Tại sao cũng nằm trong vùng đồi núi phía Bắc những Đông Bắc lại có mùa Đông đến sớm hơn Tây Bắc

Vì sao vùng Đông Bắc có mùa đông dài hơn Tây Bắc

4 tuần trước
giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa hai vùng núi đông bắc và tây bắc? em cảm ơn
Geography
  • 0 tán thành
  • 0
  • 0
  • .
  • 2 trả lời
19:44:19 29/11/2013 bởi nguyễn hải
  • Báo nội dung xấu
3 câu trả lời
Điểm khác biệt về khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi ĐB và TB là vùng núi ĐB có mùa đông lạnh điển hình nhất cả nước, thiên nhiên tiêu biểu cho vùng cận nhiệt đới gió mùa; vùng núi TB có mùa đông ngắn hơn, đỡ lạnh hơn khu vực ĐB và thiên nhiên tiêu biểu cho vùng nhiệt đới khô, 1 số nơi là thiên nhiên của vùng ôn đới núi cao. Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi ĐB: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng ĐB có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hls cao đồ sộ chạy theo hướng tb-đn đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đb tới vùng Tb. Vì vậy mà mùa đông của vùng TB thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi ĐB. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đn bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng TB nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi TB lạnh chủ yếu do độ cao đh. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.
- sự khác nhau về đặc điểm khí hậu của hai vùng dẫn tới thiên nhiên của 2 vùng nay khác nhau.
  • 1 tán thành
  • +1
  • -0
  • .
  • 0 trả lời
23:00:53 29/11/2013 bởi Zuni Kim Anh
  • Báo nội dung xấu
Đông Bắc và Tây Bắc là 2 vùng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ- nơi có vị trí địa lý đặc biệt và nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. Đông Băc nằm ở tả ngạn sông Hồng, còn Tây Bắc nằm giũa sông Hồng và sông Cả. Tuy đều là vùng trung du, đồi núi với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh nhưng giữa Đông bắc và Tây Bắc vẫn có sự khác biệt về khí hậu và thiên nhiên:
* Về khí hậu:
- Đông Bắc: Vùng ĐB có hướng nghiêng chung là vòng cung, với độ cao trung bình, các dãy núi hành cánh cung nên hút sâu hơn các đợt gió mùa, khiến cho vùng có mùa đông lạnh, đến sớm, kéo dài, kết thúc muộn. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhật nước ta.
- Tây Bắc: Vùng Tây Bắc có hướng nghiêng chung là Tây Bắc- Đông Nam với các dãy núi cao, đồ sộ nhất cả nước cùng với đó dãy Hoàng Liên Sơn chắn các đợt gió mùa ĐB nên ở đây mùa đông đến muộn và thường kết thúc sớm, chủ yếu lạnh bởi địa hình.

  • 0 tán thành
  • +0
  • -0
  • .
  • 0 trả lời
21:50:51 12/12/2013 bởi Zuni Phạm Dương
  • Báo nội dung xấu

Gợi ý: đây là những ý lớn nên có, còn kiến thức chi tiết để hoàn thành câu hỏi thì bạn tham khảo ở trên nhé
1. Giới thiệu vị trí 2 vùng
2. Giới thiệu khái quát sự khác biệt khí hậu, thiên nhiên 2 vùng
Chú ý:

Khí hậu: cùng có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu có màu đông lạnh. Nhưng Đông Bắc có mùa đông lạnh và dài hơn, đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc (thường 3-4 tháng, nhiệt độ TB 3 tháng đông dưới 18 độ C, thậm chí 14-15 độ)

Thiên nhiên: Tây Bắc có cả những sinh vật nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (ví dụ)

Nếu là câu hỏi lớn thì ý 2 có thể làm chi tiết hơn)

3. Giải thích sự khác biệt

Chủ yếu là sự khác biệt về địa hình 2 vùng

- Khí hậu:

+ Đông Bắc: vị trí đón trực tiếp gió màu Đông Bắc, hơn nữa 4 cánh cung núi (kể tên) mở ra ở phía bắc và chụm lại ở Tam Đảo, tạo địa hình dạng phễu có tác dụng hút mạnh gió mùa ĐB, nên có mùa đông lạnh, khắc nghiệt, kéo dài nhất

+ Tây Bắc: có dãy HLS cao và đồ sộ nhất cả nước ở phía đông của vùng, có tác dụng lớn trong việc ngăn và làm suy giảm ảnh hưởng của gm ĐB, nên mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn, bớt lạnh hơn

- Thiên nhiên:

+ Tây Bắc: do có dãy HLS cao nhất cả nước (3143m), xuất hiện cả sinh vật nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, xuất hiện đất mùn thô núi cao

Bạn dựa vào gợi ý làm lại theo cách của mình nhé. Chcus bạn học tốt :)

  • 0 tán thành
  • +0
  • -0
  • .
  • 0 trả lời
12:49:14 17/12/2013 bởi Zuni Lại Thủy
  • Báo nội dung xấu
Chào bạn, bạn chưa đăng nhập!
Hãy đăng nhập bằng tài khoản hoặc đăng ký tài khoản để viết bình luận.

Khái quát về sự phân hóa theo Đông – Tây của thiên nhiên nước ta

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

Thứ nhất: Vùng biển và thềm lục địa

– Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lầ diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

– Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.

Thứ hai: Vùng đồng bằng ven biển

– Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với đất đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

– Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.

– Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm pha khá phổ biến; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

Thứ ba: Vùng đồi núi

– Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

– Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, ở vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.