Tai mũi họng thông nhau như thế nào

Các bệnh lý viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng là những bệnh lý Tai mũi họng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các yếu tố thời tiết, không khí ô nhiễm và sinh hoạt kém lành mạnh càng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tai mũi họng phát triển. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào xảy ra ở tai, mũi, họng, bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để điều trị sớm, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

 

Tai mũi họng thông nhau như thế nào

Kiểm tra họng tại khoa tai mũi họng

2. Bác sĩ tai mũi họng chẩn đoán và điều trị gì?

Khoa tai mũi họng (Ear, nose and throat) chuyên khám và điều trị các tình trạng cấp tính, mạn tính hoặc cần phẫu thuật liên quan đến tai, mũi, họng và vùng liên quan.

a. Bệnh về tai

- Bệnh tai ngoài: viêm tai ngoài, apxe tai ngoài, viêm màng bao sụn, nút ráy tai, hẹp ống tai ngoài…; 

- Bệnh tai giữa và xương chũm: viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn, bệnh vòi Eustache, viêm xương chũm cấp, viêm xương chũm mạn, thủng màng nhĩ, viêm màng nhĩ cấp, viêm màng nhĩ mạn, xơ nhĩ, polyp tai giữa…;

- Bệnh tai trong: xốp xơ tai, xốp xơ ốc tai, rối loạn chức năng tiền đình, bệnh Meniere, viêm mê nhĩ, ảnh hưởng tiếng ồn lên tai trong…; 

- Bệnh khác của tai: nghe kém, điếc, điếc đột ngột, điếc tuổi già, lão thính, đau tai, chảy dịch tai, chảy máu tai, ù tai, thính giác bất thường.

b. Bệnh mũi xoang

- Viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng phấn hoa, viêm mũi mạn tính, nghẹt tắc mũi mạn tính…;

- Viêm xoang mạn tính, viêm xoang hàm mạn tính, viêm xoang trán mạn tính, viêm xoang sàng mạn tính, viêm xoang bướm mạn tính, viêm đa xoang lâu ngày khó khỏi, đau đầu mạn tính do mũi xoang…;

- Polyp mũi xoang, nấm mũi xoang, apxe mũi, nhọt và nhọt tiền đình mũi…

c. Bệnh họng thanh quản

- Viêm amidan cấp, viêm amidan mạn, amidan quá phát, phì đại amidan, apxe quanh amidan, viêm VA, phì đại VA, các biến chứng của viêm VA…;

- Viêm thanh quản mạn tính, bệnh lý của dây thanh âm và thanh quản, polyp, phù thanh quản…;

- Viêm mũi họng, viêm họng mạn tính, apxe họng…

Tai mũi họng có cấu trúc thông với nhau, do đó khi một cơ quan bị viêm nhiễm rất dễ dẫn đến viêm nhiễm ở vị trí khác. Hơn nữa, bệnh lý tai mũi họng nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng đến não, màng não, các dây thần kinh và mạch máu. Việc khám tai mũi họng rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý tai mũi họng thông thường. Bên cạnh đó, giúp tầm soát và phát hiện sớm ung thư vòm họng, ung thư lưỡi…

Bạn nên đi khám tai mũi họng nếu có một trong những triệu chứng dưới đây:

- Thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc đau nhức vùng quanh mũi

- Ngứa, đau tai, mũi hoặc cổ họng

- Nhiễm trùng tái phát (vd: nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai, viêm họng)

- Sốt cao kèm theo đau rát họng 

- Thường bị chóng mặt 

- Ù tai 

- Nghe kém

- Mất thính giác

- Chảy mủ tai

- Chảy máu mũi

- Khàn giọng hoặc thở khò khè

- Nuốt vuống

- Vấn đề về ngửi mùi, giảm ngửi

- Các tình trạng ảnh hưởng đến giấc ngủ, ví dụ ngáy và ngưng thở khi ngủ

- Xuất hiện cục u ở bên mặt hoặc cổ

4.Các xét nghiệm khi khám tai mũi họng


 

Tai mũi họng thông nhau như thế nào

Nội soi tai mũi họng

Sau khi hỏi thăm triệu chứng cơ năng, kiểm tra mặt, tai, mũi, họng và cổ, tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

- Xét nghiệm máu

- Phết dịch mũi, họng

- Nội soi tai, mũi, họng

- Kiểm tra thính lực: đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo phản xạ cơ bàn đạp…

- X-quang

- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

- Chụp cộng hưởng từ (MRI)…

Tại Việt Nam, bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến. Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh tai mũi họng, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Để tránh bệnh lý tai mũi họng ở cả người lớn và trẻ em, cần uống nhiều nước, vệ sinh đúng cách, giữ ấm tai, cổ và đầu, đặc biệt là mùa lạnh. Bên cạnh đó, khi có triệu chứng của bệnh tai mũi họng không nên chủ quan, mà hãy đi khám sớm để được điều trị và chẩn đoán kịp thời.

Khám tai mũi họng giúp phát hiện sớm các tình trạng bệnh lý về hô hấp để điều trị kịp thời, nhất là viêm tai giữa ở trẻ em. Có 10% trẻ em nước ta mắc viêm tai giữa. Ngoài ra, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng cũng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Thời tiết khắc nghiệt, ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng đã làm cho tỷ lệ các bệnh về tai mũi họng tăng nhanh ở cả người lớn và trẻ em những năm gần đây. Song đáng sợ nhất hiện nay là covid-19, một loại virus lây lan và “giết người hàng loạt” xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi, họng.

Thế giới ghi nhận đã có hơn 3,3 triệu người tử vong do covid-19. Việt Nam đang có số ca mắc Covid-19 tăng lên từng ngày dù công tác phòng chống dịch đã thành công nhiều đợt trước đó. “Mắc các vấn đề về tai, mũi, họng lúc này chẳng khác nào tự tạo ra một cơ hội tốt cho Covid-19 dễ dàng xâm nhập, tàn phá cơ thể”. – BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM nhận định.

Tai mũi họng có cấu tạo thông với nhau thông qua các xoang. Nếu một trong số các bộ phận này bị viêm, mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào xoang và tấn công các bộ phận còn lại. Nghiêm trọng hơn, vị trí tai mũi họng còn rất gần não, màng não, các dây thần kinh, mê đạo, mạch máu lớn. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào ở tai mũi họng cũng đều có thể là mối đe dọa tới các cơ quan đầu não này.

Bác sĩ Hằng khuyên: “Bảo vệ tai mũi họng khỏe mạnh bằng nhiều biện pháp, trong đó chủ động thăm khám, tầm soát là một bước quan trọng mà người lớn, trẻ nhỏ không nên bỏ qua, nhất là trong bối cảnh covid-19 đang bùng phát trở lại”.

Khám tai mũi họng là gì?

Khám tai mũi họng là chẩn đoán và quản lý tất cả các bệnh về tai, mũi xoang, vòm mũi họng, khoang miệng, hầu họng, thanh quản (hộp thoại), cũng như các cấu trúc của vùng cổ và mặt.

Khám tai mũi họng để giải quyết bất cứ điều gì liên quan đến đầu, cổ, tai ở cả người lớn và trẻ em, bao gồm: nội soi kiểm tra các cấu trúc tai – mũi – họng – thanh quản, đo chức năng thính giác – tiền đình – thanh học.

Bác sĩ Hằng cho biết, các bệnh về tai mũi họng thường liên quan đến nhau, chẳng hạn nếu bị viêm họng thì dễ bị viêm mũi, hoặc viêm họng và mũi thì hay gây viêm xoang; viêm tai giữa thì dễ biến chứng thành viêm màng não. Do vậy, khám tai mũi họng định kỳ không chỉ giúp chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý thông thường ở khu vực này như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang… mà còn giúp tầm soát, phát hiện sớm các loại ung thư như ung thư vòm họng, ung thư lưỡi…”. (1)

Khám tai mũi họng ở đâu tốt?

Hiện nay nhiều bệnh viện, phòng khám tai mũi họng mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khắp cả nước. Song bên cạnh đó, việc mọc ra quá nhiều cơ sở y tế cũng tồn tại những mặt trái cần phải lưu tâm.

Đó là chất lượng khám chữa bệnh kém, cơ sở vật chất không được đầu tư; nhân viên y tế không đủ chuyên môn, kinh nghiệm; khám bệnh nhưng không đủ phương tiện, bác sĩ giỏi chuyên môn để điều trị; thuốc điều trị không rõ nguồn gốc… Tất cả những điều này đều không tối ưu hiệu quả khám chữa bệnh, gây tốn kém mà bệnh cũng không được chữa khỏi.

Riêng về tai mũi họng, các trung tâm Tai Mũi Họng ở Việt Nam hiện nay phần lớn chẩn đoán và phẫu thuật điều trị bệnh lý tai mũi họng với tổn thương thực thể, chưa tập trung phát triển chuyên sâu về mảng Thanh học, Thính học, Tiền đình (các chức năng giọng nói, nghe, giữ thăng bằng). Nên nếu cần phục hồi các chức năng này, không phải người bệnh cứ đến bất cứ cơ sở y tế nào cũng đáp ứng được.

Do đó, muốn thăm khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng, người dân cần tìm đến bệnh viện uy tín, có điều kiện khám chữa bệnh tốt để đảm bảo cho quá trình thăm khám và điều trị hiệu quả.

Tai mũi họng thông nhau như thế nào

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng bằng các thiết bị, máy móc hiện đại với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.

Hiện nay, Tâm Anh là một trong những bệnh viện khám tai mũi họng ở TPHCM hàng đầu trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa này. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh không chỉ có đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, mà còn có quy trình phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa trong việc chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Tâm Anh còn được trang bị hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao cho người dân, nhất là các bệnh cần điều trị chuyên sâu chưa phổ biến ở các bệnh viện hiện nay như Thanh học, Thính học, Tiền đình.

Quy trình khám tai mũi họng tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Ở mỗi bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa có thể có những quy trình khám tai mũi họng khác nhau. Riêng tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quy trình khám tai mũi họng được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên người bệnh sẽ gọi tới tổng đài để đặt hẹn lịch trước.
  • Sau khi được sắp xếp lịch, người bệnh sẽ tới bệnh viện theo lịch hẹn và được tiếp nhận tại quầy lễ tân.
  • Nhân viên lễ Tân sẽ đưa người bệnh đến chuyên khoa tai mũi họng để gặp bác sĩ.
  • Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám, kết hợp nội soi và xem xét xem người bệnh có cần phải làm thêm các xét nghiệm nữa không.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ sẽ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị.
  • Nếu bệnh không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh điều trị tại nhà.
  • Nếu bệnh nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm thủ tục nhập viện để được điều trị chuyên khoa.

Giá khám tai mũi họng ở bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là bao nhiêu? Có khám ngoài giờ không?

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện áp dụng khám tai mũi họng trong giờ. Giờ khám tai mũi họng của chúng tôi là từ 7 giờ sáng – 16 giờ chiều các ngày từ thứ 2 – thứ 7 hàng tuần.

Để đặt lịch khám tai mũi họng cũng như tìm hiểu thông tin về giá dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Người dân có thể liên hệ trực tiếp tại Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

  • Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP.Hà Nội
    Đặt lịch khám: 1800 6858
  • TP.HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
    Đặt lịch khám: 0287 102 6789 – 0287 300 6858

Các câu hỏi liên quan đến việc khám tai mũi họng

Trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh tai mũi họng tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúng tôi cũng nhận được nhiều thắc mắc của người dân về việc khám chuyên khoa này. Chúng tôi xin được giải đáp các thắc mắc theo từng câu hỏi cụ thể như sau:

1. Khám tai mũi họng có được ăn không?

Nếu chỉ khám tai mũi họng thông thường thì người bệnh vẫn được ăn uống bình thường. Tuy nhiên nếu khám họng bằng phương pháp nội soi thì người bệnh không nên ăn trong vòng 2 tiếng trước khi khám bệnh để tránh tình trạng nôn ói, trào ngược lên đường thở.

2. Khám tai mũi họng có đau không?

Hiện nay bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang áp dụng nhiều phương pháp khám và phẫu thuật các bệnh về tai mũi họng không đau, ít xâm lấn, mau phục hồi bên cạnh sự hỗ trợ của các loại máy móc, thiết bị hiện đại mà ít hoặc không có bệnh viện nào có như:

  • Máy đo tiền đình ICS Impulse của Natus – Mỹ hỗ trợ chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Hệ thống đo ảnh động nhãn đồ (VNG) và tập phục hồi chức năng tiền đình (TRV) chẩn đoán chính xác về nguyên nhân của tổn thương tiền đình (Hệ thống máy đo tiền đình hiện duy nhất chỉ có ở bệnh viện Tâm Anh là trang bị đầy đủ).
  • Hệ thống phân tích âm DIVAS và hệ thống nội soi Hoạt nghiệm thanh quản của Đức – Xion thế hệ mới nhất, phát hiện sớm tổn thương trên dây thanh, chẩn đoán chính xác nguyên nhân khàn tiếng, đo rối loạn giọng nói, rối loạn giọng hát và chẩn đoán rối loạn nuốt vùng hạ họng – miệng thực quản.
  • Máy đo chức năng thính học Interacoustic của Đan Mạch và Resonance của Ý..
  • Hệ thống kính vi phẫu mổ tai Zeiss của Đức, Hệ thống nội soi Karl Storz của Đức và hệ thống khoan bào mô Medtronic của Mỹ dùng phẫu thuật nội soi mũi xoang, nội soi vi phẫu thanh quản và mổ nội soi – vi phẫu tai dùng khoa Skeeter của Mỹ.
  • Hệ thống máy Coblator của Smith Nephew – Mỹ, Dao Plasma của Medtronic – Mỹ dùng phẫu thuật cắt Amidan, nạo VA, chỉnh hình màn hầu, đốt cuốn mũi.

3. Khám tai mũi họng có phát hiện ung thư không?

Phương pháp nội soi có thể phát hiện ung thư vòm họng. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện đang áp dụng phương pháp nội soi vào việc thăm khám, chẩn đoán ung thư sớm cho người dân với hệ thống thiết bị nội soi hiện đại như hệ thống nội soi Hoạt nghiệm thanh quản Xion của Đức và hệ thống nội soi Karl Storz của Đức.

Tai mũi họng thông nhau như thế nào

Bác sĩ Tâm Anh thăm khám tai mũi họng cho bệnh nhân

Lối sống, sinh hoạt kém lành mạnh, không khí ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt là điều kiện thuận lợi để các bệnh về tai mũi họng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh về tai mũi họng hơn cả, thường mắc bệnh viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm VA, Amidan trong mùa khô lạnh hoặc lúc thời tiết giao mùa. Bác sĩ Hằng khuyên, giữa lúc dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi thì bên cạnh áp dụng các biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên chủ động bảo vệ sức khỏe tai mũi họng cho bản thân và trẻ nhỏ.

Người dân nên vệ sinh xịt rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, thực hiện lối sống và ăn uống, vận động khoa học. Vệ sinh tai đúng cách, không nên lấy ráy tai ở các tiệm gội đầu nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ các dụng cụ lấy ráy tai không được vệ sinh, tiệt trùng. Giữ ấm mũi, miệng, họng trong mùa lạnh. Hạn chế uống nước đá để phòng ngừa nguy cơ viêm họng. Đi khám tai mũi họng định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý hoặc tầm soát ung thư vòm họng… – Bác sĩ Hằng lưu ý.