Tại sao nội giữ cho lương tâm trong sạch là điều kiện của hạnh phúc chân chính

JavaScript isn't enabled in your browser, so this file can't be opened. Enable and reload.

Câu hỏi: Lương tâm là gì?

Trả lời :

Là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân. Tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nó được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Là một phần của tính cách giúp bạn xác định đúng và sai. Là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Nó luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động.

Lương tâm của bạn giống như la bàn. Nó hướng dẫn bạn đi đúng đường và tránh được vấn đề.

Giống như cái gương. Nó phản ánh tình trạng đạo đức và cho biết con người bề trong của bạn.

Giống như người bạn tốt. Nó có thể cho bạn lời khuyên tốt và giúp bạn được thành công nếu bạn chịu lắng nghe.

Giống như quan tòa. Nó sẽ kết án khi bạn làm điều sai.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về lương tâm nhé!

1. Trạng thái của lương tâm

Hai trạng thái của lương tâm là thanh thản và cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân, cụ thể:

+ Trạng thái thanh thản là trạng thái thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được, làm đúng theo lương tâm bản thân. Ví dụ khi bản thân nhặt được của rơi nhưng băn khoăn không biết có nên trả lại người đánh mất hay giữ của riêng. Lương tâm không cho phép và trả lại người đã đánh rơi tiền thì bản thân cảm thấy nhẹ nhõm và vui vì đã làm được việc tốt.

+ Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm. Khi làm việc sai trái, việc xấu hoặc không phù hợp bản thân luôn suy nghĩ lo lắng về vấn đề ấy. Nhặt được của rơi mà lấy không trả người đã đánh mất thì luôn lo lắng họ phát hiện, đòi lại trách móc mình, lương tâm không được yên.

2. Biểu hiện của lương tâm

Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội.

Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình. Biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không cần điều kiện.

Họ trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác. Biết trân trọn mọi thứ ở xung quanh mình. Bởi thế, họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý. Nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc.

3. Vai trò của lương tâm

- Lương tâm có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và đạo đức con người. Lương tâm chi phối hành động, quyết định hành động con người làm việc tốt, việc thiện. Lương tâm tạo động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện, làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm.

-Lương tâm sẽ trừng phạt con người nếu con người có ý nghĩ và hành vi ác, bản thân luôn cắn rứt lương tâm, làm gì cũng không yên.

-Lương tâm là hạt nhân đạo đức của nhân cách. Một người có lương tâm đẹp sẽ tạo nhân cách tốt, ứng xử chân thành tử tế với mọi người.

-Lương tâm giúp cuộc sống con người ổn định, yên bình và hạnh phúc hơn.

4. Cách rèn luyện để có lương tâm tốt

Lương tâm có vai trò và tầm quan trọng đối với mỗi người, xã hội. Lương tâm xuất phát từ chính bản thân mỗi người và cũng được hình thành và rèn luyện qua học tập, cuộc sống chúng ta. Để có lương tâm tốt, hướng thiện bản thân con người nên:

Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ.

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện

Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người

Sống vì mọi người, loại bỏ cái tôi, cái ích kỷ của bản thân mình, không sân si với người và với đời. Làm việc nghĩ trước nghĩ sau, đúng pháp luật, đạo đức và lương tâm.

5. Ý nghĩa mà lương tâm đem lại

Là ngọn nguồn bên trong của hạnh phúc. Lương tâm trong sạch làm cho ta ý thức được nhân phẩm của mình. Cảm thấy sự khoan khoái của tâm hồn còn sự vô lương tâm là nguồn của sự bất hạnh. Là điều kiện của hạnh phúc vừa theo chiều khẳng định vừa theo chiều phủ định.

Với chức năng tự đánh giá nên nó là một động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện. Làm tròn nghĩa vụ của mình, dũng cảm tự thú sai lầm, kiên quyết sửa chữa sai lầm. Là động cơ của mọi điều thiện.

Giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kị. Biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt lẽ đúng – sai, phải – trái. Mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác.

Giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng.

1. Phạm trù đạo đức học

Phạm trù đạo đức học là nhữngkhái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện vànhững quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiệnthực:

+ Phạm trù đạo đức học không chỉbao hàm những nội dung là thông tin về bản thân nó (nội dung thông báo) mà cònmang nội dung đánh giá. Nghĩa là phạm trù đạo đức học còn đưa lại cho chúng tamột hệ tiêu chuẩn giá trị phù hợp với thời đại và cả những quan điểm, tư tưởng,thái độ của con người đối với thế giới xung quanh họ.

+ Phạm trù đạo đức học mang tínhphân cực: Nghĩa là mọi vấn đề thuộc về đạo đức xã hội luôn được đánh giá mộtcách rõ ràng: khẳng định hoặc phủ định. Chính vì điều này mà các phạm trù đạođức học luôn có phạm trù đối lập. Chẳng hạn, phạm trù hạnh phúc có phạm trù đốilập là bất hạnh, đối lập với phạm trù lương tâm là vô lương tâm…Tuy nhiên,trong đạo đức học thường nhấn mạnh phạm trù tích cực.

+ Phạm trù đạo đức học có sự kếthợp giữa tính khách quan và tính chủ quan. Tính khách quan thể hiện sự phản ánhcác quan hệ xã hội và hành vi của con người và tính chủ quan thể hiện ở nhữngcảm xúc, trách nhiệm, lựa chọn và sự đánh giá của từng cá nhâ, nhóm người… vàtrên thực tế, các quan niệm về đạo đức thay đổi qua các thời đại khác nhau vàcác giai cấp khác nhau.

                        Phạm trù đạo đức học bao hàm những kháiniệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và nhữngquan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.Đạo đức học bao gồm những phạm trù cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, danh dự,nhân phẩm, hạnh phúc. Nhưng trong phạm vi của bài này tôi chỉ phân tích rõ nộidung của một phạm trù của đạo đạo dức học mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất là phạmtrù lương tâm.

Phạm trù lương tâm : các nhà đạo đức học đềuthống nhất với nhau rằng lương tâm là đặc trưng của đời sống cá nhân, là phạmtrù có tính phổ biến làm nên đạo đức của con người. Lương tâm được bắt nguồn từsự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của con người và được quy định bỡi hoạt động củacá nhân trong những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể.

a. Lương tâm là gì?

Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tựxem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, vớixã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điều chỉnh hànhvi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức… Đó là lương tâm.

Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện,mong muốn làm điều thiện và tự đ1nh giá, phán xử hành vi của mình. Có được nhữngđiều đó là nhờ có lương tâm. Lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong,nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm màđạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối cải vàđiều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàncảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng conngười đến những điều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không cólương tâm thì họ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳnsàng làm điều ác, tàn bạo.

Vậy lương tâm là gì?

“Lương” là tốt lành.

“Tâm” là lòng.

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điềuchỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xãhội

b. Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử

Một số quan niệm vềlương tâm của đạo đức học của các nhà triết học trước Mác

– Platon: lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đếdo đó nó tồn tại vĩnh viễn.

– Locko: lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng củamình, và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí.

– Kant: lương tâm là sự thao thức của tinh thần, gắn với conngười như là bẩm sinh.

– Heghen: lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thứcđược điều thiện và lẽ công bằng.

Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng địnhlương tâm là một phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lýgiải về lương tâm chưa khoa học.

Quan niệm về lương tâmcủa đạo đức học Mác

Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức cá nhânvề sự tự đánh giá hành vi và cách cư xử của mình trong đời sống xã hội, hoặclương tâm là năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đức.

Lương tâm được xem như một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện ranhư thước đo mức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội.

Lương tâm vừa là ý thức vừa là tình cảm con người, càng cóthiện tâm, thiện ý và càng hành động tốt bao nhiêu thì lương tâm càng yên ổnbấy nhiêu và ngược lại. Do đó, lương tâm là ngọn nguồn của hạnh phúc.

c. Nguồn gốc của lương tâm

Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dàitừ ý thức đến tình cảm đạo đức:

– Con người ý thức được cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trướcngười khác và trước dư luận xã hội.

– Con người ý thức được cái cần phải làm nếu không làm thìkhông chỉ sợ người khác và xã hội chê cười mà cơ bản là tự xấu hổ với chínhmình, đạt tới trình độ tự xấu hổ sẽ làm xuất hiện lương tâm.

– Lương tâm xuất hiện khi ý thức, tình cảm, trách nhiệmtrước điều thiện và lẽ công bằng. Do đó lương tâm có thể xuất hiện từ lúc bắtđầu dự kiến hành vi cho đến khi kết thúc hành vi. Nhưng sự thức tỉnh của lươngtâm tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.

– Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức conngười về lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là với ý thức nghĩavụ đạo đức. nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm trước xã hội và người khác,còn lương tâm là ý thức trách nhiệm trước bản thân mình. Có thể xem ý thứcnghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm của con người.

Lương tâm luôn tồn tại ở 2 trạngthái

Khi thực hiệnnhững hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cánhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm.

Khi cá nhân có các hành vi sailầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạngthía cắn rứt lương tâm.

Lương tâm dùtồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng tháithanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huyđược tính tichs cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúpcá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cánhân làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứtlương tâm thì bị coi là vô lương tâm.

Lương tâm làđặc trưng của cá nhân nên nó có tính chủ quan nghĩa là lương tâm phụ thuộc bởinăng lực, khả năng, tình cảm và trí tuệ của mỗi con người. Nhưng lương tâm còncó tính chất giai cấp tức là do lập trường quan điểm giai cấp chi phối ý thức đạođức và tình cảm đạo đức đồng thời lương tâm còn có tính nhân loại phổ biến đólà sự công bằng và các giá trị phổ quát…

d. Vai trò của lương tâm trong sự điều chỉnh hành vi đạo đức của cánhân

Lương tâm trong sạch khi hành viphù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhận, tức ý thức được sự lươngthiện của mình và tạo ra cảm giác vững tâm về nhân phẩm, danh dự, tạo ra sựthanh thản cho tâm hồn.

Nếu cảm giác lương tâm khôngtrong sạch khi chủ thể hành động không đúng chuẩn mực đã được công nhận, dẫnđến cảm giác lương tâm không trong sạch chính là sự cắn rứt lương tâm. Tình cảmlương tâm là sự hài hòa giữa khát vọng hạnh phúc và tận tâm với nghĩa vụ. Thựchiện nghĩa vụ một cách trung thực là ngọn nguồn cơ bản của niềm vui hạnh phúccủa con người. Nếu lương tâm cắn rứt dằn vật thì bất hạnh sẽ lớn hơn nhiều.

Kant cho rằng sự tự đánh giá củalương tâm như là sự xét xử trước tòa. Màn kịch nội tâm là đấu tranh giữa nhânvật hành động và nhân vật phán xử. Ngược lại, kẻ nào  có năng lực tự đánh giá hành vi, kìm chế hànhvi vì lợi ích của mình chà đạp lên tất cả đó là những kẻ vô lương.

Sự hình thành lương tâm phải làmột quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ, lâu dài. lương tâm hết sức nhạy cảm,tinh tế và thường trực giúp con người cảm nhận nên gọi là giác quan thứ 6.Người ta cho rằng lương tâm thường không mắc sai lầm, nhưng tiếng nói của nónhiều khi lại hết sức yếu ớt đến nổi con người có thể dập tắt nó không khókhăn. Vì vậy, vấn đề rèn luyện, giáo dục lương tâm phải là công việc thườngxuyên cho suốt cả cuộc đời.

Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phảiý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại vàtương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệgiữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạnnhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tựgiác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mựchoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xãhội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.

NGUYỄN THỊ HOA