Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu

Trong kinh doanh, khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng là hai thuật ngữ cực kỳ phổ biến. Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng được xem là bước đi đầu tiên cho mọi chiến lược kinh doanh thành công. Trong bài viết này, Tino Group sẽ hướng dẫn bạn cách xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu chính xác nhất.

Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng là gì?

Định nghĩa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Trong kinh doanh và Marketing, khách hàng mục tiêu được hiểu là nhóm khách hàng có các đặc điểm về nhân khẩu học phù hợp với đối tượng muốn hướng đến của một dịch vụ, sản phẩm thuộc doanh nghiệp. Khách hàng mục tiêu có thể gồm các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài đời thực, họ có thói quen mua sắm, những đặc điểm trong hành vi mua sắm cụ thể và đặc biệt là có khả năng chi trả cho các sản phẩm/dịch vụ họ cần.

Khách hàng mục tiêu được chia thành 2 nhóm bao gồm:

Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu

Tại sao cần xác định khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng?

Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

Khi xác định khách hàng tiềm năng đúng sẽ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp gồm:

Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu

Cách xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác

Xây dựng một bảng mô tả khách hàng mục tiêu

Một bảng mô tả khách hàng mục tiêu sẽ gồm 5 thành phần chính dưới đây:

Vẽ ra hành trình khách hàng

Tùy theo từng loại doanh nghiệp khác nhau sẽ có các bước trong hành trình khách hàng khác nhau, nhưng cơ bản sẽ gồm các bước sau:

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường thứ cấp

Phương pháp nghiên cứu này sẽ thu thập thông tin từ những nguồn có sẵn từ các tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các hiệp hội, tổ chức thương mại hoặc những bài luận văn nghiên cứu cá nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường thứ cấp vẫn còn hạn chế là không cụ thể hóa theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường sơ cấp

Phương pháp này sẽ đáp ứng đúng mong muốn của bạn trong việc tìm hiểu về nhu cầu, hành vi của khách hàng và đo lường mức độ hài lòng của họ. Những cách thực hiện gồm khảo sát, phỏng vấn, nhận phản hồi từ những nhóm khách hàng.

Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu

Đánh giá lại các sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp

Bạn cần đánh giá lại một cách nghiêm túc về lợi thế cạnh tranh và hạn chế khiến trải nghiệm khách hàng về sản phẩm/dịch vụ thấp. Việc đánh giá này giúp bạn kịp thời cập nhật bảng mô tả khách hàng một cách phù hợp và có những giải pháp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, từ đó sẽ tăng lợi thế cạnh tranh.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng là một cách hiệu quả để xác định khách hàng tiềm năng. Những việc làm khi phân tích đối thủ gồm:

Cách xác định khách hàng tiềm năng

Công cụ quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến là phương pháp sử dụng Internet để tiếp cận, tăng lượt truy cập website và truyền đạt những thông điệp đến đúng khách hàng. Một số công cụ quảng cáo trực tuyến thường được sử dụng gồm:

Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu

Tận dụng sự kiện xã hội

Thông qua những buổi lễ tổ chức sự kiện lớn, chương trình ở những trung tâm thương mại, lễ hội âm nhạc,,để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn đến khách hàng tiềm năng.

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết)

Tiếp thị liên kết là một cách thức quảng bá sản phẩm hiệu quả và phổ biến hiện nay. Bằng cách chia sẻ link sản phẩm đến người dùng, khi họ nhấp vào liên kết và quyết định mua hàng, người tiếp thị sẽ nhận được tiền hoa hồng tương ứng với mức đã được đề xuất.

Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu

Telesales (Bán hàng qua điện thoại)

Đây là cách thức giới thiệu sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên đội ngũ nhân viên Telesales được yêu cầu phải có đầy đủ kỹ năng chuyên môn tốt và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng thông qua file data khách hàng.

Hoạt động trên các diễn đàn

Các diễn đàn cũng là một kênh tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bằng cách đăng nhiều bài viết với những thông tin hữu ích cho người dùng với tần suất liên tục sẽ dễ gây sự chú ý với Google, khách hàng tiềm năng cũng dễ dàng tìm thấy bài đăng của bạn khi họ tìm kiếm.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng cũng như cách để xác định hai dạng khách hàng đó. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.

FAQs về cách xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu hay tiềm năng quan trọng hơn?

Cả hai đều rất quan trọng. Vì khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng đều có khả sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, việc xác định đúng khách hàng tiềm năng luôn là tiêu chí quan trọng hơn của doanh nghiệp trong việc triển khai các chiến lược thúc đẩy bán hàng và phát triển hơn trong tương lai.

Có mấy dạng khách hàng tiềm năng?

Thông thường sẽ có 4 dạng khách hàng tiềm năng gồm:

Không xây dựng bản mô tả khách hàng mục tiêu có được không?

Về cơ bản là được. Tuy nhiên, nếu không có bảng mô tả khách hàng, nhân viên trong nhóm làm việc sẽ có cái nhìn khác nhau về chân dung khách hàng, từ đó sẽ đưa ra những chiến lược chăm sóc khách hàng khác nhau, gây thiếu nhất quán trong hoạt động kinh doanh và có thể không tiếp cận đúng khách hàng.

Tại sao cần phân tích hành vi khách hàng mục tiêu?

Phân tích khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn xác định đúng đối tượng và cung cấp đúng sản phẩm/dịch vụ mà họ cần. Việc phân tích hành vi người dùng không phải chỉ xuất hiện trên nền tảng web mà đã được thực hiện từ lâu thông qua các nghiên cứu về hành vi hay phản ứng của não bộ trước các tình huống,..

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO