Tại sao nói the giới luôn vận động, phát triển cho ví dụ minh hoá


Tại sao nói the giới luôn vận động, phát triển cho ví dụ minh hoá


I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a.Thế nào là vận động?

Vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy – Ph. Ănghen.

Bạn đang xem: Vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất

b. Vật chất là phương thức tồn tại của thế giới vật chất:

Vật chất chỉ tồn tại thông qua các cách vận động và thông qua sự vận động mà sự vật hiện tượng thể hiện sự tồn tại và đặc tính của mình.Ví dụ:Trái đất tồn tại khi quay quanh mặt trờiCây xanh tồn tại khi hấp thụ ánh sáng, dinh dưỡng và trao đổi chất.

=> Vận động là thuộc tính vốn có của vật chất, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng tự nhiên và xã hội.

c. Các hình thức vận động của thế giới vật chất.

Triết học Mác – Lê Nin khái quát thành năm hình thức cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:Vận động cơ họcVận động vật líVận động hóa họcVận động sinh họcVận động xã hội.Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng.Giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.Trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển.

Xem thêm: Sao Tử Vi Đóng Ở Cung Mệnh, Luận Giải Sao Tử Vi Tại Mệnh

a. Thế nào là phát triển?

Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.

Qúa trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, có đôi lúc thụt lùi tạm thời.

=> Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái mới ra đời thay thế cái lạc hậu.

VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 10 – Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 10 (Ngắn Gọn)

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 10

Trả lời:

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

Trả lời:

Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Trả lời:

Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Trả lời:

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Vậy nên, một học sinh từ cấp THCS lên cấp THPTcũng được xem là bước phát triển. Đây thể hiện trình độ học tập củ học sinh đã tăng lên nên mới được tăng cấp bậc đi học.

Trả lời:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa…) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người và phát tiển về khoa học kĩ thuật.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Tự động hóa các dây chuyền sản xuất, xuất hiện các ngành nghề mời như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dầu…để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Trong đời sống nhân dân: cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần ( nhiều gia đình đều đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt…., trẻ em được đến trường, có nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.

Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng lên (có nhiều tri thức trẻ, tài năng…). Ý thức người dân cũng dần thay đổi.

a) Sự dao động của con lắc

b) Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại

c) Ma sát sinh ra nhiệt

d) Chim bay

đ) Sự chuyển hóa của các chất hóa học

e) Cây cối ra hoa, kết quả

g) Nước bay hơi

h) Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

i) Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

Trả lời:

Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

Vận động cơ học: Chim bay và sự dao động của con lắc

Vân động vật lí: Ma sát sinh ra nhiệt và nước bay hơi

Vận động hóa học: Sự chuyển hóa của các chất hóa học

Vận động sinh học: Sự trao dổi chất giữa cơ thể với môi trường và cây cối ra hoa, kết quả.

Vận động xã hội: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại và sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

Câu hỏi: Cho ví dụ về sự vận động?

Trả lời:

Một số ví dụ về sự vận động như:

+ Đi học từ nhà đến trường

+ Di chuyển bàn ghế

+ Điện sáng, quạt đang quay

+ Ánh sáng mặt trời đang chiếu qua cửa sổ

+ Cây đang xanh tốt

+ Vận động của các nguyên tử, phân tử

+ Học từ lớp 1 đến lớp 10

Cùng Top lời giải tìm hiểu về sự vận động nhé!

1.Sự vận động là gì?

Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất tức là hiểu như một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm mọi sự thay đổi nói chung, mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.

Ví dụ, sự dịch chuyển vị trí A sang vị trí B trong không gian; cái cây hướng ra phía có ánh sáng. Chúng ta nâng được trình độ Anh văn từ trình độ B lên trình độ C; sự suy nghĩ của con người, v.v đều được coi là vận động.

Vật chất tồn tại bằng cách vận động, nghĩa là thông qua vận động, vật chất biểu thị sự tồn tại của mình và chỉ thông qua vận động vật chất mới tồn tại được. Nghĩa là, không có vật chất không vận động.

Vận động của vật chất là tự thân, do nguồn gốc bên trong bản thân vật chất quy định. Vận động của vật chất không bao giờ mất đi, chỉ chuyển từ hình thức vận động này sang hình thức vận động khác. Ví dụ, ta ném cục đá vôi (đã nung) từ vị trí A đến vị trí B (vận động cơ học), nhưng ở vị trí B lại có nước (cục đá vôi đã nung sẽ chuyển sang vận động hoá học, v.v). Nghĩa là ở đây, cục đá vôi đã chuyển từ vận động cơ học sang vận động hoá học chứ nó không chấm dứt sự vận động.

2.Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

- Vận động cơ học:sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

VD:

Vận động viên đang chạy bộ trên đường.

Chuyển cái bàn từ vị trí A sang vị trí B trong phòng họp.

- Vận động vật lý:vận động của các phân tử, các hạt cơ bản…

VD:

Vận động của dòng electron, của các ion dương, các điện tử quay chung quanh hạt nhân.

Khi ta đun nước, khi nhiệt độ của ngọn lửa tăng lên thì nhiệt độ của bình nước cũng tăng dần lên.

- Vận động hóa học:quá trình hóa hợp và phân giải các chất.

VD: 2Na + H2SO4(loãng) = Na2SO4+ H2

Ta cho muối vào bình nước và lắc nhẹ, muối sẽ hoà tan dần trong nước.

- Vận động sinh học:sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.

VD: Cây xanh ban ngày hút CO2, thải ra O2, ban đêm thì hút O2và thải ra CO2.

Khi ta hít thở không khí thì cơ thể ta thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

- Vận động xã hội:sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.

VD: Xã hội phong kiến vận động, phát triển lên xã hội tư bản chủ nghĩa.

Lưu ý:

- Các hình thức vận động trên khác nhau về chất, thể hiện ở trình độ của vận động. Mỗi trình độ của vận động tương ứng với một trình độ kết cấu vật chất nhất định.

- Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động cao hơn.

- Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật bao giờ cũng đặc trưng bởi một hình thức vận động cơ bản. Ví dụ, vận động cơ bản đặc trưng của các cơ thể sống là sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường (vận động sinh học). Tất nhiên, cơ thể sống vẫn có các vận động khác, như vận động cơ học, vật lý, hoá học, v.v.

Vận động gắn liền với đứng im, đứng im là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. Đứng im là tương đối vì 4 căn cứ sau:

- Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động nhất định, (ví dụ, khi ta đứng im thì đó chỉ là đứng im trong vận động cơ học, còn vận động hoá học, sinh học trong cơ thể ta vẫn đang vận động);

- Đứng im chỉ xảy ra trong một thời gian xác định, (ví dụ, chúng ta chỉ có thể đứng im tạm thời không thể đứng im mãi mãi);

- Đứng im chỉ diễn ra trong một hệ quy chiếu cụ thể,(ví dụ, khi ta đứng im ở một tư thế nào đó là đứng im trong hệ quy chiếu với trái đất, nhưng đứng ngoài trái đất sẽ thấy ta cũng đang vận động vì trái đất luôn quay).

- Ngay trong trạng thái đứng im đó cũng có những nhân tố phá vỡ sự đứng im. Ví dụ, chúng ta đứng im trong hệ quy chiếu với trái đất nhưng chúng ta không thể đứng im mãi vì mỏi chân - phá vỡ sự đứng im tạm thời đó.

3.Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a. Thế nào là phát triển

- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đờithay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Ví dụ:

- Hạt nảy mầm

- Cây lớn lên, ra hoa, kết quả

- Xã hội từ phong kiến lên TBCN

- Nhận thức từ lạc hậu đến văn minh

- Máy móc thay thế công cụ đồ đá

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.

- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.