Tại sao núi lửa phun trào lại có sóng thần

Thảm họa dồn dập năm 2018, Indonesia chìm trong tang thương

Động đất, sóng thần, thảm họa chìm phà, máy bay rơi liên tiếp xảy ra trong năm 2018 đã khiến hàng nghìn người Indonesia thiệt mạng, cả đất nước chìm trong tang tóc.

222 người chết, tàu lớn mắc cạn sau sóng thần núi lửa ở Indonesia

Cơn sóng thần bất ngờ ập đến một số nơi ở eo biển Sunda trong khi người dân không nhận được cảnh báo, khiến cho những khu vực này chịu thiệt hại nghiêm trọng.

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
  • 2 Các đặc điểm
  • 3 Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới
  • 4 Cảnh báo và ngăn chặn
  • 5 Ứng phó với sóng thần
    • 5.1 Khi đang ở trên biển, ven biển
    • 5.2 Khi ở trên đất liền
  • 6 Các trận sóng thần lịch sử
    • 6.1 Trận sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700
    • 6.2 Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755
    • 6.3 1883 - Vụ nổ phun trào Krakatoa
    • 6.4 1929 - Trận sóng thần Newfoundland
    • 6.5 1946 - Trận sóng thần Thái Bình Dương
    • 6.6 1960 - Trận sóng thần Chile
    • 6.7 1963 - Thảm họa Đập Vajont
    • 6.8 1964 - Trận sóng thần Ngày thứ Sáu Tuần thánh
    • 6.9 1976 - Trận sóng thần Vịnh Moro
    • 6.10 1979 - Trận sóng thần Tumaco
    • 6.11 1993 - Trận sóng thần Okushiri
    • 6.12 2004 - Trận sóng thần Ấn Độ Dương
    • 6.13 2006 - Trận sóng thần nam Đảo Java
    • 6.14 2010 - Trận sóng thần Chile
    • 6.15 2011 - Trận sóng thần Sendai
    • 6.16 Các trận sóng thần khác ở Nam Á
    • 6.17 Các trận sóng thần lịch sử khác
    • 6.18 Sóng thần tại Bắc Mỹ và Caribe
    • 6.19 Sóng thần tại châu Âu
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Ghi chú
  • 10 Liên kết ngoài
    • 10.1 Hình ảnh và video
    • 10.2 Viễn tưởng

TTO - Tính đến tối 16-1 (giờ VN), liên lạc với Vương quốc Tonga vẫn chưa thể nối lại sau khi núi lửa phun trào gây sóng thần nhấn chìm nhiều ngôi làng ở quần đảo nam Thái Bình Dương này.

Tại sao núi lửa phun trào lại có sóng thần

Các nhà nghiên cứu địa chất Tonga quan sát núi lửa phun trào vào ngày 14-1 - Ảnh: SYDNEY MORNING HERALD

Hiện mới ghi nhận 2 người Peru chết đuối do sóng cao bất thường ảnh hưởng từ vụ việc.

Trong khi đó, hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy người dân Tonga tháo chạy khi sóng cao hơn 1m ập vào bờ biển trong khi bầu trời tối đen do tro bụi. Từ Tonga, sóng thần cũng lan đến tận bờ biển Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác.

"Thiệt hại lớn"

"Những tiếng nổ rất lớn làm rung chuyển mặt đất, nhà của chúng tôi cũng rung lắc. Em trai tôi tưởng bom nổ gần đó. Và rồi những cơn sóng ập đến. Tôi biết ngay đó là sóng thần. Tiếng la hét ở khắp nơi, mọi người gọi nhau chạy đến các vùng cao hơn", chị Mere Taufa, một người dân ở thủ đô Nuku'alofa, kể lại.

Núi lửa ngầm Hunga Tonga-Hunga Ha'apai, cách Nuku'alofa khoảng 65km và cách New Zealand hơn 2.000km, phun trào lần đầu vào ngày 14-1 và lần tiếp theo vào 15-1. Theo Cơ quan địa chất Mỹ, đợt phun trào này tương đương trận động đất có độ lớn 5,8 độ Richter.

Không chỉ bắn ra khói bụi và hơi nước xa đến 20km, đợt phun trào còn gây sóng thần ập vào đảo Tongatapu, nơi đặt thủ đô Nuku'alofa. "Mọi người nên biết rằng đảo (chính) của Tonga bằng phẳng khiến chẳng có chỗ nào thật sự an toàn để người dân di tản... Đây là một cuộc khủng hoảng", anh Blake Smith-Tatafi, một người Tonga sống ở Úc, chia sẻ với báo Guardian.

Những tiếng nổ có thể được nghe thấy từ tận tiểu bang Alaska của Mỹ cách đó khoảng 10.000km. Vụ việc đã khiến khắp nơi trên Thái Bình Dương phát cảnh báo sóng thần. Tại Chanaral (Chile), cách đó hơn 10.000km, ghi nhận những con sóng đến 1,74m. Sóng nhỏ hơn cũng được ghi nhận tại những nơi khác như Alaska (Mỹ), Mexico, Nhật Bản. Tại California (Mỹ), sóng thần gây ngập lụt tại thành phố Santa Cruz, trong khi Peru đã đóng cửa 22 cảng để phòng ngừa.

Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand cho biết thủ đô Nuku'alofa của Tonga chịu thiệt hại lớn với nhiều tàu thuyền bị đánh dạt vào bờ nhưng hiện chưa thể đánh giá đầy đủ.

Hơn 105.000 dân của quốc gia này hầu như mất liên lạc với thế giới từ chiều 15-1 (giờ địa phương). Thủ tướng Ardern nói rằng đường dây liên lạc bị ngắt do mất điện. Trong khi đó, Hãng viễn thông Southern Cross, do New Zealand sở hữu một phần, cho rằng tuyến cáp nối Tonga với thế giới bên ngoài có thể đã bị đứt.

Vì sao tiếng nổ vang xa bất thường?

Tờ Stuff dẫn lời nhà khoa học núi lửa Geoff Kilgour của New Zealand cho biết việc tiếng nổ của núi lửa có thể vang xa đến vậy là điều bất thường.

"Rất hiếm khi người ta nghe tiếng nổ từ khoảng cách khá xa, chỉ được ghi nhận vài lần trong lịch sử. Việc này chỉ xảy ra khi có tiếng nổ cực lớn. Sự bùng nổ như vậy phải tích tụ từ từ và tiếng nổ phải liên hồi và giải phóng năng lượng khổng lồ cùng lúc", ông Kilgour nhận định.

Theo giới chuyên gia, vụ phun trào có thể sánh với núi lửa ở Tonga là khi ngọn núi Mount Pinatubo "thức giấc" ở Philippines hồi năm 1991.

Trước mắt, các chuyên gia lo ngại nguy cơ sóng thần do núi lửa có thể kéo dài hơn so với động đất do các chấn động dưới nước sau đợt phun trào có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Sóng thần do núi lửa phun trào gây ra là một quá trình phức tạp hơn khi nó đi kèm các vụ nổ ngầm, khí được giải phóng, dòng chảy dung nham và lở đất. Về lâu dài, nhà khoa học môi trường Nerilie Abram của Úc cho biết đợt phun trào của Hunga Tonga-Hunga Ha'apai có thể gây ảnh hưởng lớn lên khí hậu trong nhiều năm tới.

Tuy nhiên, việc dự đoán hoạt động núi lửa đến nay vẫn là một thách thức lớn mặc dù thế giới có hệ thống theo dõi núi lửa vô cùng phức tạp. "Có rất nhiều thứ diễn ra với núi lửa (khi phun trào nổ). Có nhiều quá trình vật lý nên rất khó để thực sự biết nước sẽ hoạt động như thế nào và chúng ta sẽ được chứng kiến những gì", Nathan Wood, nhà địa lý nghiên cứu giám sát tại Trung tâm khoa học địa lý phương Tây thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), nhận định trên báo Mercury News.

Các núi lửa khó dự đoán hơn nhiều khi chúng nằm im. Còn với những ngọn núi chìm dưới mặt nước, nơi không thể lắp đặt các cảm biến theo dõi như trên bờ, việc dự báo gần như bất khả thi, theo ông Wood.

Tonga cần nước sạch

Bà Ardern cho biết Tonga sẽ cần nước sạch vì tro núi lửa sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trên đảo. New Zealand sẽ gửi máy bay hỗ trợ ngay khi tình hình cho phép.

Nước láng giềng khác là Úc cũng đã tham gia hỗ trợ, gửi máy bay do thám P8 đến Tonga, trong khi Mỹ bày tỏ lo ngại và cho biết sẵn sàng giúp đỡ.

Tại sao núi lửa phun trào lại có sóng thần
Sóng thần ở đảo quốc Tonga ảnh hưởng tới bờ biển Nhật Bản, Mỹ

TTO - Thủ tướng New Zealand cho biết núi lửa phun trào gây sóng thần ở đảo quốc Tonga gây thiệt hại lớn nhưng chưa rõ cụ thể do liên lạc vẫn bị đứt. Từ Tonga, sóng thần đã lan đến tận bờ biển Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Vì sao núi lửa phun trào lại gây ra sóng thần ở Indonesia?

Lan Vũ

-

24/12/2018

Tại sao núi lửa phun trào lại có sóng thần

Một phần sườn núi lửa Anak Krakatau trượt xuống biển trong lúc phun trào có thể đã làm dấy lên trận sóng thần thảm họa ở eo biển Sunda, Indonesia.

Các nhà nghiên cứu nhận định sự sụp đổ đột ngột ở bờ tây – tây nam núi lửa Anak Krakatau là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thảm họa sóng thần tại eo biển Sunda, Indonesia hôm 22/12, theo BBC. Hình ảnh đầu tiên do vệ tinh gửi về hé lộ một phần ngọn núi lửa sụp đổ trong vụ phun trào khiến hàng triệu tấn đất đá rơi xuống biển, đẩy nước đi theo mọi hướng tạo ra những cơn sóng.

Giáo sư Andy Hooper ở Đại học Leeds, Anh, là chuyên gia nghiên cứu núi lửa từ vệ tinh. Ông không hoài nghi cách lý giải trên khi xem xét ảnh chụp từ tàu vũ trụ radar Sentinel-1 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). “Ngoài sự gia tăng kích thước của miệng núi lửa còn có những khoảng sẫm màu ở phần phía tây, hé lộ những sườn dốc do đất đá sụp đổ cũng như thay đổi ở đường ven bờ”, Hooper cho biết.

So sánh giữa ảnh chụp trước và sau trận sóng thần có thể giúp các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều điều. Nhưng chúng ta không thể lý giải chính xác sự kiện cho tới khi các nhóm khảo sát tới khu vực núi lửa để tiến hành đo đạc đầy đủ, nhiệm vụ quá nguy hiểm ở thời điểm này. Các đợt sụp đổ mới có thể làm phát sinh nhiều trận sóng thần hơn.

Núi lửa trẻ Anak Krakatau hình thành trong lòng núi lửa cổ xưa Krakatau và đạt tới độ cao 305 mét trong chưa đầy 100 năm. Các chuyên gia địa phương đánh giá quy mô phun trào của Anak Krakatau tương đối nhiều và diễn ra bán liên tục.

Năm 2012, một nhóm nghiên cứu lập mô hình 3D về tác động khi đất đá sụp đổ ở sườn tây nam, nơi được coi là kém ổn định nhất của ngọn núi lửa. Những cơn sóng cao hàng chục mét sẽ ập vào các hòn đảo Sertung, Panjang và Rakata ở gần đó trong thời gian dưới một phút. Khi sóng tràn qua eo biển Sunda, chúng sẽ phân tán, xô vào bờ với độ cao từ một tới ba mét.

Kịch bản dự đoán trên diễn ra gần như chính xác, đặc biệt là việc tính thời gian sóng tràn vào bờ. Các máy triều ký ở eo biển Sunda ghi nhận nước biển dâng cao khoảng nửa tiếng sau vụ phun trào mới nhất của núi lửa Anak Krakatau, vào khoảng 9h tối hôm 22/12 theo giờ địa phương. Trong mô hình, thời gian để nước biển dâng cao dài hơn vài phút.

Dù thảm họa đã được cảnh báo trước, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách cũng như các công cụ cần thiết để xác định thời điểm nó xảy ra. Khu vực này chắc chắn sẽ trở thành chủ đề được xem xét kỹ lưỡng trong những tuần tới.

Những trận sóng thần do lở đất có thể có cường độ rất lớn. Năm 2017, một đợt sóng cao 100m hình thành khi sườn núi lớn rơi xuống vịnh hẹp ở phía tây Greenland. Các nhà khoa học cũng nghi ngờ trường hợp sóng thần trên đảo Sulawesi ở Indonesia trong tháng 9 có thể là do sự dịch chuyển của lớp trầm tích, hoặc trượt sườn núi ở vịnh Palu.

Nếu có một trận động đất trước thời điểm phun trào, người dân địa phương giàu kinh nghiệm có thể tiến hành các biện pháp phòng tránh và di tản kịp thời. Tuy sự kiện lần này tạo ra những rung chấn nhỏ nhưng không đủ để mọi người chú ý.

“Những phao nổi cảnh báo sóng thần được bố trí để cảnh báo sóng thần phát sinh do động đất ở ranh giới mảng kiến tạo dưới biển. Ngay cả khi có một phao nổi ở ngay bên cạnh núi lửa Anak Krakatau, thời gian báo trước sẽ rất ngắn do tốc độ di chuyển nhanh của sóng thần”, giáo sư Dave Rothery ở Đại học Mở, Anh, cho biết.

Nguồn:vnexpress.net

Chia sẻ

Facebook

Google+

Email

Print

Hỏi Đáp Tại sao