Sự khác nhau giữa đánh nhau và xâm hại sức khỏe

1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

Xem thêm: Tố cáo hành vi đánh người? Xử lý hành vi đánh người gây thương tích?

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

1. Các dấu hiệu pháp lý

Các dấu hiệu pháp lý của tội này về khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan giống Điều 93. Chỉ khác Điều 93 ở dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm

Hậu quả trong CTTP của Điều 93 là nạn nhân chết, còn hậu quả của Điều l04 thể hiện ở 2 dạng:

+ Gây thương tíchlà những tổn thương gây ra trên cơ thể của người khác mà tổn thương này có thể xác định được thông qua thị giác.

Xem thêm: Xử lý người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác

+ Gây tổn hại cho sức khoẻlà những tổn thương gây ra trên cơ thể của người khác, để xác định các tổn thương này phải thông qua phương tiện khoa học kỹ thuật.

Chú ý:Để xác định tỷ lệ thương tật của nạn nhân phải căn cứ vào Thông tư số 12, thông tư liên bộ Bộ Y tế- Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành ngày 26/7/95. Dù hậu quả của tội phạm ở dạng nào thì cũng đều xác định trên cơ sở tỷ lệ thương tật –là tỷ lệ % mất sức lao động của nạn nhân do tội phạm gây ra, làm cơ sở xác định TNHS đối với người phạm tội.

2. Hình phạt

Hình phạt của Điều 104 có 4 khung:

Khoản 1:Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11 – 30% hoặc dưới 11 % nhưng thuộc 1 trong các trường hợp sau:

1. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người.

Hung khí nguy hiểm như: Dao nhọn, lê, thuốc nổ, a xít.

Thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người như: Tạt a xít nơi đông người, đốt nhà đêm khuya khi mọi người đang ngủ gây bỏng cho nhiều người.

Xem thêm: Cố ý gây thương tích phải đền bù thế nào? Bị xử phạt như thế nào?

2. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Là thương tật do tội phạm để lại vĩnh viễn trên cơ thể nạn nhân, hoặc làm mất đi một chức năng nào đó của nạn nhân như mất một miếng lưỡi làm nạn nhân nói ngọng, cụt một cánh tay. Tỷ lệ thương tật của cố tật phải dưới 11%.

Theo Nghị quyết 02/2003/HĐTPTATC thì cố tật nhẹ thuộc các dạng:

– Làm mất một bộ phận cơ thể nạn nhân như làm mất các đốt ngón tay.

– Làm mất chức năng một bộ phận cơ thể nạn nhân như thương tích làm cứng các khớp liên đốt ngón tay.

– Làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân như làm giảm thị lực mắt.

– Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân như để lại sẹo trên mặt.

3. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều ngư­ời.

4. Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ.

Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

Nạn nhân là phụ nữ đang có thai thì không cần người phạm tội có biết hay không biết là nạn nhân là người đang có thai, mà chỉ cần dựa vào kết luận giám định pháp y là người đó đang có thai.

5. Phạm tội đối với ông, bà, cha, mẹ. người nuôi dưỡng, thầy giáo cô giáo của mình

6. Phạm tội có tổ chức.

7. Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

8. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê.

9. Có tính chất côn đồ.

10. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

Nội dung các tình tiết này hoàn toàn giống Tội giết người

Xem thêm: Đánh người nhập viện, đánh người gây thương tích nặng bị xử lý thế nào?

Khoản 2:Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 3 1% đến 60%.

2. Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11% đến 30% nhưng thuộc 1 trong 10 trường hợp thuộc khoản 1.

Khoản 3:Phạt tù từ 5 năm đến 15 năm trong những trường hợp sau:

1. Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 61% trở lên

2. Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31 % đến 60% nhưng thuộc 1 trong 10 trường hợp nêu ở khoản 1.

3. Gây thương tích dẫn đến chết người: Là trường hợp phạm tội mà can phạm chỉ cố ý với hậu quả thương tích mà vô ý với hậu quả chết người (ở đây có 2 dạng hậu quả là thương tích và chết người với 2 hình thức lỗi khác nhau). Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/89/ HĐTPTANDTC ngày 19/04/89 tình tiết này phải thoả mãn 3 điều kiện sau:

* Phải có thương tích nặng là thương tích có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Ví dụ: Tổn thương động mạch, tĩnh mạch, não, cột sống, các bộ phận nội tạng trong cơ thể nạn nhân.

Xem thêm: Hướng dẫn về tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự năm 2015

* Phải có hậu quả chết người xây ra trên thực tế.

* Giữa hậu quả thương tích nặng và hậu quả chết người phải có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp không phải là thương tích nặng nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu, người có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho nạn nhân bị chết sớm hơn quy luật tự nhiên, nếu không bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết.

Khoản 4:Phạt tù từ 10 năm đến tù chung thân trong các trường hợp sau:

+ Gây thương tích làm chết tù 2 người trở lên

+ Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác: Hội tụ nhiềutình tiết ở khoản 3, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.

Xử phạt hành chính khi xâm hại sức khỏe của người khác?

Luật sư tư vấn hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Trong trường hợp nào người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác sẽ bị khởi tố hình sự? Trách nhiệm bồi thường của người thực hiện hành vi được pháp luật quy định như nào? Để tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

1. Luật sư tư vấn hành vi xâm hại sức khỏe người khác

Khi người khác có hành vi xô sát dẫn đến có người bị thương tích đây được coi là hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác. Tùy theo tính chất, mức độ mà pháp luật có các chế tài để xử lý hành vi của người có hành vi xâm phạm sức khỏe. Vậy, trong trường hợp nào người thực hiện hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Mức xử phạt đối với người có hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác;

+ Quy định pháp luật về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

+ Trách nhiệm bồi thường cho người bị hại;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe của người khác

Câu hỏi:Thưa luật sư tôi muốn hỏi: Tôi và nhóm bạn có đi hát ở quán karaoke. Khi đang hát, bạn tôi ở ngoài cửa phòng có bị một nhóm thanh niên ở xã khác gây gổ và đánh bất ngờ làm bục đầu, phải khâu 5 mũi. Thấy vậy nhóm bạn tôi có chạy ra đánh trả, và có đánh một thanh niên bên kia bục đầu phải khâu 7 mũi. Tôi lúc đó đang ngủ trong phòng hát, khi có người gọi tôi có chạy ra, nhưng lúc đó anh chị chủ quán có đuổi hết ra ngoài cổng rồi khóa cửa, tôi đứng trong sân.

Khi công an xã sang thì anh chị chủ quán mở cổng, tôi chạy ra, do thấy bạn tôi bị đánh đau nên tôi có tát thanh niên bên kia 1 cái (không phải người bục đầu, bên họ có 3 người), rồi tôi kéo thanh niên lên xe công an xã. Mấy ngày hôm sau chúng tôi bị công an đồn (công an vùng) gọi lên lấy lời khai. Rồi cho chúng tôi làm biên bản giải hòa, và biên bản từ chối giám định vết thương. Bên chúng tôi không kiện cáo gì bên kia. Công an đồn bắt phạt hành chính chúng tôi mỗi người 3 triệu (Bao gồm 7 người) và tôi nhẹ hơn thì 2tr5. Chúng tôi không đồng ý nên về, công an bảo hôm khác gọi tiếp. Thưa luật sư, công an giải quyết như vậy là đúng hay sai? Và chúng tôi bị phạt sẽ bị phạt ở mức bao nhiêu, theo nghị định nào? Và tôi đang vào đảng, đang trong thời gian theo dõi có bị ảnh hưởng gì không? xin cảm ơn luật sư. (Tình huống tôi hỏi là năm 2017)

Trả lời tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, công an giải quyết như vậy là đúng hay sai?

Thì theo thông tin bạn cung cấp giữa các bạn và một nhóm thanh niên khác có xảy ra xô sát dẫn đến có người bị thương tích đây được coi là hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác. Với hành vi này các bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự :

“Điều 104.Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

E) Có tổ chức;

G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Nếu không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì các bạn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 về hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013: “Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏecủa người khác;”

Như vậy, trong trường hợp này các bạn đã tiến hành hòa giải và từ chối giám định thương tật cũng như không kiện đối phương nhưng do hành vi của các bạn đã vi phạm pháp luật hành chính về trật tự công cộng nên vẫn bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Vì vậy việc xử phạt hành chính với mức phạt như vậy của công an xã là đúng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền của công an nhân dân:

“3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Như vậy theo quy định này thì thẩm quyền phạt tiền của trưởng công an xã tối đa không quá 2.500.000 đồng nhưng các bạn lại bị trưởng công an xã xử phạt 3.000.000 đồng là sai thẩm quyền. Nên nếu các bạn bị xử phạt 3.000.000đồng thì có thể khiếu nại về quyết định này của trưởng công an xã.

Thứ hai, các bạn sẽ bị phạt ở mức bao nhiêu và theo nghị định nào?

Theo phân tích ở trên thì các bạn có hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác nên sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ – CP.

“3.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

….

e)Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏecủa người khác;”

Thứ ba, bạn đang trong thời gian theo dõi để kất nạp đảng thì có bị ảnh hưởng gì không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam.

"Điều 1:

1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng."

Căn cứ theo hướng dẫn 01-HD/TW.

3 - Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)

3.4-Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

b)Nội dung thẩm tra

-Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Như vậy quy định của Đảng về lí lịch của người được xem xét kết nạp Đảng viên không có quy định cấm về người bị phạt hành chính sẽ không được kết nạp Đảng nên bạn vẫn được xem xét để kết nạp Đảng, tuy nhiên việc đã bị xử phạt hành chính như vậy có ảnh hưởng đến việc xem xét lí lịch cho bạn bởi đã có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Đâysẽ là một trong các căn cứ để đánh giá về phẩm chất, việc chấp hành pháp luật chủ trương đường lối chính sách của Đảng... của bạn như thế nàovà việc bạn được vào Đảng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữanhư lịch sử chính trị, những đóng góp thành tích của bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Xử phạt hành chính khi xâm hại sức khỏe của người khác?.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệluật sư tư vấntrực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Khái niệm

Hành vi của người phạm tội là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích,tổn hại sức khỏe thể hiện qua dấu vết trên cơ thể con người hoặc tổn thương khác được hiểu tổn hại cho sức khỏe mà không thể hiện thành dấu vết trên cơ thể con người.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể thường : Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự tại khoản 3,4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.Chủ thể phải có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan : là hành vi gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người khác. Những hành vi này có thể thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật hay cơ thể người khác…

– Hậu quả của tội phạm: CTTP mô tả là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe ở mức độ có tỉ lệ tổn thương cơ thể là 11% trở lên hoặc dưới tỉ lệ đó nhưng thuộc 1 số TH sau:

+ Hành vi người phạm tội dùng vũ khí cháy nổ, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, hoặc dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Ví dụ, nạn nhân hóa chất độc hại gây ngộ độc vào thức ăn chung của gia đình dẫn đến nhiều người trong gia đình bị ngộ độc )…

+ Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm

+ Đối với ông, bà , cha, mẹ , thầy cô giáo , người nuôi dưỡng, chữa bệnh, người dưới 16 tuổi , phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu ,người không có khả năng tự vệ.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ,đối với ng đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ đối với nạn nhân

+ Đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù

+ Người phạm tội có tổ chức , có tính chất côn đồ.

– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe là dấu hiệu trong CTTP. Phải xác định hậu quả này là do chính hành vi đó gây ra.