Tại sao Nutriboost không được xuất khẩu

Là một trong những nhãn hiệu nước giải khát bổ sung vi chất được giới trẻ Việt yêu thích hàng đầu, đến nay sữa trái cây Nutriboost của Coca-Cola đã xuất hiện tại hơn 300.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Cam kết vững bền về chất lượng, đáp ứng mọi yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, là chìa khóa dẫn đến thành công của Nutriboost trên thị trường. Theo tiết lộ của nhà sản xuất, trong năm 2016, số lượng sản phẩm bán ra khi xếp thành hàng sẽ dài gấp 5 lần quãng đường từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Vậy điều gì đã giúp cho Nutriboost nhanh chóng chinh phục được đông đảo người tiêu dùng, trong bối cảnh cuộc chiến nước giải khát đang ngày càng “leo thang”?

Tiêu chuẩn toàn cầu, sản phẩm được Bộ Y tế chứng nhận


Là dòng sản phẩm ra đời vì sức khỏe người dùng, sữa trái cây Nutriboost được nghiên cứu kỹ lưỡng và sáng chế tại Trung tâm phát triển toàn cầu của Coca-Cola. Dựa trên những nghiên cứu tiêu dùng chuyên sâu, sản phẩm được chế biến theo công thức đặc biệt kết hợp sữa hoặc sữa đậu nành cùng nước trái cây thơm ngon, giàu vitamin, phù hợp với khẩu vị và thể trạng của người Việt Nam. Có thể nói tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới Coca-Cola đã rất nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường bởi người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm tự nhiên, có lợi cho sức khỏe chứ không chỉ đơn thuần cho mục đích giải khát.


Từng chai Nutriboost phải trải qua quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt mới đến được tay người dùng.

Luôn đặt chất lượng và sức khỏe người dùng lên trên hết, mỗi chai Nutriboost trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua quy trình kiểm duyệt gắt gao của Coca-Cola từ khâu nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến thành phẩm. Nguồn nguyên liệu sữa và nước trái cây cao cấp được tuyển chọn kỹ càng theo các tiêu chuẩn quốc tế, dây chuyền máy móc hiện đại được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thực phẩm bổ sung theo quy định Bộ Y tế cùng các tiêu chuẩn quốc tế FSSC 22000 và ISO 9001. Hệ thống kiểm soát chất lượng định kỳ được thực hiện chặt chẽ. Nhờ công nghệ cải tiến, sản phẩm không chỉ lưu giữ vị thơm ngon, bảo toàn dưỡng chất mà còn đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và lưu thông theo quy định của Bộ Y tế, từng bước củng cố niềm tin của người dùng.

Không ngừng sáng tạo, khẳng định vị thế


Với thành phần chính từ sữa và nước trái cây, đồng thời bổ sung canxi, kẽm, vitamin B3, B6, và E, Nutriboost không chỉ giúp giải khát mà còn là người bạn đồng hành giúp bạn tăng sức bền cho một ngày làm việc hiệu quả. Sau hơn 6 năm được người tiêu dùng Việt đón nhận tích cực, Coca-Cola vẫn không ngừng nỗ lực, theo đuổi cam kết chất lượng bền vững khi chỉ cho ra đời các sản phẩm với đạt chuẩn quốc tế. Cũng chính vì lý do đó mà thành công của Nutriboost đã vượt qua khỏi biên giới Việt Nam. Dòng sản phẩm này cũng đã được sản xuất tại các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Myanmar và tiếp tục khẳng định vị thế trong thị trường nước giải khát bổ sung vi chất.


Giới trẻ thưởng thức Nutriboost để bổ sung dưỡng chất, cơ thể thêm năng động.

Trọn bộ sản phẩm Nutriboost gồm nước uống sữa trái cây hương cam và hương dâu cùng nước uống sữa đậu nành hương cam và hương dâu. Chất lượng ổn định, tiện lợi, cùng giá trị dinh dưỡng cao đã khiến nhãn hàng luôn nằm trong top đầu những sản phẩm nước uống giải khát bổ sung vi chất được người tiêu dùng tin chọn, thể hiện cam kết với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm - tiêu chí hàng đầu Coca-Cola Việt Nam luôn nỗ lực hướng tới.

(NTD) - Ngày 1/7, Thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu gửi Sở Y tế 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Nghệ An và Cần Thơ giám sát việc tạm dừng sản xuất và lưu thông 13 sản phẩm bổ sung của Công Ty TNHH Nước giải khát Coca Cola Việt Nam.

Coca Cola vẫn tiếp tục sản xuất

   13 sản phẩm của Coca Coala bị dừng lưu thông vì chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho việc sản xuất thực phẩm bổ sung, bao gồm: nước uống sữa trái cây Minute Mad Nutriboost hương dâu, hương cam, hương xoài, nước tăng lực Samurai hương dâu chai thủy tinh và chai PET, nước cam có tép Teppy, nước uống vận động Aquarius và Dasani có bổ sung khoáng chất.

  Trước đó, trong tháng 5 và đầu tháng 6/2016, Coca Cola đã gửi hồ sơ về Cục An toàn Thực phẩm để xin cấp giấy chứng nhận đang thiếu cho 3 nhà máy tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

  Ngày 28/6, Cục An toàn Thực phẩm đã cấp giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho nhà máy của Coca Cola tại TP.HCM, đồng thời cung cấp giấy chứng nhận cho hai nhà máy ở Hà Nội và Đà Nẵng vào ngày 1/7/2016.

Trên cơ sở này, Thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản thông báo về việc Coca Cola vẫn được tiếp tục sản xuất, lưu thông các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng tại nhà máy của công ty ở TP.HCM từ ngày 30/6.

  Hai nhà máy ở Hà Nội và Đã Nẵng đã tiếp tục sản xuất và lưu thông các sản phẩm từ ngày 1/7, những nhà máy này phải đáp ứng đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Bộ Y tế.

  Thanh tra Bộ Y tế cũng yêu cầu Coca Cola tiếp tục dừng lưu thông những lô sản phẩm thực phẩm bổ sung được sản xuất trước ngày 30/6 ở TP.HCM và trước ngày 1/7 ở Hà Nội, Đà Nẵng cho đến khi có kết quả kiểm nghiệm. Hiện vẫn chưa thể kết luận sản phẩm có đảm bảo chất lượng vệ sinh hay không.

Chai sản phẩm thuộc diện phải thu hồi nhưng vẫn đang được bán ngoài thị trường.

Sản phẩm ngừng lưu thông vẫn xuất hiện trên thị trường

  Các đại lý nhỏ lẻ và các quán nước bên đường hầu như đều có sản phẩm của Coca Cola, phổ biến nhất là các loại nước uống trái cây Minute Nutriboost hương cam, hương dâu.

  Mặc dù đã có thông báo tạm dừng lưu thông 13 sản phẩm của Coca Cocla nhưng nhiều người tiêu dùng (NTD) vẫn không nắm được thông tin này. Chị Nguyễn Thị Ngọc Linh, 23 tuổi cho biết: “Tôi không hề biết việc này, mọi người trong gia đình vẫn mua về uống nên tôi nghĩ không sao”.

  Cũng như chị Linh, anh Lê Thanh Tâm ở P.Phú Thuận, Q.7 cho biết: “Quả thực tôi không hay biết gì, nếu đang có sự cố như vậy tôi sẽ tạm thời ngừng uống và hy vọng sẽ sớm có kết quả kiểm nghiệm để NTD cảm thấy yên tâm”. Cũng có một số NTD nắm được thông tin đã không mua và chọn những loại nước giải khát của hãng sản xuất khác.

  Mặc dù, Coca Cola vẫn phải tiếp tục dừng lưu thông những sản phẩm thực phẩm bổ sung sản xuất trước ngày 30/6/2016, nhưng trên thực tế những sản phẩm sản xuất trước ngày này vẫn được bày bán trên thị trường.

  Ngày 11/7, chúng tôi đã mua một chai nước uống sữa trái cây Minute Mad Nutriboost hương cam, quan sát tại một đại lý trên đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP.HCM. Thông tin được in trên nắp chai thì thấy NSX là 8/5/2016 và HSD 4/11/2016. Phải chăng, Coca Cola đã không dứt khoát trong việc cung cấp thông tin đến NTD mặc dù vẫn chấp hành việc dừng lưu thông sản phẩm?

  Sự cố của URC vẫn chưa nguôi ngoai, NTD lại tiếp tục đón nhận thêm thông tin 13 sản phẩm của Coca Cola phải ngừng lưu thông. Theo giải thích của Coca Cola, công ty tạm dừng lưu thông sản phẩm để bổ sung giấy tờ liên quan, nhưng nhiều NTD vẫn lo lắng về chất lượng của sản phẩm và mong chờ vào kết luận của Bộ Y tế về những lô sản phẩm đang kiểm nghiệm.

Sản phẩm của Coca Cola chiếm phần lớn trong tủ nước giải khát, trong đó có nhều sản phẩm không đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm đang buộc phải dừng lưu thông.

ABC

Hàng loạt sản phẩm tương ớt, nước giải khát, nước mắm, cà phê, mì gói, bột ngũ cốc lưu hành trong nước ghi trên nhãn “Dành riêng cho thị trường Việt Nam, không được xuất khẩu” khiến người tiêu dùng nghi ngờ rằng, mình đang chi tiền mua sản phẩm chất lượng thấp mà nước ngoài… không  thèm dùng.

Nhiều sản phẩm có ghi trên nhãn "Dành riêng cho thị trường Việt Nam, không được xuất khẩu"

Nhà sản xuất nói “không chênh lệch về chất lượng”

Không chỉ Coca-Cola, các sản phẩm Sprite, Fanta của cùng Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đều có dòng chữ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam, không được xuất khẩu”. Tương tự, các sản phẩm tương ớt, nước tương, mì gói, bột ngũ cốc của Tập đoàn Masan, cà phê hòa tan G7… cũng ghi trên nhãn rằng, sản phẩm chỉ bán ở Việt Nam, không xuất khẩu. 

Đặc biệt, mới đây, tương ớt Chinsu cũng có dòng chữ này trên nhãn, và thực tế cho thấy, sản phẩm này đạt chuẩn trong nước nhưng không đủ chuẩn để vào thị trường Nhật Bản, qua vụ Nhật Bản yêu cầu thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chinsu hồi đầu tháng Tư vừa qua. Những điều đó càng khiến người tiêu dùng lo ngại, đặt nghi vấn rằng, phải chăng sản phẩm bán ở các thị trường khác nhau có sự chênh lệch về chất lượng?

Trả lời phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM về vấn đề trên, đại diện Tập đoàn Coca-Cola Đông Nam Á (Coca-Cola Southeast Asia, Inc.) khẳng định, sản phẩm do Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam sản xuất đều được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng của Bộ Y tế cũng như các quy định có phần nghiêm ngặt hơn từ tập đoàn. Theo vị này, Coca-Cola hiện diện ở nhiều nước và hoạt động dưới hình thức nhượng quyền. Những nhà máy sản xuất sẽ là các đối tác đóng chai ở địa phương; dù vậy, họ đều phải tuân thủ theo quy trình chất lượng chuẩn của Coca-Cola toàn cầu. “Dòng chữ đó không thể hiện sự chênh lệch về chất lượng của các dòng sản phẩm mà chỉ đảm bảo sự công bằng về hoạt động kinh doanh cũng như phát triển thị trường của các đối tác” - vị này nói.

 

Đạt chuẩn của… hồi đó

Trong khi Coca-Cola dành riêng cho thị trường Việt Nam không được xuất khẩu thì thị trường trong nước vẫn tràn lan dòng hàng ngoại của sản phẩm này với mức giá cao hơn tới 5 - 6 lần. Tại một cửa hàng chuyên doanh hàng nhập khẩu trên đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM), combo 8 chai Coca-Cola nhập khẩu từ Nhật Bản có giá 400.000 đồng, tính ra 50.000 đồng/chai. Coca-Cola Mỹ có giá 19.000 - 21.000 đồng/lon, tùy loại. Trong khi đó, Coca-Cola sản xuất tại Việt Nam có giá từ 8.000 - 10.000 đồng/chai hoặc lon.

Người bán giải thích, Coca-Cola Nhật Bản có dạng chai và nắp vặn bằng nhôm nên rất mau lạnh, hương vị ngọt thanh, không ngọt nhiều như dòng hàng sản xuất tại Việt Nam và đặc biệt, nồng độ gas cực mạnh. Nếu trải nghiệm các sản phẩm này, người tiêu dùng cảm nhận rõ, cùng một thương hiệu nhưng sản phẩm dùng cho các thị trường khác nhau có chất lượng khác nhau chứ không “đồng nhất” như Coca-Cola phản hồi.

 

Theo bác sĩ Trần Văn Ký (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam), tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm không thể giống nhau trên toàn cầu. Hàm lượng coca trong sản phẩm có thể giống nhau nhưng các chất phụ gia (hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản…) thì khác nhau. Đáng nói là các nước tiên tiến (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Úc, Nhật…) luôn sử dụng các chất phụ gia mới và tốt nhất dù có giá cao để hạn chế thấp nhất rủi ro cho người sử dụng. 

“Bất kỳ thực phẩm nào khi lưu hành tại Việt Nam đều phải đáp ứng tiêu chuẩn của Luật Thực phẩm, nhưng nếu so sánh thì tiêu chuẩn đối với thực phẩm ở nước ngoài, đặc biệt là các nước tiên tiến cao hơn hẳn so với tiêu chuẩn thực phẩm tại Việt Nam. Chính vì vậy, nhà sản xuất mới tự vệ bằng cách ghi dòng chữ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam, không được xuất khẩu” trên sản phẩm tiêu thụ trong nước. Tiêu chuẩn các nước cao hơn nên Coca-Cola theo tiêu chuẩn Việt Nam không thể xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài được” - bác sĩ Ký phân tích. 

Thực tế, tiêu chuẩn của Việt Nam thường theo tiêu chuẩn Codex và tiêu chuẩn thế giới, nhưng điều đáng lưu ý là, tiêu chuẩn này cập nhật chậm 10 - 20 năm so với các nước. Trong khi các nước cập nhật mỗi 3 tháng/lần về tiêu chuẩn chất lượng và danh mục các chất mới nhất (phụ gia, hương liệu, phẩm màu, nguyên liệu…) có tính năng ưu việt, tốt cho sức khỏe hơn (thường chiết xuất từ thiên nhiên, hữu cơ) thì Việt Nam vẫn cho phép sử dụng các chất rẻ tiền, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người dùng. 

Luật pháp Việt Nam còn nhiều kẽ hở nên nhiều nhà sản xuất tranh thủ lách luật bằng cách sản xuất sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam để có giá thành rẻ, hưởng lợi nhuận cao nhất. Trong khi nhiều nước trên thế giới không cho sử dụng chúng, ví dụ Nhật Bản không cho dùng chất bảo quản a-xít benzoic nên tương ớt Chinsu đã bị thu hồi. A-xít benzoic gây kích ứng dạ dày, viêm dạ dày, chất này còn có thể phản ứng với vitamin C có trong thực phẩm sinh ra benzen - một chất có thể gây ung thư. Thay thế cho chất này, Nhật sử dụng chất bảo quản nisin có giá cao hơn gấp 20 lần. 

Cũng theo bác sĩ Ký, đối với nước giải khát, nguồn nước là một trong những nguyên liệu bắt buộc phải đảm bảo chất lượng. Trong khi VN quy định dùng nước sạch, với tiêu chuẩn độ pH của nước là 6,5-8,5 thì một số nhà sản xuất của Việt Nam dùng nguồn nước giếng khoan có độ pH từ 4,5-5,5 để sản xuất nước giải khát rồi dùng chất xút để nâng độ pH lên cho bằng độ pH của nước đạt tiêu chuẩn. Trong khi các nước tiên tiến từ lâu đã dùng phương pháp vật lý (phương pháp phân cực) để điều chỉnh độ pH; đáng lo là, không ít nhà sản xuất Việt Nam dùng xút công nghiệp (loại dùng để chế xà phòng) rẻ tiền hơn 100 lần so với xút dùng trong thực phẩm. Những sản phẩm kiểu như vậy không thể nào nhập khẩu vào các nước có yêu cầu cao về tiêu chuẩn thực phẩm.

Nguyễn Cẩm

Video liên quan

Chủ đề