Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 mỹ và Liên Xô từ đồng minh chuyển sang đối đầu

Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 mỹ và Liên Xô từ đồng minh chuyển sang đối đầu
Vào lúc 3 giờ sáng ngày 10/8/1945, chính phủ Nhật Bản gửi cho Mỹ, Anh, Trung Quốc và Liên Xô bản đề nghị xin chấp nhận đầu hàng vô điều kiện theo Tuyên bố Postdam. Nguồn: Ảnh tư liệu

(Thanhuytphcm.vn)- Cách đây 76 năm, vào ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito đã đọc bài Diễn văn Gyokuon-hōsō trên đài phát thanh, bài diễn văn có nội dung tuyên bố Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh. Đây là sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại, đặt một dấu chấm hết cho cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, khép lại cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất, tổn thất nhiều nhất bởi nó liên quan đến 72 Quốc gia với 1,7 tỷ người tham gia, 110 triệu quân tham chiến, ước tính có 70 - 85 triệu người trên khắp thế giới đã thiệt mạng vì bị tàn sát, bị đánh bom hàng loạt, bị bệnh tật và chết đói, nhiễm phóng xạ, thiệt hại vật chất lên tới 316 tỷ USD

Trong số những cuộc chiến đẫm máu, đau thương tại Thế chiến thứ hai, có thể kể đến vụ Trân Châu Cảng, vụ thả bom nguyên tử xuống hai Thành phố Hiroshima và Nagasaki trên mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.

Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương là một trong những bộ phận hợp thành cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939-1945). Mặc dù không sánh được với cuộc chiến châu Âu, đặc biệt là cuộc chiến tranh Xô - Đức, về mức độ tập trung binh lực và vai trò quyết định đối với Thế chiến thứ hai, nhưng chiến tranh Thái Bình Dương diễn ra trên bình diện lớn, gồm nhiều cường quốc tham gia, và có ảnh hưởng tới vận mệnh của đa số các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có số dân chiếm quá nửa nhân loại.

Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra lúc 7 giờ 55 phút sáng ngày 7/12/1941 (giờ Hawaii), khi Nhật không tuyên chiến mà bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trên đảo Hawaii, đánh chìm và làm hỏng 19 tàu chiến, diệt 2.300 lính Mỹ. Cú đánh trộm này gây thiệt hại chưa từng thấy cho nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt gọi ngày 7/12 đen tối ấy là một ngày ô nhục!

Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, do đã kí với Nhật Hiệp ước trung lập (13/4/1941), Liên Xô đã đứng ngoài cuộc chiến. Sau này, ở Hội nghị Ianta, theo đề nghị của Mĩ, Anh, Liên Xô đã chấp thuận tham gia chiến tranh chống Nhật 3 tháng sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

Ngày 8/12/1941, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt ra trước cuộc họp Quốc hội tuyên bố Mỹ tuyên chiến với Nhật. Ba ngày sau ông tuyên chiến với Đức và Ý.

Chính phủ Mỹ nhanh chóng tổng động viên toàn dân tham gia chiến tranh, chuyển ngành công nghiệp khổng lồ của họ sang thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cải tiến vũ khí, tăng cường lực lượng quân đội. Nhờ đó lực lượng Mỹ dần dần mạnh lên và từ cuối 1943 bắt đầu giành thế chủ động.

Ngày 7/5/1945, nước Đức phát xít đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Châu Âu im tiếng súng. Thất bại của Đức khiến Nhật không còn chỗ dựa, đồng thời báo trước nước Nhật quân phiệt cũng sẽ nhanh chóng hứng chịu kết cục thua cuộc như vậy.

Nhưng phát xít Nhật vẫn điên cuồng chống trả Đồng Minh. Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương mỗi ngày vẫn ầm vang bom đạn.

Tháng 6, Nội các Nhật họp, phái chủ chiến chiếm đa số quyết tâm Bản thổ quyết chiến (quyết chiến trên đất nước mình), chiến đấu đến người Nhật cuối cùng.

Ngày 26/7/1945,Tuyên ngôn Potsdamchính thức công bố. Máy bay Mỹ thả xuống khắp đất Nhật hàng triệu tờ truyền đơn in Tuyên ngôn này bằng tiếng Nhật.

Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 mỹ và Liên Xô từ đồng minh chuyển sang đối đầu
Ngày 15/8/1945 trở thành dấu mốc ghi dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử nhân loại khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố trên đài phát thanh chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh. Nguồn: Ảnh tư liệu

Trong bản Tuyên ngôn có đoạn viết: Chính phủ Nhật phải tuyên bố toàn bộ quân đội Nhật lập tức đầu hàng vô điều kiện, Bất cứ sự lựa chọn nào khác đều chỉ có thể dẫn đến sự huỷ diệt nhanh chóng và toàn diện của nước Nhật. Mệnh lệnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện đã ban ra; không hàng có nghĩa là nước Nhật tự chọn con đường hủy diệt nhanh chóng hơn, bi thảm hơn.

Nhưng dưới sức ép của nhà vua và quân đội, Thủ tướng Suzuki Kantarō đã không trả lời yêu cầu của Tuyên ngôn Potsdam.

Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 mỹ và Liên Xô từ đồng minh chuyển sang đối đầu
Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, ngoài khơi vịnh Tokyo, ngày 2/9/1945

8 giờ 15 sáng ngày 6/8/1945, chiếc siêu pháo đài bay kiểu B-29 có tênEnola Gaytừ độ cao 10 nghìn mét thả một trái bom Urani 235 (có tên gọi là Litte boy) xuống Thành phố Hiroshima, nơi có trụ sở Bộ Tư lệnh miền Nam và nhiều nhà máy quân sự Nhật. Vụ nổ có sức công phá tương đương 15.000 tấn thuốc nổTNT(63 TJ), bầu không khí bị đốt nóng đến 7.0000C, cả thành phố thực sự trở thành một biển lửa. Hậu quả do Litte Boy gây ra cực kỳ nặng nề. Khiến hơn 140 nghìn dân thiệt mạng.

Ngày 8/8/1945, Liên Xô tham gia tuyên chiến chống Nhật.

Rạng sáng ngày 9/8/1945, một ngày sau khi tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật, quân đội Liên Xô từ bốn hướng ồ ạt tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc). Trong khi đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô cũng đổ quân vào Bắc Triều Tiên, tấn công miền Nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin.

Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 mỹ và Liên Xô từ đồng minh chuyển sang đối đầu
Lán Khuối Nậm Pắc Bó, Cao Bằng Nơi Hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941

11 giờ 2 phút cùng ngày, quả bom nguyên tử thứ 2 (có tên gọi là Fat Man) được thả từ máy bay ném bomB-29Bockscar rơi xuống Nagasaki, bom có sức công phá tương đương với 21kilotonthuốc nổTNT. Khiến khoảng 70 nghìn người chết.

Hai quả bom Litte Boy và Fat Man đã hủy diệt 2 Thành phố Hiroshima, Nagasaki và làm chết hàng chục vạn thường dân vô tội (theo thống kê của Nhật Bản, số người chết ở Hiroshima là 247.000 người và Nagadaki là 200.000 người, chưa kể những người bị nhiễm xạ chết sau này) chỉ vì Chính phủ Nhật chần chừ chưa tiếp thu Tuyên ngôn Potsdam với lý do chưa dự kiến đầy đủ tình hình.

Trước những đòn tấn công như vũ bão khiến rất nhiều người vô tội bỏ mạng, quân đội hoang mang, thất thế trên chiến trường, 10 giờ sáng ngày 9/8/1945, theo lệnh triệu tập của Nhật hoàng, Hội đồng tối cao chỉ đạo chiến tranh đã họp khẩn cấp để đưa ra cách ứng phó.

Vào lúc 2 giờ 30 phút sáng ngày 10/8/1945, Nhật hoàng Hirohitô quyết định chấp nhận và thông qua giải pháp do Thủ tướng Suzuki đề xuất: Chấp nhận Tuyên bố của Hội nghị tứ cường (Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc) tại Postdam, đầu hàng quân Đồng Minh với điều kiện nước Nhật không bị chiếm đóng; quân đội Nhật tự rút lui khỏi những nơi chiếm đóng và tự giải giáp

Sáng ngày 10/8/1945, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông qua Đại biện lâm thời Thụy Sĩ tại Nhật chuyển công hàm xin chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam với nội dung chính: Nhật sẵn sàng chấp nhận tất cả các điều khoản trong Thông cáo Potsdam; nếu Hoàng gia cùng chủ quyền quốc gia Nhật không bị bất kỳ tổn hại nào, Nhật sẽ lập tức chấp nhận Thông cáo đó vô điều kiện. Công hàm của Nhật được Đại biện lâm thời Thụy Sĩ gửi đi Stockholm (Thụy Điển) và Bern (Thụy Sĩ).

Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 mỹ và Liên Xô từ đồng minh chuyển sang đối đầu
Đình Tân Trào Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Quốc dân Đại hội từ ngày 16-17/8/1945, quyết định khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng

Ngày 15/8/1945, Đoạn băng ghi âm tuyên bố đầu hàng Đồng Minh của Nhật hoàng Horohito được phát sóng trên Đài NHK (là Đài phát thanh duy nhất của Nhật Bản đương thời), phát vào đúng chính ngọ (12h) ngày 15/8/1945. Chiến tranh Thế giới thứ hai đến đây đã được đặt dấu chấm hết.

Sau việc thừa nhận Tuyên bố Postdam tới toàn dân, Chiếu thư còn viết: Tình trạng giao chiến đã trải qua 4 năm. Sự chiến đấu dũng cảm của những tướng lĩnh, binh sĩ Lục quân, hải quân, sự quên mình của hàng triệu dân chúng mặc dù đã tận lực, nhưng cục diện chiến tranh vẫn không thay đổi theo hướng tốt, và cũng không thể nói rằng tình hình thế giới có lợi cho đất nước chúng ta.

Nếu tiếp tục chiến tranh, thì không chỉ mang lại sự diệt vong của dân tộc chúng ta, mà còn phá hoại nền văn minh của loài người[1].

Ngày 2/9/1945,nghi lễ đầu hàng của quân phát xít Nhật trước quân Đồng Minh được thực hiện trên chiến hạmUSSMissouri(BB-63)củaHải quân Mỹ. Tại đó, Ngoại trưởng Nhật BảnMamoru Shigemitsuđại diện cho các quan chức chính phủ Nhật Bản kýđã văn kiện chấp nhận đầu hàng trước sự giám sát của tướng Mỹ Richard K. Sutherland đại diện cho lực lượng Đồng Minh, chính thức kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật là kết quả của cả một quá trình chiến đấu nhiều năm của các nước Đồng Minh và nhân dân các nước bị Nhật thống trị. Chiến thắng của quân đội Liên Xô cùng các lực lượng chống phát xít Nhật đã tạo cơ hội quý giá cho các dân tộc đang rên xiết dưới ách cai trị của quân đội Nhật vùng lên giành độc lập, tự do. Thất bại của quân đội Nhật trên các chiến trường, sự đầu hàng của Nhật hoàng đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu.

Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương do đã được chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức đã biết nắm bắt thời cơ, nhân cơ hội Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, tổ chức phát động toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng ấy đã được thực hiện ngay từ khi Đảng ra đời vào năm 1930 đến năm 1945, với những mốc son quan trọng, những sự kiện đánh dấu bước phát triển cách mạng cả về chất và lượng, tiêu biểu như:

Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra từ ngày 6 - 9/11/1940 tại làng Đình Bảng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh). Hội nghị đã nêu rõ: Cuộc chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng, đế quốc Pháp đã bại trận, phát xít Nhật thừa cơ mở rộng chiến tranh, giành lấy những thuộc địa của Pháp, Anh, Mỹ ở Viễn Đông. Hội nghị nhận định: Cuộc đế quốc chiến tranh này rất có thể chuyển biến thành cuộc chiến tranh giữa đế quốc với Liên Xô.

Hội nghị chỉ ra, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là đế quốc Pháp - Nhật, đồng thời quyết định hai vấn đề cấp thiết trước mắt: vấn đề thứ nhất, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, dùng hình thức vũ trang công tác, xây dựng cơ sở cách mạng, khi cần thiết thì chiến đấu chống địch khủng bố, tiến tới thành lập căn cứ du kích, lấy vùng Bắc Sơn, Võ Nhai làm trung tâm, do Trung ương trực tiếp chỉ đạo.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 diễn ra vào tháng 5/1941, quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Hội nghị chỉ rõ: phương pháp cách mạng là cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.

Tháng 10/1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Bác Hồ đã nhận định: Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng Minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh.

Người tiên đoán, phát xít Nhật, Đức, Ý bị quân Đồng minh đánh bại. Quân Đồng minh sẽ kéo vào Đông Dương, giải giáp vũ khí của quân Nhật. Ta phải tổng khởi nghĩa, giành chính quyền, ra mắt Chính phủ Lâm thời, Tuyên ngôn độc lập, trước khi quân Đồng Minh kéo vào nước ta. Những nhiệm vụ mới đặt ra phải làm nhanh là phát triển Đảng, mở rộng Mặt trận Việt Minh, rời căn cứ cách mạng từ Cao Bằng xuống Tuyên Quang, Thái Nguyên, chuẩn bị tiến về Hà Nội, chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân Việt Nam, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng (Chính phủ lâm thời cách mạng), cử ra Ủy ban Khởi nghĩa, lập Ủy ban Quân sự cách mạng, lập đội quân chủ lực cùng với quân địa phương, quân du kích, thời cơ đến, đồng loạt khởi nghĩa, giành chính quyền trên toàn quốc.

Cuối năm 1944, khi Hồng quân Liên Xô phản công phát xít Đức, Italia, giải phóng các nước Đông Âu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra nhận định: Bây giờ tình hình phát triển cách mạng hòa bình đã qua, nhưng thời kỳ khởi nghĩa toàn dân chưa đến. Cho nên nếu chỉ hoạt động trong vòng chính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào tiến tới, nhưng nếu phát động khởi nghĩa ngay thì sẽ bị quân địch làm cho nguy khốn. Đã đến lúc một cuộc đấu tranh phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự, nhưng lúc này chính trị vẫn trọng hơn quân sự, cần phải tiến hành hình thức đấu tranh thích hợp thì mới có thể đưa cách mạng tới thành công[2].

Ngay trong đêm ngày 9/3/1945, khi hay tin Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, sau đó họp tiếp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh), đã ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta vào ngày 12/3/1945. Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật, do đó phải thay đổi khẩu hiệu đánh đuổi Nhật, Pháp bằng khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Nhật chống lại chính quyền Nhật và chính phủ bù nhìn của bọn Việt gian thân Nhật.

Bản Chỉ thị cũng đã vạch rõ những điều kiện về cuộc khởi nghĩa Đông DươngPhát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình thị uy võ trang, du kích, đồng thời sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện. Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị là phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạp chủ động táo bạo.

Tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật, cứu quốc diễn ra mạnh mẽ, trước sự tiến công của Mặt trận Việt Minh, bộ máy chính quyền tay sai bị suy yếu, bất lực và đi đến tan rã từng bộ phận.

Đặc biệt là sau khi tin tức Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh lan truyền trong toàn quốc. Ngọn lửa yêu nước và cách mạng bốc cao chưa từng thấy trong các tầng lớp nhân dân. Chính quyền bù nhìn Bảo Đại - Trần Trọng Kim như dây leo giàn mục, chực đổ vì gió lớn vốn đã rệu rã, nay càng tê liệt. Từ ngày 8/8/1945, nội các Trần Trọng Kim đã tan rã do các bộ trưởng từ chức.

Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị toàn quốc (từ 13-15/8/1945) họp tại Tân Trào (Tuyên Quang), nhận định thời cơ đã đến, quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh vào. Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc để kịp thời chỉ đạo thống nhất phong trào khởi nghĩa các địa phương. Ủy ban Khởi nghĩa ra quân lệnh số 1: Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà... Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta.

Tiếp ngay sau đó, Đại hội Quốc dân cũng họp ở Tân Trào (ngày 16/8/1945), nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua một số chính sách quan trọng của Mặt trận Việt Minh.

Khắp nơi trên đất nước ta, những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang do Việt Minh tổ chức có tới hàng nghìn, hàng vạn người tham gia diễn ra liên tục trước mắt quân đội Nhật và chính quyền bù nhìn. Hàng triệu quần chúng sẵn sàng đứng lên tham gia, ủng hộ Việt Minh giành chính quyền. Các tầng lớp trung gian đã nhận rõ bộ mặt của phát xít Nhật và tay sai, ngả hẳn về với cách mạng. Chỉ trong vòng nửa tháng (từ 14 - 28/8/1945), cuộc Tổng khởi nghĩa thành công hoàn toàn.

Nhờ sự tính toán chuẩn bị kĩ lưỡng trước đó, mà sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã trở thành thời cơ có một không hai, là thời cơ mang tính quyết định của cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân, kết quả được xem là nhân chứng lịch sử hùng hồn nhất là mốc son lịch sử mang tên Cách mạng Tháng Tám, cuộc cách mạng đem lại độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam.

Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM

------------

[1] https://vovworld.vn/vi-VN/xa-hoi-doi-song/bi-mat-chieu-thu-cua-nhat-hoang-chap-nhan-dau-hang-trong-the-chien-2-891719.vov

[2] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 4, tr. 4.