Sữa mẹ hâm rồi để ngoài được bao lâu

Sữa mẹ xuống nhiều mà bé con không sử dụng kịp sẽ khiến ngực mẹ căng tức và dễ bị viêm vú. Trong trường hợp này, các mẹ có thể hút và dự trữ sữa cho con dùng sau. Tuy nhiên, bảo quản sữa quá lâu ở môi trường bên ngoài có thể dẫn đến các vấn đề như sữa bị mất chất, bị hỏng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Theo như khuyến cáo của các tổ chức uy tín như WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam thì thời gian bảo quản lý tưởng của sữa mẹ ở môi trường bên ngoài được liệt kê như sau:

Môi trường Nhiệt độ Thời gian bảo quản
Môi trường thường 25 đến 35 độ C 4 - 6 giờ
Môi trường máy lạnh Dưới 25 độ C 6 - 8 giờ
Ngăn mát tủ lạnh Từ 4 độ C 3 - 5 ngày
Tủ lạnh mini -5 đến -10 độ C 2 tuần
Ngăn đá tủ lạnh -10 đến -18 độ C 3 tháng
Tủ đông Dưới -18 độ C 6 tháng

Lưu ý: Bạn cần làm ấm sữa (không đun sôi hay dùng lò vi sóng) trước khi cho bé sử dụng.

Khi tiến hành hút sữa, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ:

- Trước khi hút, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chứa, dụng cụ hỗ trợ hút sữa, tay và bầu vú của người mẹ.

- Để tránh lãng phí, bạn nên chủ động chia sữa và lưu trữ vào các chai hay túi trữ nhỏ có mức dung tích từ 60 - 120 ml (vừa đủ cho mỗi lần trẻ bú).

- Sữa mẹ ngay sau khi hút ra cần được bảo quản lạnh để tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn ở môi trường bên ngoài.

- Người mẹ cần nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và trách ép sữa để giữ an toàn cho sức khỏe và tạo được chất lượng sữa tự nhiên tốt nhất cho bé.

Mời bạn tham khảo các máy hút sữa đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Sữa mẹ hâm rồi để ngoài được bao lâu

Máy hút sữa điện đơn BioHealth AE Basic

Còn hàng990.000₫Xem chi tiết

Sữa mẹ hâm rồi để ngoài được bao lâu

Máy hút sữa điện đôi BioHealth IE Basic

Còn hàng1.600.000₫Xem chi tiết

- Cần chuẩn bị hút chứa sữa là các túi lưu trữ chuyên dụng, bình thủy tinh hoặc bình nhựa không chứa BPA.

- Trước khi dự trữ, cần đảm bảo các bình chứa, túi chứa đã được vệ sinh sạch sẽ.

- Cần lưu ý ghi chú vào bình hoặc túi chứa dung tích và thời gian hút sữa.

- Sắp xếp bình, túi sữa hợp lý để sữa tránh tồn lại sữa cũ gây lãng phí.

- Sữa hút ra nên đặt ngay vào ngăn mát trước rồi mới chuyển lên ngăn đá.

- Sữa bảo quản ở ngăn đá nên được chuyển xuống ngăn mát trước 12 - 24 giờ trước khi hâm nóng và cho bé sử dụng.

- Khi di chuyển sữa từ nơi này đến nơi khác cần bọc ngoài các túi dự trữ sữa để giữ vệ sinh, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo.

- Sữa sau khi được bảo quản đông lạnh có thể tăng dung tích nên bạn cần chừa một khoảng trống nhỏ với miệng bình, tránh đổ hay trào sữa gây mất vệ sinh.

- Đối với sữa được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh: Bạn chỉ cần để ở ngoài để làm tăng nhiệt độ hoặc ngâm trong nước ấm là bé đã có thể sử dụng.

- Đối với sữa được trữ đông ở ngăn đá của tủ lạnh: Bạn cần rã đông ở ngăn mát của tủ lạnh trước, sau đó hâm nóng ở nhiệt độ là 40 độ C bằng máy hâm nóng sữa hoặc ngâm ở nước ấm.

- Không nên tăng nhiệt độ máy hâm sữa quá cao, sử dụng nước quá nóng khi làm ấm sữa hoặc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì khi nhiệt độ thay đổi quá đột ngột có thể gây phá hủy một số chất trong sữa, khiến sữa bị mất chất.

- Cần kiểm tra nhiệt độ của sữa sau khi hâm nóng trước khi cho bé sử dụng để tránh tình trạng nhiệt độ quá cao gây bỏng cho bé.

- Không bảo quản lại lượng sữa mà trẻ bú dư hoặc hòa chung lượng sữa dư ấy vào sữa mới hút để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng sữa cho trẻ.

Sữa sau khi rã đông có thể có màu sắc và mùi khác với sữa mẹ, tuy nhiên nếu được bảo quản đúng cách và chú ý mức thời gian tích trữ thì sữa hoàn toàn an toàn và không bị mất đi chất dinh dưỡng ban đầu. 

Nếu đã quá thời hạn sử dụng hoặc cách bảo quản chưa đúng thì sữa mẹ có thể sẽ bị hỏng. Để phân biệt sữa còn dùng được và sữa hỏng, bạn cần chú ý những đặc điểm dễ nhận biết sau đây:

  Sữa còn dùng được Sữa đã hỏng
Mùi vị

Mùi xà phòng hoặc kim loại 

(Do sự phân tán của chất béo

Mùi chua khó chịu, mùi lên men
Hình thức Có thể bị tách ra từng lớp riêng biệt Sữa bị vón cục

Để đảm bảo an toàn vệ sinh, bạn cần kiểm tra kĩ trạng thái, mùi, vị của sữa trước khi cho bé sử dụng vì sữa hỏng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Xem thêm:

Bài viết trên cung cấp thông tin về thời gian bảo quản và các chú ý khi lưu trữ sữa mẹ. Chúc bạn luôn đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!

Cho con bú: Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Chủ Nhật ngày 15/12/2019

  • Cách kích sữa bằng máy hút sữa đơn giản các mẹ nên biết
  • Cách dùng dụng cụ hút sữa bằng tay đơn giản, hiệu quả
  • Mách bạn cách hút được nhiều sữa mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu? Đun sôi sữa mẹ quá nóng đến 70 độ C liệu có tốt hơn cho trẻ hay không? Đó đều là những băn khoăn chưa được giải đáp của chị em phụ nữ, nhất là những người mới lần đầu làm mẹ.

Chúng ta đều biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sẽ thật tuyệt nếu mẹ có đủ sữa cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và càng tuyệt vời hơn nữa nếu trong thời gian đó, mẹ có dư sữa để trữ đông. Lượng sữa này nếu bảo quản đúng cách có thể để được 3 tháng, thậm chí là lâu hơn.

Sữa trữ đông sẽ giúp con vẫn được ăn sữa mẹ trong những lúc mẹ bị ốm, mẹ phải đi làm hoặc mẹ bị mất sữa tạm thời. Tuy nhiên, nếu không nắm được kỹ thuật hâm nóng sữa sau khi trữ đông, hoặc không biết sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu, người lớn chúng ta có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn đến sức khỏe của trẻ. Nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Sữa mẹ hâm rồi để ngoài được bao lâu
Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu? Sữa mẹ sau khi vắt ra nếu không sử dụng ngay cần được bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh, bởi nếu để bên ngoài quá lâu, các vi khuẩn sẽ xâm nhập làm sữa bị chua và những dưỡng chất trong đó cũng bị biến đổi.

Sữa mẹ sau khi bỏ từ tủ lạnh ra không thể cho trẻ bú ngay, vì sữa lạnh sẽ làm tổn thương răng nướu và hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, bà mẹ cần hâm nóng sữa lên mức 37 - 40 độ C rồi mới cho trẻ bú.

Ngoài kỹ thuật hâm sữa thì việc nắm rõ sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu cũng rất quan trọng, vì nếu để quá lâu, sữa sẽ bị biến chất.

Sữa mẹ khi vắt ra để ở nhiệt độ thường có thể để được 4 giờ. Thế nhưng đối với sữa mẹ hâm nóng chỉ để được 1 giờ và chỉ hâm nóng 1 lần duy nhất. Một số thông tin cho rằng sữa này để được 24 giờ ở nhiệt độ phòng là hoàn toàn không đúng.

Sữa thừa không thể bỏ lại vào tủ lạnh để bảo quản hay trữ đông tiếp được. Cũng không được tận dụng lượng sữa này để làm sữa chua từ sữa mẹ mà bắt buộc phải đổ bỏ.

Đổ bỏ sữa thừa không phải là việc làm lãng phí, mà đó chính là cách bảo vệ sức khỏe cho con của bạn. Để trẻ bú sữa mẹ đã “quá hạn sử dụng” sẽ rất dễ làm trẻ bị tiêu chảy.

Sữa mẹ hâm rồi để ngoài được bao lâu
Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu? Sữa mẹ sau khi hâm nóng để được 1h

Có nên đun sôi sữa mẹ trên 70 độ?

Đun sôi sữa mẹ, hâm sữa mẹ 70 độ hay hâm sữa nóng quá đều là những việc làm không đúng mà các mẹ vẫn hay mắc phải.

  • Đun sôi sữa mẹ: Sẽ làm bay hơi các vitamin và đánh mất nhiều dưỡng chất, kháng thể quý giá có trong sữa mẹ. Sữa mẹ chỉ cần đun sôi quá 70 độ C là đã không còn giá trị dinh dưỡng.
  • Hâm sữa mẹ nóng quá hoặc hâm sữa đến 70 độ: Hâm sữa mẹ quá nóng (trên 50 độ C), thậm chí hâm nóng sữa mẹ đến 70 độ C mặc dù chưa đánh mất dinh dưỡng của sữa, nhưng lại là việc làm không cần thiết.

Tại sao ư? Bởi vì trẻ chỉ bú được sữa ở 40 độ C (hoặc thấp hơn một chút), nếu hâm sữa quá nóng đến tận 70 độ C thì trẻ bú vào nhất định sẽ bị bỏng. Khi ấy, bà mẹ sẽ cần để sữa ở bên ngoài cho đến khi nguội bớt. Thời gian đó, sữa mẹ chắc chắn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập.

Hâm sữa quá nóng rồi để bên ngoài cho sữa nguội bớt, kết hợp với việc không nắm rõ sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu rất dễ khiến trẻ bú phải sữa mẹ kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Hâm nóng sữa mẹ thế nào là đúng cách?

Sữa mẹ hâm rồi để ngoài được bao lâu
Sữa mẹ cần được hâm nóng đúng cách trước khi cho con bú

Sau khi biết được sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu, thì bạn cũng nên tìm hiểu về việc hâm nóng sữa mẹ sao cho đúng cách để bảo quản sữa mẹ tốt nhất. Thật ra kỹ thuật hâm nóng sữa mẹ rất đơn giản, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng có thể làm được. Chúng ta chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Lấy một lượng sữa mẹ vừa với cữ bú của con để hâm nóng. Để làm được điều này thì ngay từ khâu trữ sữa, bà mẹ đã cần trữ từng túi theo từng cữ bú. Đừng trữ quá nhiều sữa vào 1 bình hoặc túi, chúng sẽ gây lãng phí rất nhiều sữa mẹ.
  • Nếu sữa được trữ đông trong ngăn đá tủ lạnh, bà mẹ nên để xuống ngăn mát trước nửa ngày để sữa rã đông từ từ.
  • Nếu sữa đang đựng trong túi, hãy đổ sữa vào bình. Tiến hành hâm nóng sữa mẹ bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng 40 độ (có thể dùng nhiệt kế để đo) cho đến khi thấy sữa ấm đều. Không đun sôi sữa, không ngâm bình sữa vào nước quá nóng, cũng không được cho sữa vào lò vi sóng vì chúng sẽ làm sữa bị bỏng.
  • Nếu có máy hâm sữa thì chỉ cần đưa bình sữa vào máy hâm, điều chỉnh nhiệt độ ở mức 40 độ C.
  • Lắc đều bình sữa và thử độ ấm của sữa bằng cách nhỏ thử vài giọt ra tay. Không thử sữa của con bằng miệng vì miệng người lớn có thể chứa nhiều vi khuẩn, gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Cho trẻ bú ngay sau khi thấy sữa đã ấm theo đúng yêu cầu. Đổ bỏ sữa thừa hoặc mẹ uống nếu con bú không hết.

Trên đây là thông tin về việc sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu và kỹ thuật hâm nóng sữa mẹ đúng cách. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ có thêm một chút kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi con của mình.

Bảo Hân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sữa mẹ
  • cho con bú
  • mẹ và bé