Tại sao không có tiền 30 đồng

Tiền giấy mệnh giá 30 đồng bất chấp quy luật kinh tế​

06:22 - 09/08/2021 THANH NIÊN

Trinh Nguyễn​

Hai lần được in và phát hành, tuy nhiên tiền giấy 30 đồng sau đó không được tiếp tục in nữa.

Tờ 30 đồng seri chữ nhỏ
TƯ LIỆU CUỐN LỊCH SỬ ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM


Hai lần in và phát hành​

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ tiền phát hành năm 1978 là bộ tiền đầu tiên đơn vị này phát hành trong phạm vi cả nước, mở ra một trang mới trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Trước đó, dù hệ thống ngân hàng hai miền Nam - Bắc đã được hợp nhất vào tháng 7.1976, nhưng mỗi miền vẫn tạm thời lưu hành đồng tiền riêng. Bộ tiền năm 1978 này gồm cả tiền kim loại và tiền giấy. Về tiền giấy, bộ tiền phát hành gồm các tờ có mệnh giá: 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng.
Sách Lịch sử đồng tiền Việt Nam cho biết: Sau đợt phát hành năm 1978, tới năm 1980, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung 4 loại tiền giấy: 2 đồng, 10 đồng, 30 đồng và 100 đồng. Như vậy, đợt phát hành năm 1980 có tiền giấy 30 đồng. Tiền giấy 30 đồng này có kích thước 144 x 71 mm, màu tím hồng. Trong tư liệu ảnh có hình tiền giấy 30 đồng, seri chữ lớn in vào năm 1980 và tiền giấy 30 đồng seri chữ nhỏ in vào năm 1980.
Cũng theo sách Lịch sử đồng tiền Việt Nam, tới năm 1985, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đợt phát hành tiền tiếp theo. Đợt này có điểm đặc biệt là Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định cho phép Ngân hàng Nhà nước đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước cũ bằng 1 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước mới. Đợt đổi tiền này bắt đầu từ 14.9.1985, là một phần trong cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền nhằm mục đích điều chỉnh và ổn định sức mua của đồng tiền.
Lần thu đổi tiền này chỉ thực hiện với các loại tiền có mệnh giá từ 20 đồng trở lên và chỉ phát hành tiền giấy, không phát hành tiền kim loại. Các mệnh giá tiền gồm: 5 hào, 1 đồng, 3 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng.
Như vậy, ở đợt phát hành tiền năm 1985, Việt Nam tiếp tục có tiền giấy 30 đồng. Tờ tiền này kích thước 150 x 75 mm, màu xanh - hồng. Mặt trước in mệnh giá ba mươi đồng và số 30. Mặt sau in hình ảnh chợ Bến Thành.

Trái quy luật và vận động thay đổi tư duy​

Tờ tiền 30 đồng của Việt Nam là một tờ tiền hiếm và đặc biệt. Thông thường, các đồng tiền có quy tắc mệnh giá là 1 - 2 - 5. Có nghĩa là các tờ tiền sẽ có mệnh giá 1 - 2 - 5 - 10 - 20 - 50 đồng... Điều này giúp người tiêu dùng tiền có thể tạo ra những tổng tiền mong muốn với phép tính tối ưu nhất. Việc sử dụng quy tắc này cũng sẽ góp phần giảm thiểu chi phí in tiền, nhưng ở Việt Nam, tiền 30 đồng còn được phát hành tới 2 lần.
Về tiền giấy 30 đồng này, cuốn Lịch sử đồng tiền Việt Nam chỉ cung cấp thông tin hình dáng, năm phát hành và không có bình luận đặc biệt gì. Tuy nhiên, thông tin trong cuốn sách cho biết, vào đợt in bổ sung tiền năm 1987, các tờ tiền được in đều có mệnh giá lớn hơn nhiều lần so với các tờ tiền năm 1985. Theo đó, sau đợt đổi tiền tháng 8.1985, lạm phát tăng nhanh, ngân sách thiếu hụt, tiền mặt thiếu trầm trọng. “Lượng tiền phát hành vào lưu thông rất lớn. Thống kê cho thấy, năm 1986, một năm sau ngày đổi tiền, mức tiền phát hành vào lưu thông bằng 4,7 lần năm 1985; năm 1986 bằng 3,6 lần năm 1986; và năm 1988 bằng 5,3 lần năm 1987, dẫn đến việc phải phát hành bổ sung 1987 - 2000”, sách viết.
Có thể thấy, cả 2 lần phát hành tờ tiền 30 đồng này đều trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo. Lúc này, cả nước đang chật vật với kinh tế kế hoạch, tư duy duy ý chí trong kinh tế. Những quan điểm cởi trói kinh tế bao cấp cũng đã xuất hiện, song không phải ở đâu cũng được ủng hộ.
Cuốn Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 - 1989 của nhà nghiên cứu Đặng Phong cũng chỉ ra những biến động trong thời kỳ của 2 lần in tiền 30 đồng này. Theo đó, vào những năm 1979 - 1980 có phong trào phá rào với chủ trương bung ra, cởi trói cho sản xuất. Việc này tuy có tháo gỡ được khó khăn, hé mở hướng đi mới, nhưng theo ông Đặng Phong, “đã gọi là phá rào thì ít nhiều đều vi phạm tính kỷ cương nói chung và khó tránh khỏi những hiện tượng lộn xộn mất trật tự”.

https://m.thanhnien.vn/van-hoa/tien-giay-menh-gia-30-dong-bat-chap-quy-luat-kinh-te-1427951.html

Tiền 30 đồng huyền thoại của Việt Nam
Tại sao không có tiền 30 đồng
    
Tại sao không có tiền 30 đồng

Việt Nam từng phát hành tờ tiền giấy có trị giá 30 đồng, đây được coi là tờ tiền giấy đặc biệt ở cả Việt Nam và trên thế giới bởi nó được phát hành trái với quy tắc 1-2-5 về mệnh giá đồng tiền.

Về quy tắc 1-2-5

Thông thường trên thế giới, quy tắc chung của mệnh giá đồng tiền là 1-2-5 nghĩa là các tờ tiền sẽ có các mệnh giá như 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng hay 10 ngàn đồng, 20 ngàn đồng, 50 ngàn đồng chứ không có các đơn vị tiền tệ khác trong dãy số từ 1 đến 9.

Lý do là ví nó liên quan đến các phép tính toán học cơ bản: 3 mệnh giá 1,2,5 có 2 mệnh giá lẻ và 1 mệnh giá chẵn cho ra các phép tính tối ưu nhất. Các mệnh giá này khi cộng trừ nhau trở nên đơn giản hơn so với việc dùng các tờ tiền có mệnh giá là 3,4,6,7,8,9.

Ngoài ra việc sử dụng quy tắc 1-2-5 sẽ góp phần giảm thiểu chi phí in tiền tiết kiệm ngân sách cho quốc gia so với việc phải in nhiều tờ tiền khác.

Tờ tiền 30 đồng duy nhất trong lịch sử Việt Nam

Tờ tiền giấy 30 đồng được phát hành lần đầu tiên vào năm 1981, đây được coi là một loại tiền giấy đặc biệt bởi trong khi cả thế giới đã áp dụng rộng rãi và công nhận sự hợp lý của quy tắc 1-2-5 thì Việt Nam vẫn cho tung ra tờ 30 đồng.

Tại sao không có tiền 30 đồng

Mặt Trước hình Quốc Huy và Bác Hồ, mặt sau là hình bến cảng Nhà Rồng.

Từ lúc được phát hành ra thị trường, tờ tiền giấy 30 đồng đã cho thấy nhược điểm của nó, lúc đó người dân phải  kẹp 3 tờ 30 đồng và 1 tờ 10 đồng để xếp thành 100 đồng mà không xếp được bằng nhau vì kích thước mỗi tờ tiền lại khác nhau.

Cho đến năm 1985 Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục phát hành tờ 30 đồng lần thứ 2. Lúc này, sau khi trải qua 5 năm sử dụng và nhiều người nhận thấy nhược điểm của tờ tiền 30 đồng lên tiếng phản đối. Tuy nhiên Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ngày đó là Tiến sĩ Nguyễn Duy Gia giải thích: Chúng ta đã tiêu loại tiền 30 đồng, còn bà con nào muốn cặp tròn thì dùng 3 loại 5+2+3=10.

Tại sao không có tiền 30 đồng

Tờ tiền 30 đồng được phát hành vào 1985 với mặt trước là chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn mặt sau là chợ Bến Thanh

Chính sự cố chấp này khiến tờ 30 đồng tiếp tục được phát hành lần 2 gây ra một sự lãng phí không hề nhẹ trong lịch sử tiền tệ.

Sau đó Ngân hàng Nhà nước đã phải thu hồi tờ giấy bạc 30 đồng chỉ sau một thời gian lưu hành ngắn ngủi. Không một ai chịu trách nhiệm về sự lãng phí, thiếu nghiên cứu để in ra loại tiền 30 đồng, không phù hợp trong lưu thông tiền tệ này.

Việt Nam không phải là nước duy nhất từng phát hành mệnh giá 3.

Không phải chỉ riêng Việt Nam, Malaysia, Hoa Kỳ và Canada từng phát hành tờ tiền có mệnh giá 3 đồng khi quy tắc 1-2-5 chưa được phổ biến rộng rãi.

Tại sao không có tiền 30 đồng

Đồng xu 3 dollars của mỹ từng được phát hành vào những năm 1854, đến nay không mấy ai biết về đồng tiền này.

Tại sao không có tiền 30 đồng

Đồng 30 Ringgit được phát hành vào những năm 1959 của Malaysia.

Tại sao không có tiền 30 đồng

Đồng tiền xu 30 đồng của Canada đến nay vẫn được lưu hành.

  • Tại sao không có tiền 30 đồng

    Hàng nghìn m.a-n.ơ-ca.n.h hình dáng kích thước như người, ăn mặc đủ loại trang phục khác nhau đổ bộ xuống vỉa hè đường Dốc Lã Ninh Hiệp để đón khách. Hình ả...

  • Tại sao không có tiền 30 đồng

    Đang đi mà gặp trời mưa thì phải che cho xe trước, đôi lốp có giá ngang lốp Lexus hay có người gạ đổi ngang chiếc SH cáu cạnh… đó là câu chuyện về chiếc xe đạ...

  • Tại sao không có tiền 30 đồng

    Còn hơn hai tháng nữa mới tới hội Gióng (mồng chín tháng tư âm lịch) ở Phù Ðổng, ngôi làng nằm ven sông Ðuống thuộc huyện Gia Lâm, ...

  • Tại sao không có tiền 30 đồng

    Từ khi biết giá trị của bảo vật, các cụ cao niên luôn cử người trông nom. Thế nhưng, kẻ gi.an đã nhiều lần c.ắt 3 lớp cửa… Đỉnh cao của nghệ thuật tạo tá...

  • Tại sao không có tiền 30 đồng

    Nằm ở ngoại thành Hà Nội, căn biệt thự Pháp cổ có tuổi đời hơn 100 năm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng, mát lạnh vào m&...

  • Tại sao không có tiền 30 đồng

    Điều thú vị nhất khi tham quan làng gốm Bát Tràng là du khách được trực tiếp tham quan các nghệ nhân làm ra những sản phẩm vô cùng tinh tế, đặc biệ...

-37.5%

Tại sao không có tiền 30 đồng

Tại sao không có tiền 30 đồng

-19.0%

Tại sao không có tiền 30 đồng

Tại sao không có tiền 30 đồng

Tại sao không có tiền 30 đồng

-17.6%

Tại sao không có tiền 30 đồng

-8.6%

Tại sao không có tiền 30 đồng

-29.1%

Tại sao không có tiền 30 đồng

Tại sao không có tiền 30 đồng

Tại sao không có tiền 30 đồng

-33.3%

Tại sao không có tiền 30 đồng

Tại sao không có tiền 30 đồng