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất.Việc bổ sung nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, loại bỏ các độc tố trong cơ thể nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù đắp điện giải cho cơ thể.

Ăn thức ăn dạng lỏng: Các món ăn như súp, bún, phở, cháo loãng…được chế biến cùng với thịt gà, thịt lợn, thịt bò sẽ giúp bạn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu các cơn khó chịu. Đặc biệt, món cháo hoặc súp nấu từ thịt gà – nhất là gà ác- ngoài công dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.

Nước hoa quả, sinh tố: Các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là ưu tiên hàng đầu khi bạn bị sốt. Bởi nó vừa cung cấp thêm vitamin vừa giúp hạ sốt và bù đắp các chất điện giải đã bị mất cho cơ thể. Bạn có thể xay hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn nếu không muốn ăn.

Ăn nhiều rau xanh: Những thực phẩm như cà chua, mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh có thể giúp bạn hạ nhiệt cơ thể khi đang bị sốt. Lưu ý, trong thời gian bị bệnh, đừng nên kiêng quá nhiều trong khẩu phần ăn hằng ngày bởi nó sẽ khiến bạn thiếu hụt dinh dưỡng.

Ăn sữa chua: Sữa chua là một món ăn tuyệt vời khi bạn bị ốm hoặc sốt, giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột để cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc các bệnh khác.

Khi bị sốt không nên:

Uống nhiều nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống nhiều nước lạnh thì nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà ngược lại còn sốt cao hơn. Đặc biệt, nếu bạn bị sốt do bệnh truyền nhiễm, chức năng của hệ tiêu hóa bị giảm sút, việc uống nước quá lạnh sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Uống trà: Chất ta-nanh có trong trà sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên. Uống nhiều trà đặc biệt là trà quá đặc sẽ khiến não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể của người bệnh. Mặt khác, uống trà sẽ làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Ăn trứng: Trứng là thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị ốm thì bạn không nên ăn trứng bởi trong trứng có chứa rất nhiều protein, sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn cho cơ thể. Những người đang bị sốt, đặc biệt là trẻ em, nếu ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng cao không phát tán ra ngoài được, dẫn đến tình trạng sốt kéo dài hơn, lâu khỏi hơn.

Mật ong: Tuy mật ong là loại thuốc bổ rất tốt cho cơ thể, nhưng khi bị sốt nếu ăn quá nhiều mật ong dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng thêm.

Ăn các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu: Các gia vị cay, đồ ăn cay có tính nóng sẽ làm cơ thể sản xuất rất nhiều nhiệt. Chính vì vậy, đây là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng.

Khi bị sốt

Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Khi bị tiêu chảy

Rất nhiều người nghĩ rằng bệnh nhân bị tiêu chảy do mất nhiều chất dinh dưỡng nên cần bồi bổ bằng cách cho ăn nhiều trứng gà. Thực ra, suy nghĩ đó không đúng bởi vì ở người bị tiêu chảy, dịch tiêu hoá tiết ra ít hơn, tính năng men tiêu hoá bị giảm nên việc chuyển hoá đường, đạm mỡ bị rối loạn. Mặt khác, chức năng tái hấp thụ nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn bị thải ra ngoài qua đường tiêu hoá. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy bệnh nhân không được ăn trứng gà và để cho đường ruột được nghỉ ngơi.

Bệnh sỏi mật

Các bác sỹ đã khuyên rằng bệnh nhân bị sỏi mật không được ăn trứng gà, ăn vào sẽ phát bệnh. Ở người bị bệnh này, chức năng co bóp của túi mật trở nên yếu dần, nếu ăn nhiều thức ăn có protein như trứng thì đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật. Túi mật vốn bị bệnh từ đó sinh ra các triệu trứng như đau, nôn mửa... nhiều khi còn có hậu quả nặng hơn.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà không bao giờ ăn trứng gà, bệnh nhân vẫn có thể ăn một chút ít để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng vừa đủ để không gây đau.

Theo Phạm Lý

VTV

Video liên quan

Chủ đề