Tại sao mặt lại bị rỗ

Sau quá trình điều trị mụn, nhất là những loại mụn viêm, nặng thường rất dễ để lại sẹo. Hoặc có những người không bị mụn nhưng vẫn bị sẹo rỗ trên mặt. Bạn có muốn biết lý không. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết Tại sao bị sẹo rỗ nhé.

Bệnh nhân bị mụn, đặc biệt là mụn nặng, viêm, rất thường xuất hiện một số sẹo. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu điều tra tỷ lệ bị sẹo ở 185 bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị tại một phòng khám cho thấy 95% có sẹo ở đâu đó trên mặt hoặc cơ thể của họ.

Không phải ai cũng dễ bị sẹo mụn như nhau. Sự khác biệt của từng cá nhân trong hệ thống miễn dịch và di truyền sẽ giải thích tại sao một số cá nhân dễ bị sẹo hơn.

Quá trình chữa lành mụn có thể tạo ra ba loại sẹo mụn:

  1. Sẹo lõm: do mất một protein quan trọng của da gọi là collagen. 
  2. Sẹo lồi: được nâng lên do sự tăng sinh collagen.
  3. Superficial macular: là những “vết sẹo” tạm thời liên quan đến việc da bị sẫm màu sau khi vết thương do mụn lành lại. Đây còn được gọi là chứng tăng sắc tố . Có một số tranh cãi về việc liệu đây có thực sự là những vết sẹo hay không vì chúng sẽ mờ dần theo thời gian – thường là trong vòng 3-18 tháng

Tại sao mặt lại bị rỗ

Sẹo rỗ được phân biệt theo đáy và hình dạng của chúng

Sự hình thành sẹo mụn diễn ra theo 4 bước:

Bề mặt của cơ thể được bao phủ bởi các nang lông siêu nhỏ tạo ra những sợi lông nhỏ cùng với dầu. Những nang này, thường được gọi là lỗ chân lông, có thể bị tắc nghẽn.

Một khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dầu thường thoát ra bề mặt sẽ bị giữ lại bên trong và tích tụ. Vi khuẩn mụn trứng cá phát triển mạnh trên da dầu và sinh sôi bên trong. Lỗ chân lông nở ra và thành lỗ chân lông bị vỡ bên trong. Hệ thống miễn dịch phản ứng với tình trạng viêm, bao gồm đỏ, sưng và sự xâm nhập của các tế bào bạch cầu. Điều này tạo thành mụn.

Nếu lỗ chân lông bị tắc nghẽn vỡ ra vào các lớp sâu hơn của da, nó có thể phát triển thành một tổn thương mụn viêm nặng hơn (đường kính trên 5nm), giống như nốt hoặc u nang . Bất kỳ loại tổn thương do mụn viêm nào cũng có thể để lại sẹo, nhưng các nốt sần và mụn nang dễ bị sẹo hơn.

Cơ thể sử dụng chứng viêm để sửa chữa các mô da. Quá trình làm sạch này thường dẫn đến tổn thương các tế bào và mô khỏe mạnh lân cận. Sau khi tình trạng viêm thuyên giảm, cơ thể bắt đầu sửa chữa các tổn thương tế bào và mô, bằng cách kích thích sản xuất collagen

Lượng collagen cơ thể sản xuất kiểm soát sự hình thành sẹo. Nếu cơ thể sản xuất quá ít collagen, sẹo lõm sẽ hình thành. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều collagen, sẹo lồi sẽ hình thành.

Quá trình chữa lành mụn tự nhiên có thể khác nhau rất nhiều giữa các cá nhân. Nghiên cứu cho đến nay đã tập trung vào việc kiểm tra:

  1. Hệ thống miễn dịch 
  2. Di truyền học 

Hệ thống miễn dịch kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể chúng ta. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch có thể kiểm soát phản ứng phục hồi da sau khi nổi mụn.

Tại sao mặt lại bị rỗ

Hệ thống miễn dịch của một người vô cùng quan trọng quyết định họ có bị sẹo rỗ hay không

Những người không dễ bị sẹo mụn trứng cá cho thấy phản ứng viêm ban đầu mạnh mẽ có hiệu quả trong việc sửa chữa mô nhanh chóng. Sau khi mô được sửa chữa, phản ứng viêm này trở lại mức bình thường.

Những người dễ bị sẹo mụn trứng cá cho thấy tình trạng viêm yếu hơn và chậm / kéo dài, không hiệu quả trong việc sửa chữa mô. Tình trạng viêm mãn tính có thể gây tổn hại đến mô da và gây ra sẹo mụn.

Di truyền là một trong những lời giải thích tại sao một số người dễ bị sẹo mụn hơn những người khác. Các nhà khoa học cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện này, cũng như xác định các gen liên quan tiềm năng khác.

Về lý thuyết, các tổn thương do mụn và các vết thương khác có thể lành lại mà không hình thành sẹo. Chúng tôi biết điều này bởi vì các vết thương trong miệng lành mà không có sẹo hoặc chỉ có vết sẹo nhỏ. 

Tại sao mặt lại bị rỗ

Những loại mụn viêm đỏ như hình rất dễ hình thành sẹo rỗ nếu tự nặn tại nhà


Tuy nhiên, ở thanh thiếu niên và người lớn, như chúng ta đã thấy, các tổn thương do mụn trứng cá thường để lại sẹo. Các nhà nghiên cứu đang liên tục nghiên cứu quá trình tạo sẹo để hiểu cách ngăn ngừa nó. Hiện tại, tuyến phòng thủ tốt nhất mà chúng ta có để chống lại sẹo mụn là sử dụng các phương pháp điều trị mụn trứng cá đã được chứng minh , làm giảm nguy cơ nổi mụn và cuối cùng có thể để lại sẹo.

>>>>> XEM THÊM <<<<<

Rỗ mặt là tình trạng thẩm mỹ khó cải thiện nếu không áp dụng phương pháp phù hợp. Trước tiên hãy tìm ra nguyên nhân gây mặt rỗ là gì để  phòng và điều trị đúng cách.

Tại sao mặt lại bị rỗ

Nguyên nhân gây mặt rỗ – bạn đã biết?

Mặt rỗ do sẹo mụn để lại

Tại sao lại bị rỗ mặt? Đây là một trong số những câu trả lời. Mụn là tác nhân gây ra sẹo rỗ. Sau khi nhân mụn bị lấy đi thì dễ để lại sẹo. Đặc biệt, khi bạn nặn mụn không đúng cách, không giữ vệ sinh thì sẽ làm cho bề mặt da tổn thương sâu và nhiễm trùng để lại sẹo rỗ nặng nề. Chính vì thế khi da bị mụn thì chúng ta nên biết cách kiềm chế sờ mụn, bỏ thói quen dùng tay lấy cồi mụn.

Ngoài ra, khi da bị mụn nhiều, mọc quá lâu không được điều trị thích hợp thì sẽ gây nên sự hoại tử vết mụn, các khối mô sẽ bị mất đi tạo nên những vết sẹo rỗ trên mặt. Thêm vào đó, massage da mặt, đắp mặt nạ trong khi bị mụn trứng cá cũng góp phần làm tổn thương lan rộng và sâu.

Do sẹo thủy đậu gây ra

Sẹo thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là di chứng của các nốt thủy đậu gây mất thẩm mỹ và khó làm đầy lại. Nguyên nhân là do tổ chức nguyên bào sợi bị tổn thương nặng ở lớp trung bì, làm ức chế quá trình tự làm liền vết thương và thiếu hụt nghiêm trọng các hệ thống liên kết dưới da như collagen, acid hyaluronic, chất nền tảng…

Do thói quen rửa mặt không đúng cách

Da mặt bị rỗ do nguyên nhân gì? Đây là một trong những lý do mà bạn có thể không biết. Rửa mặt mạnh tay bằng khăn cũng có thể khiến da bị tổn thương, để lại sẹo. Do đó, sau khi rửa mặt xong, nên để da tự khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm chấm nhẹ chứ không được chà xát mạnh.

Tại sao mặt lại bị rỗ

Thói quen rửa mặt không đúng cách có thể làm da mặt bị rỗ.

Chế độ ăn không khoa học

Thường xuyên tiêu thụ vào cơ thể những thức ăn nhanh, thực phẩm qua chế biến và rượu gián tiếp cản trở quá trình lành vết thương, gây sẹo lâu dài. Nhất là khi vùng da của bạn đang có dấu hiệu kích ứng, hãy có chế độ ăn uống khoa học hơn.

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng

Tiếp xúc với ánh nắng tiềm ẩn nguy cơ gây ra sẹo mụn. Bức xạ của tia cực tím khiến cho nốt mụn bị thâm khó lành. Hãy bảo vệ làn da với các loại kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15 và bôi trước khi ra ngoài khoảng 15 phút và bôi lại sau vài giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tại sao mặt lại bị rỗ

Tiếp xúc với ánh nắng tiềm ẩn nguy cơ gây ra sẹo mụn.

Nguyên nhân gây mặt rỗ do viêm nang lông

Tình trạng viêm nang lông, khi bị viêm nhiễm sẽ sưng tấy đỏ da đồng thời ăn sâu xuống dưới, lan sang vùng lân cận, khiến nang lông bị khoét rộng và sâu. Trong khi đó, bên trong nang lông vẫn bị tổn thương, dễ hình thành những vết sẹo lõm, sẹo rỗ.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây mặt rỗ. Rỗ mặt là kết quả của sự tổn thương tổ chức nguyên bào sợi ở lớp trung bì. Các vết sẹo rỗ hình thành khi các chất nền tảng chẳng hạn là chuỗi liên kết collagen và elastin bị đứt gãy, vỡ vụn từ đó mà làm cho cấu trúc da thay đổi, lớp da trên bề mặt dính với cấu trúc da bị tổn thương ở lớp sâu tạo thành vết rỗ.

Từ những nguyên nhân gây mặt rỗ trên, chúng ta hãy biết cách phòng tình trạng này đúng đắn. Khi đã bị rỗ mặt, việc tìm một phương pháp để điều trị, loại bỏ chúng thích hợp là điều cần thiết.

Tại Thẩm mỹ Thu Cúc, rỗ mặt được điều trị bằng công nghệ hiện đại Laser Fractional Co2. Khác tia laser thông thường, laser Frational phát ra ánh sáng hồng ngoại, bước sóng 10.600 nm, được hấp thụ mạnh vào da.

Tại sao mặt lại bị rỗ

Tại Thẩm mỹ Thu Cúc, rỗ mặt được điều trị bằng công nghệ hiện đại Laser Fractional Co2.

Tác động sâu vào lớp thượng bì, bóc tách tổ chức da, các bước sóng được chia thành những chum nhỏ, tác động chọn lọc vào vùng điều trị mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hình thành tế bào mới.

➤ Dịch vụ này chỉ áp dụng thực hiện tại Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc tại 218 Điện Biên Phủ - Q3 - TP Hồ Chí Minh và 1B Yết Kiêu – Hoàn Kiếm - Hà Nội.

**Lưu ý: Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người