Tại sao feishu không mở được

ByteDance đang chuẩn bị tung ra bộ công cụ văn phòng giống như sản phẩm của Google ngay trong tháng này vì công ty muốn mở rộng hoạt động ra ngoài phạm vi chia sẻ những đoạn video ngắn, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận với kế hoạch cho biết.

ByteDance trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới nhờ vào sức mạnh của các ứng dụng có sức lan truyền như TikTok và ứng dụng tổng hợp tin tức Toutiao. Vào tháng 4.2019, công ty lặng lẽ thử phát hành một ứng dụng làm việc từ xa có tên Lark kết hợp các yếu tố của những công cụ văn phòng phổ biến từ trước đó bao gồm Slack, Dropbox, Google Docs và Skype. Hiện tại ByteDance đang trong quá tình đại tu Lark, tập trung vào quản lý tệp, chỉnh sửa tài liệu và chương tình bảng tính dữ liệu dựa trên nền tảng đám mây, tương tự như G Suite của Google.

Cho đến nay Lark mới chỉ có thử nghiệm khiêm tốn tại các thị trường nước ngoài như Mỹ, Singapore và Ấn Độ. Việc triển khai sản phẩm rộng khắp sắp tới sẽ bắt đầu ở Trung Quốc. Bằng cách tập trung trước tiên vào thị trường quê nhà và nhắm mục tiêu đến người dùng cá nhân, ByteDance sẽ có cơ sở nắm bắt nhu cầu tiềm năng ở những nước xuất hiện dịch Covid-19, những người thân cận với kế hoạch cho hay. Bước đi này cũng sẽ giúp công ty tránh khỏi sự cạnh tranh ban đầu với G Suite vốn có lợi thế từ vị trí vững chắc hiện tại và lợi thế quảng cáo đến hàng tỉ tài khoản Google.

Công ty mẹ của TikTok ban đầu tạo ra Lark như một công cụ nội bộ, nhưng bộ phận doanh nghiệp của ứng dụng này đang nỗ lực hết sức để Lark phát triển vượt xa công nghệ tiêu dùng. Bộ phận này hiện có một đội ngũ hơn 1.700 người, do Phó chủ tịch Xie Xin, người trực tiếp báo cáo cho Giám đốc điều hành ByteDance Zhang Yiming, dẫn dắt.

Thị trường toàn cầu dành cho các ứng dụng làm việc đã tăng từ 14,8 tỉ USD năm 2018 lên 16,5 tỉ USD trong năm ngoái, theo dữ liệu của nhà cung cấp thông tin thị trường công nghệ IDC. Ngay cả những người chơi lâu năm như Microsoft và Slack Technologies vẫn còn nhiều cơ hội tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này, và nhờ đó ByteDance cũng có thêm động lực thúc đẩy nhu cầu tăng trưởng đột ngột ở thị trường quê nhà đại lục.

\n

Dịch Covid-19 đã khiến hàng triệu nhân viên Trung Quốc không thể đến văn phòng làm việc. Họ buộc phải chuyển qua các công cụ trực tuyến, ứng dụng làm việc từ xa để duy trì hoạt động kinh doanh. DingTalk thuộc Alibaba Group là ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên iOS App Store khắp Trung Quốc trong nhiều tuần, bám sát là ứng dụng Tencent Conference. Song, mặc dù được sử dụng miễn phí, nhưng người dùng lại bị khóa trong hệ sinh thái của các công ty mẹ tạo ra những ứng dụng này. Đó là lý do tại sao Tencent nhanh chóng nâng cấp các ứng dụng làm việc như WeChat Work trong giai đoạn đặc biệt này để giúp đỡ giáo viên và nhân viên trong các ngành nghề khác. Giống như hai đối thủ lớn, ByteDance cũng nhanh chóng bắt nhịp trong bối cảnh dịch bệnh lan nhanh. Tháng trước, công ty mẹ của TikTok đã cung cấp cho người dùng ứng dụng hội nghị video độc lập tên là Feishu Conference.

Mặc dù nhỏ bé so với các đại gia công nghệ trong nước, nhưng sự hiện diện của ByteDance được xem là mối đe dọa, ít nhất là trong mắt của Tencent. Ông lớn này đã phản ứng bằng cách chặn việc chia sẻ liên kết tới Feishu trên ứng dụng WeChat, giống như động thái đã làm trước đó với Douyin, phiên bản Trung Quốc của TikTok.

“Thị trường phần mềm doanh nghiệp ở Trung Quốc đang tụt lại so với Mỹ ít nhất 10 năm. Cho nên, nó còn một quãng đường dài để đi. Những hãng công nghệ lớn ở Trung Quốc muốn làm mọi thứ. Nếu họ đã tìm thấy một lĩnh vực mà ở đó một mô hình kinh doanh đã được chứng minh, thì họ đều sẽ tham gia, sao chép và cạnh tranh với nhau”, Eric Ye, đối tác đồng sáng lập của Eminence Ventures, công ty đầu tư tập trung vào phần mềm doanh nghiệp có trụ sở tại Thượng Hải, nói.

Vào ngày 2/2/2021, TikTok (Douyin) chính thức đệ đơn lên Tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh để kiện Tencent độc quyền. Đây là vụ kiện chống độc quyền đầu tiên tại Trung Quốc giữa các nền tảng Internet kể từ khi dự thảo “Hướng dẫn chống độc quyền trong lĩnh vực kinh tế nền tảng” được công bố vào cuối năm 2020.

Tại sao feishu không mở được

TikTok lập luận rằng Tencent hạn chế người dùng chia sẻ nội dung từ ứng dụng video ngắn này thông qua WeChat và QQ, động thái cấu thành “hành vi độc quyền lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh” bị cấm bởi Luật chống độc quyền.

TikTok yêu cầu tòa án ra lệnh cho Tencent dừng ngay hành vi này, đăng thông báo công khai nhằm loại bỏ tác động bất lợi, đồng thời bồi thường cho Douyin thiệt hại kinh tế và các chi phí hợp lý là 90 triệu NDT (khoảng 320 tỷ đồng). Tính đến thời điểm hiện tại, Tencent chưa phản hồi về vấn đề này.

Vào ngày 7/1/2021, Tạ Hân, Phó chủ tịch của ByteDance, đã công khai tuyên bố do nền tảng mở WeChat bị đóng cửa, ứng dụng WeChat Feishu Document bị mắc kẹt trong quá trình xem xét gần hai tháng. Trong quá trình này, Tencent không đưa ra bất kỳ phản hồi hay lý do nào và chỉ nói rằng “ứng dụng đang được xem xét bảo mật” mà không xử lý thêm.

Tạ Hân nhận định việc đánh giá nền tảng mở WeChat “luôn là một bí ẩn chưa được giải đáp”. Ngay cả khi trạng thái đánh giá trở thành “Đã đạt”, WeChat có thể cấm sản phẩm này mà không có lý do. Hai ứng dụng WeChat khác của ByteDance cũng bị đối xử tương tự. Đồng thời, các liên kết thường được sử dụng dưới tên miền Feishu từ trước đến nay không thể truy cập ổn định trên WeChat, điều này ảnh hưởng đến việc đăng nhập, tải xuống hoặc sử dụng Feishu bình thường của người dùng.

Theo báo cáo công khai, vào tháng 4/2018, WeChat và QQ bắt đầu cấm Douyin và những người dùng chia sẻ liên kết TikTok đến các nền tảng trên không thể chơi bình thường và quá trình này đã kéo dài gần ba năm. Trong đơn khiếu nại, TikTok tuyên bố các ứng dụng nhắn tin tức thời đã trở thành ứng dụng cơ bản có quy mô người dùng Internet lớn nhất, tỷ lệ thâm nhập cao nhất và tỷ lệ sử dụng cao nhất.

Người dùng hoạt động hàng tháng của WeChat và QQ lần lượt vượt quá 1,2 tỷ và 600 triệu. Cùng với chức năng giao tiếp, chia sẻ tức thì và hiệu ứng mạng, người dùng hầu như không thể rời bỏ hàng loạt. Ngoài ra, hiện không có nhà mạng nào khác trên thị trường có thể cung cấp dịch vụ tương đương với WeChat và QQ. Điều này có nghĩa là Tencent “có một vị trí thống lĩnh thị trường”.

TikTok cho rằng lệnh cấm của Tencent là một dấu hiệu của việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Lệnh cấm không chỉ gây tổn hại đến quyền và lợi ích của người dùng, làm gián đoạn hoạt động bình thường của các sản phẩm và dịch vụ của TikTok mà còn loại bỏ và hạn chế cạnh tranh trên thị trường.  

Vào cuối năm 2020, Trung Quốc đã ban hành “Hướng dẫn chống độc quyền trong lĩnh vực kinh tế nền tảng (Dự thảo để lấy ý kiến)”. Tài liệu chỉ ra các hành vi có thể trở thành biểu hiện của việc lạm dụng vị thế thống trị và những trường hợp độc quyền kinh doanh.

Trước đó, giới chức Trung Quốc đề xuất tăng cường chống độc quyền, ngăn chặn tình trạng bành trướng tư bản mất trật tự, nhấn mạnh việc “chống độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh là hoàn thiện hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và là yêu cầu vốn có của sự phát triển”.

Theo Lý Tuấn Tuệ, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Sở hữu Trí tuệ thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, khi thị phần của bất kỳ nền tảng nào đạt đến một mức nhất định, hoặc mức độ tập trung thị trường đạt đến một tỷ lệ nhất định, nó sẽ trở thành nền tảng có vị trí thống lĩnh thị trường. Các nền tảng này có thể ảnh hưởng bởi xu hướng “cái lớn thì luôn lớn”, dẫn đến cạnh tranh thị trường mất cân bằng, phá vỡ trật tự cạnh tranh thị trường bình đẳng, làm giảm sức sống của thị trường, và thậm chí cả sự đổi mới kìm hãm.

Việc “2 chon 1” (quy tắc cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc - PV) tương tự có thể không bị coi là “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” vào 5 năm trước và có thể bị coi là “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” vào 5 năm sau. Lý Tuấn Tuệ tin rằng logic cốt lõi nằm ở chỗ liệu “2 chọn 1” này xảy ra ở một doanh nghiệp dựa trên nền tảng hay công ty đã có “vị trí thống lĩnh thị trường” và được thực hiện theo mong muốn chủ quan của doanh nghiệp dựa trên nền tảng. 

Địch Ngụy, Giám đốc Điều hành kiêm Phó Giáo sư của Trung tâm Nghiên cứu Luật Cạnh tranh của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Đông Trung Quốc, cho biết đối với hành vi độc quyền của các công ty nền tảng kỹ thuật số siêu lớn, phải dùng góc nhìn vĩ mô hơn để đánh giá toàn diện, không bó hẹp trong một thị trường nhất định, một hành vi nhất định.